Ích tỳ gia chi phẩm, tư thận thủy chi dược

Ích tỳ gia chi phẩm, tư thận thủy chi dược, đầu chi hợp nghi, phương năng thủ hiệu
Bổ tinh huyết chi linh, ích tinh huyết chi sứ, dụng chi đắc pháp, phương năng kiến công

ich-ty-gia-chi-pham-tu-than-thuy-chi-duoc
Ích tỳ gia chi phẩm, tư thận thủy chi dược - Hình minh họa
Dịch nghĩa
Thuốc bổ tỳ kết hợp với loại thuốc tư thận yêu cầu phải hợp thời, mới hiệu nghiệm
Thuốc bổ tinh sử dụng kèm với loại thuốc ích tinh, gia giảm cho đúng phép, hợp quân thần có thể lập công

Bài giải
Những vị thuốc bổ tỳ như:
Bạch truật có công làm táo thấp, khỏe tỳ, ăn mạnh là loại thuốc tuấn bổ trung tiêu.
Nhân sâm đại bổ cho khí nguyên dương, làm cho tỳ vị dễ thu nạp và vận hóa.
Phục linh thẩm thấp, tỳ nhờ đó làm khô ráo mà trở nên vận hóa mạnh
Chích thảo điều hòa trung tiêu, làm ấm trung tiêu và làm cho mạnh tỳ, đồng thời có thể lưu giữ các thuốc ở lại giúp tỳ.
Thương truật tính mạnh nên sử dụng cho chứng tỳ kinh bị thấp trệ.
Trần bì (để nguyên cả mảng trắng trong vỏ) hành khí trệ ở tỳ, đế cho tỳ vận chuyển mạnh.
Sơn dược tính hòa hoàn có thể giúp sức cho tỳ, điều hòa trung tiêu đế chỉ tả, nhưng phải nên hấp trên nồi cơm rồi thái mỏng sao vàng mới đắc lực
Ý dĩ nhân có khả năng trừ thấp để làm mạnh tỳ
Quan quế làm ấm trung tiêu trừ bỏ chứng vị hàn, để giúp cho tỳ vận hóa mạnh
Bào khương (gừng khô sao cháy) làm ấm trung tiêu, trừ khí lạnh ngưng trệ.
Ổi khương (gừng tươi nướng chín) làm ấm trung tiêu chữa chứng vị hàn gây ra nôn mửa.
Sinh khương giúp vị khí, dùng trong các bài thuốc để vận chuyển đưa đẩy sức các vị thuốc khác
Sa nhân điều hòa trung tiêu, làm ấm tỳ vị, tiêu thức ăn cũ
Đinh hương làm ấm tỳ, trừ bỏ khí trệ, cầm chứng nôn mữa
Mộc hương làm mạnh tỳ khí và đẩy khí trệ, nhưng phải hấp lên trên cơm để khiến cho thuốc mau nhập tỳ
Biển đậu giúp sức cho tỳ khí, điều hòa trung tiêu để chỉ tả
Nhục đậu khấu bổ khí trung tiêu, làm thuốc khai vị, mạnh tỳ, chỉ tả rất hay
Thảo đậu khấu ấm trung tiêu, làm cho ăn khỏe, khỏi nôn mửa
Sơn tra tiêu các chất tích trệ của thịt và trái cây
Mạch nha, thần khúc tiêu tích trệ của chất bột gạo
Hồ tiêu trừ chứng vị hàn và làm tiêu các thức ăn
Bạch đậu khấu giúp sức cho tỳ vị tiêu tích trệ
Ngoài bài TỨ QUÂN ra thì các vị trên đây cũng đều có khả năng giúp sức cho tỳ. Nhưng trong cái thích hợp cũng có chỗ không thích hợp.
Bởi vì cái khí thơm bốc đối với chứng thấp trệ ở tỳ kinh thì thích hợp để bồi đáp cho trung châu tăng thêm sức mạnh
Nhưng nếu gặp chứng vị hỏa bốc nóng, tỳ âm hư tổn thì cần phải dùng các loại như cao Bạch Truật, Thục Địa sao khô, Cao Ban Long, Bạch Thược tẩm nước tiểu trẻ em để nhuần tưới, thì mới có tác dụng bổ dưỡng.
Nếu chỉ dùng loài thuốc thơm ráo thì tân dịch bị cạn, vị quản bị khô, sẽ gây ra cái họa phiên vị, quan cách.

