Hoàng Đế nói:

Âm Dương là đạo của trời đất, là giường mối của muôn vật, là cha mẹ của sự biến hóa, là gốc ngọn của sự sinh sái, là cái kho chứa mọi sự thần minh Trị bệnh phải tìm tới gốc

9 dạng thể chất:

Thể chất mỗi người khác nhau dẫn đến tình trạng bệnh khác nhau, mỗi loại thể chất khác nhau, phương pháp phòng bệnh dưỡng sinh cũng khác nhau, nó cũng góp phần giúp thầy thuốc nhận định được thiên hướng gây bệnh nào đó trong các yếu tố gây bệnh của YHCT

Đại Y Thiền Sư Tuệ Tĩnh: "Nam dược trị nam nhân"

Ông nhấn mạnh tác dụng việc rèn luyện thân thể và sinh hoạt điều độ. Ông nêu phương pháp dưỡng sinh tóm tắt trong 14 chữ: "Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần - Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình"

Hải Thượng Lãn Ông:

“Suy nghĩ thật sâu xa tôi hiểu rằng thầy thuốc là bảo vệ sinh mạng cho con người, sống chết một tay mình nắm, hoạ phúc một tay mình giữ. Thế thì đâu có thể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành vi không thận trọng mà dám liều lĩnh học đòi cái nghề cao quý đó chăng”

Hải Thượng Lãn Ông:

"Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình không nên cầu lợi kể công...”

Ngạn ngữ có câu:

“Cho thuốc không bằng cho phương”, vì thuốc chỉ cứu được một người, cho phương thì giúp đỡ người ta vô tận. Nhưng nghĩ cho kỹ, nếu trong phương có một vị không đúng thì hàng trăm nhà chịu tai hại. Huống chi viết lên sách, mỗi lời nói đều thành khuôn phép nhất định khó mà thay đổi được, nhỡ trong câu có điều sai lầm thì tai hại còn lớn hơn những bài thuốc nhiều

Hoa hòe

HOA HÒE

Tên khoa học: Styphnolobium japonicum (L.) Schott

Hoa hòe là hoa chưa nở phơi hay sấy khô của cây Hòe Sophora Japonica L. thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papitionaceae)

Tên khác: Hòe mễ, Hòe hoa mễ, Hòe nhị.

hoa-hoe
Hoa hòe
Hòe hoa vị khổ 
Trĩ lậu tràng phong 
Đại tràng nhiệt lỵ 
Cánh sát hồi trùng 
Mô tả
Hoa hòe là cây gỗ, to, cao có thể đến 15m, thân thẳng có chỏm lá tròn. Cành cong queo. Lá kép lông chim lẻ, có 9-13 lá chét hình trứng, đỉnh nhọn, nguyên dài 3cm rộng 1,5-2,5cm. Cụm hoa hình chuỳ ở đầu cành. Tràng hoa hình bướm màu trắng ngà. Quả loại đậu không mở, dày và thắt nhỏ lại ở giữa các hạt.

Bộ phận dùng:
- Nụ hoa phơi hay sấy khô (Hoè hoa – Flos Styphnolobium japonici = Flos Sophorae japonicae).

- Quả hoè (Hoè giác – Fructus Sophorae japonicae).

hoa-hoe
Vị thuốc Hoa hòe
Tính vị quy kinh: 
Vị đắng tính bình không độc, vào kinh Đại trường, Phế, Can.

Công năng chủ trị: 
Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ huyết, sát cam trùng. Chủ trị các loại trĩ, đại tiện ra máu, chảy máu cam, ho khạc ra máu, viêm võng mạc, mắt đỏ, trường phong hạ huyết, tiểu ra máu, xích bạch lỵ, can nhiệt mắt đỏ, đầu căng đau, chóng mặt, mất ngủ, cao huyết áp.

Liều dùng và chú ý:
- Uống cho vào thuốc thang: 10 - 15g, tán bột mịn uống có thể giảm liều.

- Dùng ngoài lượng không hạn chế.

- Thận trọng đối với bệnh nhân hư hàn và phụ nữ có thai.

- Trường hợp trị cao huyết áp nên dùng Hoa hòe sống. Trường hợp cầm máu nên dùng sao thành than.

