XV. Mạch Xung

XV. MẠCH XUNG

(huyệt chung với các kinh chính)
A. Đường đi :
Bắt đầu từ bào cung (dạ con) chạy xuống dưới đến huyệt hội âm của mạch Nhâm. Từ đây, mạch Xung chia làm 2 nhánh:
-Nhánh sau: chạy đến mặt trong của cột sống.
-Nhánh trước: theo mạch Nhâm đến huyệt quan nguyên. Từ đây đến nối với huyệt hoành cốt (ngang trung cực, cách 1/2 thốn), chạy dọc theo kinh Thận đoạn ở bụng đến huyệt u môn (ngang cự khuyết, cách 1/2 thốn). Trên đoạn ở bụng này, mạch Xung có những nhánh nhỏ nối với kinh cân ở trường vị.
Đường kinh chạy tiếp tục lên trên theo kinh Thận đến huyệt du phủ. Trên đoạn đường ở ngực, mạch Xung lại cũng cho nhiều nhánh nối với các khoảng liên sườn. Đường kinh chạy tiếp tục lên hầu họng và nối với huyệt liêm tuyền của mạch Nhâm và sau đó lên mặt, vòng quanh môi.
Từ huyệt hoành cốt có nhánh đi xuống theo mặt trong đùi để đi chung với kinh Thận đến bắp chân, mắt cá trong. Trên đoạn này, mạch Xung có nhiều nhánh đến những vùng của chi dưới nhằm làm “ấm cho chân và cẳng chân”.
Cũng từ huyệt Hoành cốt, có 1 nhánh khác đến huyệt khí xung của kinh Vị, sau đó tiếp tục đi chéo xuống mặt sau cẳng chân và chấm dứt ở ngón chân cái. Thiên 62 sách Linh khu có ghi “...Khi xuống dưới chân, nó có 1 chi biệt đi lệch vào bên trong mắt cá, xuất ra trên mu bàn chân, nhập vào trong khoảng ngón chân cái, rót vào các lạc mạch, nhằm làm ấm cho chân và cẳng chân”

xv- mach-xung
XV. Mạch Xung - Đường đi

Mạch xung có tác dụng:
a. Là bể của 12 kinh mạch, quản lý khí huyết của các cơ quan nội tạng (Nội kinh viết: "Xung vi huyết hải").
b. Mạch xung cùng với mạch nhâm điều hành quá trình duy trì, phát triển thai, sản của phụ nữ.

B. Biểu hiện bệnh lý:
Kinh nguyệt không đều, khí hư, đái dầm, không sinh đẻ được, đái dầm, thoát vị, khí từ bụng dưới thông lên ngực làm đau vùng tim, tiểu tiện bí.

C. Trị các chứng bệnh:
Bụng, ngực đau cấp, suyễn. Các chứng của thiếu âm thận

D. Các huyệt của mạch xung:
Những huyệt mà mạch Xung mượn đường để đi: hội âm, âm giao (mạch Nhâm); khí xung (kinh Vị); hoành cốt, đại hách, khí huyệt, tứ mãn, trung chú, hoang du, thương khúc, thạch quan, âm đô, thông cốc, u môn (kinh Thận)

Bệnh chứng thuốc

Hải thượng lãn ông

Tin tức

Chẩn pháp

Âm dương ngũ hành

Châm cứu

Dưỡng sinh

 

0905 136463

Chào bạn, bạn cần hổ trợ gì