***

Những vị thuốc chuyên bổ thận như:
Thục địa chuyên bù đắp cho tinh tủy, nhuần tưới cho thận thủy, làm mạnh chân âm.
Sơn thù bổ thận, làm mạnh âm khí, kích thích dương sự, tăng thêm tinh, bền vững tủy, kiêm bổ tỳ âm
Câu kỷ nhuần tưới bổ ích cho tinh khí, cường âm khí, khỏe về dương sự
Nhục thung dung bổ mệnh môn hỏa, ích tinh, mạnh gân, chỉ chứng di tinh, đái ra máu
Nhục quế bổ tướng hỏa làm ấm lưng gối, đi kèm với Thục địa thì có khả năng dẫn hỏa quy nguyên, gọi là “thủy hỏa thần đơn”
Đại phụ tử đi kèm với Thục địa sẽ làm ấm khu vực mệnh môn để dẫn hỏa quy nguyên
Ngưu tất tư dương cho tinh huyết, tưới nhuận khỏi khô ráo, làm khỏe lưng gổi, dần các thuốc đi xuống trở vào thận được nhanh chóng
Đỗ trọng chữa chứng thận bị lạnh đau eo lưng, dùng sống thì vào thận rất nhanh, sao rượu thì sẽ đi khắp toàn thân để trị phong, sao với rượu và muối thì trị chứng gân lạnh và nóng âm ỉ trong xương
Phục linh đẩy trừ tà thủy ở trong thận, trị chứng đái dục đái rắt.
Phá cố chỉ bổ giúp cho thận tăng cường chức năng bế tàng
Mẫu đơn làm mát dịu cái Lôi hỏa của phương đông, để cho chân âm được êm dịu
Thố ty tử bổ ích cho dương của 2 kinh tỳ thận, lại bổ cho thận âm
Địa cốt bì dẫn vào thận để tả cái hỏa làm nóng xương
Hoàng bá tả hỏa ẩn nấp ở hạ tiêu
Huyền sâm tả hỏa vô căn ở trong thận
Ngô thù du ôn thận để trị chứng hàn ở hạ tiêu.
Các vị thuốc trên đều là chính dược để bổ thận, nhưng cũng phải tùy chứng mà lập phương. Nếu không xét kỷ về bệnh, cứ xem tất cả về dược tính ở trong mấy quyển bản thảo, thấy những vị thuốc nào có bổ cho tinh huyết đều “đại khái” mà dùng tất cả, sẽ đi đến những vị giả lai nhiều hơn những vị chính trong bài thuốc làm cho khách mạnh hơn chủ thì làm gì có công hiệu
Phàm những thứ dùng để bổ tinh huyết như Lộc Nhung, My giác giao, Tử hà xa, Nhũ phấn … đều là những thứ bởi tinh huyết sinh ra, nay dùng để bổ tinh huyết, thế là “đồng khí tương cầu” cho nên bổ tinh huyết, cố bản nguyên rất mạnh
Thế là thuốc hữu hình dùng vào việc hữu hình, chứ thảo mộc vô tình không thể theo kịp
Còn những vị thuốc dùng làm hướng đạo trong việc bổ khí huyết như:
ĐẠI PHỤ TỬ theo Nhân Sâm thì đuổi bắt cái nguyên dương bị thất tán ấy trở lại; là tá cho Bạch Truật thì cố trung khí, bổ tỳ thổ; làm sứ cho Hoàng Kỳ thì mau dẫn thuốc đến vệ phận, làm kín lông da mà ôn biểu; làm thần cho Thục Địa thì có công tới âm phận đè nén cái hỏa và giảm cái tính cường dương

NHỤC QUẾ ở vào Bát Vị Hoàn thì ôn mệnh môn hỏa, bổ long lôi hỏa để dẫn hỏa về nguồn; ở trong Tứ Vật Thang thì cổ võ (khua động) cái huyết hải ở mạch xung, mạch nhâm; ở vào Tứ Quân Thang thì ôn trung, ích khí, chỉ hư hỏa; đi với Bào Khương thì hay dẫn khí dược vào khí phận, huyết dược vào huyết phận
Nếu dùng thuốc mà không có vị tá sứ để dẫn thì cũng như hành binh mà không có người hướng đạo thì khó mà lẻn đi tập kích người ta được
Châu Ngọc Cách Ngôn - Hạ Thiên 15

Bệnh chứng thuốc

Hải thượng lãn ông

Tin tức

Chẩn pháp

Âm dương ngũ hành

Châm cứu

Dưỡng sinh

 

0905 136463

Chào bạn, bạn cần hổ trợ gì