Bảo quản: 
Để nơi khô mát, tránh ẩm, mốc, mọt.

Thành phần chủ yếu:
Rutin, Betulin, Sophoradiol, Glucuronic acid.

Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền: Thuốc có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, thanh can tả hỏa.

Chủ trị các chứng: tiện huyết, trĩ huyết, niệu huyết, lạc huyết, nục huyết, can nhiệt mắt đỏ, đầu căng đau, chóng mặt.

Trích đoạn Y văn cổ:
• Sách Nhật hoa tử bản thảo: " trị 5 loại trĩ, tâm thống, mắt đỏ, trừ sán lãi, nhiệt trong bụng, trị phong ở da, trị phong ngoài da, trường phong tả huyết, xích bạch lị."

• Sách Bản thảo cương mục: " sao thơm nhai nhiều trị mất giọng và hầu tý (đau họng) trị được nục huyết, thổ huyết, băng trưng lậu hạ."

• Sách Cảnh nhạc toàn thư: " bì phu phong nhiệt, lương đại tràng, sát cam trùng, trị ung thư, sang độc", " âm sang thấp ngứa, trĩ lậu, trị dương mai ác sang, hạ cam phục độc."

hoa-hoe
Vị thuốc Hoa hòe
B. Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
1. Tác dụng cầm máu: Hoa hòe có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu, sao thành than tác dụng càng tăng.

2. Tác dụng với mao mạch: giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và làm tăng độ bền của thành mao mạch.

3. Tác dụng của thuốc đối với hệ tim mạch: chích tĩnh mạch chó được gây mê dịch Hoa hòe, huyết áp hạ rõ rệt. Thuốc có tác dụng hưng phấn nhẹ đối với tim cô lập ếch và làm trở ngại hệ thống truyền đạo. Glucozit vỏ hòe có tác dụng làm tăng lực co bóp của tim cô lập và tim tại thể của ếch. Hòe bì tố cótác dụng làm giãn động mạch vành.

4. Tác dụng hạ mỡ trong máu: Hòe bì tố có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu của gan và ở cửa động mạch. Đối với xơ mỡ động mạch thực nghiệm, thuốc có tác dụng phòng trị.

5. Tác dụng chống viêm: đối với viêm khớp thực nghiệm của chuột lớn và chuột nhắt, thuốc có tác dụng kháng viêm.

6. Tác dụng chống co thắt và chống lóet: Hòe bì tố có tác dụng giảm trương lực cơ trơn của đại tràng và phế quản. Tác dụng chống co thắt của Hòe bì tố gấp 5 lần của Rutin. Rutin có tác dụng làm giảm vận động bao tử của chuột lớn, làm giảm bớt rõ rệt só ổ lóet của bao tử do thắt môn vị của chuột.

7. Tác dụng chống phóng xạ: Rutin làm giảm bớt tỷ lệ tử vong của chuột nhắt do chất phóng xạ với liều chí tử.

8. Rutin có tác dụng phòng ngừa tổn thương do đông lạnh thực nghiệm: đối với tổn thương độ 3 càng rõ, đối với độ 1 và 2 cũng có tác dụng.

9. Tác dụng chống tiêu chảy: nước Hoa hòe bơm vào ruột của thỏ kích thích niêm mạc ruột sinh chất tiết dịch có tác dụng làm giảm tiêu chảy.

Ứng dụng lâm sàng:
1. Dùng làm thuốc lương huyết chỉ huyết: Trong các chứng tiêu ra máu, trĩ ra máu, huyết lị, băng lậu, niệu huyết, dùng bài:

- Hoa hòe 12g, Bách thảo sương (nhọ nồi) 4g, tán bột mịn uống với nước sắc rễ tranh. Trị nôn ra máu.

- Viên hoa hòe: Bột hoa hòe làm thành viên 0,07g, ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 - 4 viên, ngoài chỉ định các chứng có xuất huyết, sách Dược liệu còn ghi: " chữa đau mắt, đái tháo đường, phòng và chữa mao mạch dễ vỡ, huyết áp cao, xơ cứng động mạch. Có thể kết hợp uống với viên cỏ nhọ nồi, sinh tố C."

