VIII. KINH TÚC THIẾU ÂM THẬN
(mỗi bên có 27 huyệt)
A. Đường đi:
Bắt đầu từ mặt dưới ngón chân út vào lòng bàn chân (dũng tuyền), đi dọc dưới xương thuyền phía trong bàn chân (nhiên cốc) đi sau mắt cá trong vòng xuống gót rồi ngược lên bắp chân, dọc bờ sau xương chày lên phía trong kheo chân (âm cốc), đi tiếp phía sau mặt trong đùi, vào cột sống (thuộc về Thận, liên lạc với Bàng quang)
Từ thận lên gan qua cơ hoành vào Phế, đi cạnh thanh quản, họng rồi vào cuống lưỡi
Ở bụng, đường kinh Thận chạy cách đường giữa 1/2 thốn, ở ngực chạy cách đường giữa 2 thốn và tận cùng ở dưới xương đòn (Du phủ)
- Phân nhánh:
Từ Phế ra, liên hệ với Tâm rồi phân bố ở ngực và tiếp nối với kinh Quyết âm ở tay
VIII. Kinh Túc Thiếu Âm Thận
|
B. Biểu hiện bệnh lý:
1. Kinh bị bệnh:
Mồm nóng, lưỡi khô, họng, thanh quản sưng, cột sống đau, mặt trong chân đau hoặc yếu lạnh, lòng bàn chân nóng
2. Tạng bị bệnh:
Phù thũng, đái không lợi, ho ra máu, muốn nằm, suyễn, mắt hoa, tim đập, da xạm, ỉa chảy lúc canh năm
C. Trị các chứng bệnh:
Ở hệ sinh dục, tiết niệu, ruột, họng, ngực
D. Các huyệt của kinh Thận:
1. Dũng tuyền 2. Nhiên cốc 3. Thái khê 4. Đại chung 5. Thủy tuyền 6. Chiếu hải 7. Phục lưu 8. Giao tín 9. Trúc tân 10. Âm cốc 11. Hoành cốt 12. Đại hách 13. Khí huyệt 14. Tứ mãn 15. Trung chú 16. Hoang du 17. Thương khúc 18. Thạch quan 19. Âm đô 20. Thông cốc 21. U môn 22. Bộ lang 23. Thần phong 24. Linh khu 25. Thần tàng 26. Hoắc trung 27. Du phủ
Bài Thơ Dễ Nhớ
Túc thiếu âm thận kinh 27
Dũng tuyền, nhiên cốc, thái khê (mạch)
Đại chung, thủy tuyền, chiếu hải (thông)
Phục lưu, giao tín (trạch) túc tân
Âm cốc (túc nội cốt tất hậu)
(Tẩu thượng) hoành cốt (giữ) đại hách
Khí huyệt, tứ mãn, trung chú, hoang
Thương khúc, thạch quan, âm đô (huyêt)
Thông cốc, u môn (phúc lưỡng bàn)
Bô lang, thần phong, (như thốn hung)
Linh khu (đồng dữ) thần tàng (huyệt)
(Liên tiếp) hoắc trung, du phủ (toàn)