Thương lục và nhân sâm

Thương lục và nhân sâm

Nhiều người khi ở phòng khám của mình sau khi thấy trên bàn hốt thuốc của mình có chai rượu nhân sâm liền hỏi thầy mua sâm không. Mình mới hỏi có phải sâm có quả màu đỏ tía hay tím đen phải không ? Mọi người đều trả lời đúng vậy loại này rất dễ trồng, mau lớn, chừng 6 tháng là có củ…

Thuong luc va nhan sam
Nhân sâm - Hình minh họa

Sự thật đó chính là cây thương lục, xuất xứ ở Bắc Mỹ, được thuần hóa ở Châu Âu và nhiều nước khác, trong đó có nước ta. Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi cây thương lục có: Tên khoa học Phytolaca esulenta Van Houtte. Thuộc họ thương lục (Phytolaccaceae)

- Mô tả cây:
Thương lục là loài cây thảo, sống lâu năm, cao khoảng 1m. Toàn thân cây nhẵn, không có lông, thân hình trụ tròn, hoặc hơi có cạnh, màu xanh lục, hoặc hơi pha màu đỏ tím.
Lá đơn nguyên, có cuống, mọc so le, phiến lá hình trứng tròn, đầu nhọn, mép lá nguyên, 2 mặt lá nhắn, dài 10 – 38cm, rộng 13 – 14 cm
Thuong luc va nhan sam
Cây thương lục mới trồng
Cụm hoa hình chùm, dài 15 - 20cm, gồm nhiều hoa mẫu 5, màu trắng
Quả mọng, hình cầu dẹt có 8 – 10 múi, với vòi nhụy tồn tại, khi chín có màu đỏ tía hay tím đen
Mùa hoa tháng 5 đến tháng; mùa quả chín từ tháng 8 đến tháng 10
Thuong luc va nhan sam
Cây thương lục đã ra hoa và trái


- Công dụng và liều dùng: 
Thương lục là một vị thuốc được dùng từ lâu đời trong yhct phương đông. Người ta thấy vị thương lục được ghi chép dùng làm thuốc đầu tiên trong bộ sách “ Thần nông bản thảo” biên soạn vào năm 200 sau Công nguyên, nhưng được xếp vào loại hạ phẩm nghĩa là có tác dụng nhưng có độc tính
Theo tài liệu cổ thì vị thương lục có vị đắng, tính lạnh, có độc, vào thận kinh có tác dụng đại tả thủy ẩm ở phủ tạng, chuyên lợi tiêu tiện, dùng chữa những trường hợp tà khí ở trong bụng, thủy thũng, thủy khí, dầy da bụng. Trong trường hợp tỳ hư mà sinh thấp thũng và phụ nữ có thai thì cấm dùng
Hiện nay người ta thường dùng vị thương lục để chữa những trường hợp phù nề, ngực bụng đầy trướng, cổ đau, khó thở. Ngày dùng 3 – 4g dưới dạng thuốc sắc, dùng 1 vị hay phối hợp nhiều vị khác
Dùng ngoài đắp lên những mụn nhọt sưng đau, không kể liều lượng

- Đơn thuốc có vị thương lục:
- Chữa chứng trong bụng có hòn cứng, đau đớn: lấy bông đắp lên bụng. Giã rễ thương lục tươi, vắt lấy nước tẩm vào bông hễ thấy lạnh lại thay. Đắp liên tiếp cho đến khi khỏi
– Chữa chứng đau cổ họng: dùng rễ thương lục nướng nóng, bọc vải chườm vào cổ.
– Bệnh mủ da, mụn nhọt, đầu đinh: thương lục 15 g, bồ công anh 60 g, nấu nước rửa.

- Dễ nhầm lẫn, tuyệt đối không tự ý dùng:
Gần đây tại một vài nơi người ta thấy rễ cây hình củ hơi giống người cho nên có người sử dụng làm thuốc bổ với tên “sâm cao ly”. Sự thật rễ cây này phải sử dụng hết sức thận trọng vì có chất độc. Có người muốn cho mùi vị rễ giống mùi vị vị nhân sâm nên ngâm rễ vào rượu 40 độ có pha mật ong. Thậm chí làm nhân sâm giả và “hét giá” lên ngút trời
Đã có nhiều người người ở Nghệ An, TP Pleiku (Gia Lai) đã uống rượu ngâm thương lục đều rơi vào trạng thái buốt đầu, đau bụng, nôn mửa, đi ngoài liên tục, chân tay co quắp...May mắn do đến viện kịp thời nên tất cả được hồi phục sau khi nhập viện ít ngày.

- Cách phân biệt thương lục và nhân sâm:
Trong khi nhân sâm được xem là loại “thượng phẩm” bồi bổ sức khỏe cực kì tốt, thì thương lục lại được mệnh danh là “hạ phẩm” rất dễ gây ngộ độc. Với người không có kinh nghiệm, thoạt nhìn thương lục rất giống củ nhân sâm.
Sau đây là cách phân biệt theo thiển ý của tôi: Kết hợp với sự nhận biết qua mắt thường, bạn nên mếm để phân biệt mùi vị từng loại
Thuong luc va nhan sam
Cách phân biệt củ thương lục và nhân sâm
Nhân sâm:
Thân và củ có hình dáng rất giống người rõ ràng
Phần rễ chỉ bám vào chân củ chứ không bám nhiều vào thân củ
Sâm có mùi thơm nức đặc trưng, khi cắt lát có nhiều vân
Rễ của củ nhân sâm thường tập trung một chỗ, phần đốt củ nhân sâm rõ ràng
Thương lục:
Củ này có hình trụ, phía trên bề mặt ráp, có màu nâu đen hoặc nâu vàng
Củ bẻ khó gãy. Mặt cắt lát không phẳng, có mùi tanh, vị đắng và cay chua
Rễ của củ thương lục phân bố đều, phần đốt củ thương lục rối rắm

Hy vọng với các thông tin trên đây, các quý khách hàng sẽ tự trang bị thêm cho mình một số kiến thức nhất định về loại cây này, biết phân biệt được đâu là nhân sâm thật đâu là nhân sâm giả (củ thượng lục) để không bị ngộ độc như báo chí đã nên qua, thậm chí không mua nhầm nhân sâm giả.

Bản quyền bài viết thuộc về tác giả Dương Anh Khải. Mọi sao chép phải ghi rõ nguồn và dẫn link gốc

Bệnh chứng thuốc

Hải thượng lãn ông

Tin tức

Chẩn pháp

Âm dương ngũ hành

Châm cứu

Dưỡng sinh

 

0905 136463

Chào bạn, bạn cần hổ trợ gì