2. Trị Huyết áp cao: 
Hoa hòe, Hy thiêm thảo đều 20 - 40g sắc nước uống.

3. Trị bệnh Trĩ:
- Hoa hòe tán: Hoa hòe 12g, Trắc bá than 12g, Kinh giới 8g, Chỉ xác 12g tán bột mịn uống với nước sôi nguội hoặc làm thang uống.

- Hoa hòe tiêu trĩ thang: Hoa hòe, Hòe giác, Hoạt thạch đều 15g, Sinh địa, Ngân hoa, Đương qui đều 12g, Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm đều 10g, Thăng ma, Sài hồ, Chỉ xác đều 6g, Cam thảo 3g, tùy chứng gia giảm ngày 1 thang.

5. Trị vảy nến: 
Hoa hòe sao vàng tán bột mịn, luyện mật làm hoàn mỗi lần uống 3g, ngày 2 lần, dùng nước sôi để nguội uống sau bữa cơm.

6. Trị mụn nhọt mùa hè: 
Hoa hòe khô 30 - 60g cho nước 1500ml sắc lấy nước, lấy bông thấm nước rửa tại chỗ, nước có thể hâm nóng mỗi ngày rửa 2 - 3 lần, bã thuốc đắp vào chỗ đau.

7. Trị chứng can nhiệt: 
Mắt đỏ, đầu căng đau, chóng mặt ... thuốc có tác dụng thanh can nhiệt, nấu uống như nước trà có thể phối hợp thêm Cúc hoa, Hạ khô thảo.

PHỤ LỤC: HÒE GIÁC
Hòe giác là quả của cây Hòe, vị đắng tính hàn, qui kinh vào Can và Đại tràng. Tác dụng cũng như Hoa hòe nhưng tác dụng cầm máu kém hơn và tác dụng thanh nhiệt mạnh hơn, có tác dụng nhuận tràng. Tính dược của Hoè giác âm hàn, trầm giáng dùng trị trĩ ra máu, tiểu ra máu.

Dùng trị trị trĩ ra máu đau sưng có thể phối hợp với Địa du, Hoàng cầm, Đương qui.

Trường hợp trị huyết áp cao có thể phối hợp với Hoàng cầm, Quyết minh tử, Hạ khô thảo.

Thăng dương ích vị thang

THĂNG DƯƠNG ÍCH VỊ THANG

Công thức:
Đảng sâm 5c, bạch truật 3c, hắc hoàng kỳ 4c, hồ hoàng liên 1c, bán hạ chế 3c, chích thảo 2c, trần bì 3c, phục linh 3c, trạch tả 2c, xuyên phòng phong 3c, khương hoạt 3c, độc hoạt 3c, sài hồ 3c, bạch thược 3c, khương 3l, táo 2 q

thang-duong-ich-vi-thang
Thăng dương ích vị thang - Hình ảnh chữ Hán
Cách dùng:
Sắc nước uống, uống 1 thang / ngày, uống lúc thuốc còn ấm, sau bữa ăn 30 phút, uống một liệu trình 10 ngày.
Nước nhất: 3 chén, sắc còn 3/4 chén. Nước nhì: 3 chén, sắc còn nữa chén. Nước nào uống nước đó, hoặc hòa chung 2 nước đã sắc chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.

thang-duong-ich-vi-thang
Thăng dương ích vị thang - Vị thuốc nhân sâm
Tác dụng:
Thăng dương khí, ích vị, trị tỳ vị suy nhược, ăn uống không ngon miệng, mình mẩy ê ẩm nặng nề, gai lạnh, khớp xương đau nhức, miệng đắng lưỡi khô, đại tiện không điều hòa, tiểu tiện thường xuyên.

thang-duong-ich-vi-thang
Thăng dương ích vị thang - Vị thuốc khương hoạt
Phân tích bài thuốc:
Bài này dựa trên bài LỤC QUÂN. Dùng để trợ dương, bổ tỳ và trừ đàm. Nhưng bài này lại trọng vị hoàng kỳ để bổ khí cố biểu là chính.
Sài, khương, độc: thăng dương khí trừ thấp trệ.
Trạch, linh: tả nhiệt tà, giáng trọc thủy.
Thược: liễm âm, ôn hoà khí huyết.
Liên: làm tá, chủ để giáng âm hoả.
Bài thuốc chú trọng chủ yếu ở tỳ vị và chủ thăng dương khí làm đầu, nên bài thuốc có tính thăng (dương), giáng (âm), bổ (tỳ), thấm (thấp). Trong bổ lại còn có tán, trong phát có ý liễm thâu.

Ghi chú: 
Còn gọi là Ích Vị Thang (Y Cấp).

Trích lục:
Xuất xứ: Nội ngoại thương biện hoặc luận. Tác Giả: Lý Đông Viên.

Chẩn pháp – Tố Vấn 09

CHẨN PHÁP – TỐ VẤN 09

Kinh văn:

Ngũ tạng giả trung chi thủ dã. Trung thịnh tạng mãn khí thịnh thương khủng giả, thanh như tùng thất trung ngôn, thị trung khí chi thấp dã. Ngôn nhi vi, chung nhật nãi phục ngôn giả, thử đoạt khí dã. Y bị bất liễm, ngôn ngữ thiện ác, bất tỵ thân sơ giả, thử thần minh chi loạn dã.

chan-phap-to-van-09
Chẩn pháp - Tố Vấn 09 - Ảnh chữ Hán
Dịch nghĩa:

Năm Tàng là cơ quan ẩn khuất ở bên trong, nhưng tiếng nói và sắc mặt, đôi phen vẫn phát hiện ra bên ngoài. Nếu trong bụng nhiều hơi thì có thể sinh ra hiện tượng trướng đầy, do thấp khí quá nhiều khiến cho cơ năng của thận bị tổn hại, khi ấy thủy thấp tràn ngập, tạo thành bệnh thũng, bệnh suyễn, từ đó nó ảnh hưởng đến âm ba bình thường nghe bệnh nhân nói văng vẳng như người ở trong nhà nói “vọng” ra đó là trung khí bị thấp khí xâm lấn. Nếu như tiếng nói của bệnh nhân thấp bé, giọng nói nhè nhẹ, nói vài tiếng cách quãng, lúc lâu rồi mới lại nói tiếp đó là mắc chứng đoạt khí (khí bị hao mất). Bệnh nhân tung bỏ chăn, lật bỏ áo, nói năng càn bậy, không kể gì người thân hay sơ... đó là thần minh (tức thần khí của 5 tàng) bị rối loạn.

Chẩn pháp – Tố Vấn 08

CHẨN PHÁP – TỐ VẤN 08

Kinh văn:

Xích sắc xuất lưỡng quyền, đại như mẫu chỉ giả, bệnh tuy tiểu dũ, tất thốt tử. Hắc sắc xuất vu đình, đại như mẫu chỉ, tất bất bệnh nhi thốt tử.

chan-phap-to-van-08
Chẩn pháp - Tố Vấn 08 - Ảnh chữ Hán
Dịch nghĩa:

Sắc đỏ xuất hiện nơi 2 gò má, to như ngón chân cái, dù bệnh có giảm đi nhưng vẫn chết đột ngột. Sắc đen thấy hiện tại thiên đình to bằng đầu ngón tay cái, tuy không rõ là bệnh tượng, nhưng rồi nhất định phát sinh chứng nguy hiểm, chết đột ngột.

Cam kỷ cúc hoa trà

CAM KỶ CÚC HOA TRÀ

Những ngày thời tiết thất thường là lúc bạn cần một tách trà ấm nóng để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể. Cùng tìm hiểu xem cam kỷ cúc hoa trà có tác dụng gì và cách làm thế nào để có tách trà với hương thơm tinh tế, nhẹ nhàng qua nội dung sau đây nhé.

Nguyên liệu:
Cam kỷ tử 10g, cúc hoa 5g, đại táo 3 quả.
cam-ky-cuc-hoa-tra
Cam kỷ cúc hoa trà
Cách dùng:
Cho vào ấm trà, dùng 300ml nước sôi hòa ngâm sau đó dùng, ngâm uống cho đến khi vị nhạt.

cam-ky-cuc-hoa-tra
Cam kỷ cúc hoa trà - Cam kỷ tử
Công năng:
Bổ thận sinh tinh, tán phong thanh nhiệt, khứ hoả, bình can sáng mắt, làm mắt có sức hấp dẫn hơn.

Phạm vi sử dụng:
- Giảm mệt mỏi cơ thể, “bổ thận sinh tinh, dưỡng can, minh mục, cứng gân cốt, khứ hư lao, dưỡng nhan sắc, trắng da”.

cam-ky-cuc-hoa-tra
Cam kỷ cúc hoa trà - Cúc hoa
- Giúp đầu óc tỉnh táo, hai mắt tinh tường, có tác dụng đặc biệt tốt với những người bị khô mắt do can hoả vượng, lao động thị lực quá nhiều; ngoài ra những người thường cảm thấy khó chịu ở mắt do làm việc văn phòng thường xuyên, uống Cam kỷ cúc hoa trà sẽ có nhiều lợi ích tốt. Mắt không bị khô nữa, không cận thị nữa, giống như người ta vẫn nói là sáng mắt chắc răng vậy.

Vì giá thấp và hiệu quả cao, nó thường được sử dụng như một loại thuốc chăm sóc sức khỏe.

Dâm dương hoắc

DÂM DƯƠNG HOẮC

Tên khoa học: Epimedium spp. - Berberidaceae

Mô tả: Dược liệu dùng là thân mang lá phơi khô của cây Dâm dương hoắc (Epimedum macranthum Merr. et Desne.) Họ Hoàng liên (Berberidaceae). Là một loại lá cây dê hay ăn để tăng dâm tính, vì vậy được gọi là Dâm Dương Hoắc.
dam-duong-hoac
Dâm dương hoắc
Dâm dương hoắc tân
Âm khởi dương hưng
Kiên cân ích cốt
Chí cường lực tăng

Giới thiệu: 
Cây thảo, cao khoảng 0.5 - 0.8m có hoa màu trắng, có cuống dài. Cây này có nhiều loài khác nhau đều được dùng làm thuốc.

+ Dâm dương hoắc lá to (Epimedium macranthum Morr et Decne): Cây dài khoảng 40cm, thân nhỏ, trong rỗng, lá mọc trên ngọn cây. Phần nhiều mỗi cây có 3 cành, mỗi cành mọc 3 lá. Lá hình tim, dạng trứng, dài 12cm, rộng 10cm, đầu nhọn, gốc lá hình tim, mép lá có răng cưa nhỏ nhọn như gai, mặt lá mầu xanh vàng nhẵn, mặt dưới mầu xanh xám, gân chính và gân nhỏ đều nổi hằn lên. Lá mỏng như giấy mà có tính co gĩan. Có mùi tanh, vị đắng.

+ Dâm dương hoắc lá hình tim (Epimedium brevicornu Maxim): Lá hình tim tròn, dài khoảng 5cm, rộng 6cm, đầu hơi nhọn. Phần còn lại giống như loại lá to.

+ Dâm dương hoắc lá mác (Epimedium sagittum (Sieb et Zucc.) Maxim): Lá hình trứng dai, dạng mũi tên, dài khoảng 14cm, rộng 5cm, đầu lá hơi nhọn như gai, gốc lá hình tên. Phần còn lại giống như loại lá to.

Thu hái, sơ chế: 
Chọn rễ lá hàng năm vào mùa hè (tháng 5) hoặc mùa thu. Cắt lấy thân lá, bỏ tạp chất, phơi khô. Dâm dương hoắc khô, loại bỏ tạp chất, tách riêng lấy lá, phun nước cho hơi mềm, thái thành sợi nhỏ, phơi khô.
dam-duong-hoac
Dâm dương hoắc
+ Chích Dâm dương hoắc: Lấy mỡ dê đun chảy thành mỡ nước, cho Dâm dương hoắc đã thái sợi vào, dùng lửa nhỏ sao đều đến khi sợi sáng bóng, lấy ra để nguội, cứ 100 kg Dâm dương hoắc dùng 20 kg nước mỡ dê.

Mô tả dược liệu: 
Dùng lá, rễ. Lá màu lục tro hoặc lục vàng, cứng giòn là tốt, loài ẩm mốc, đen, nát vụn là xấu.

Tính vị: 
Vị cay, ngọt, tính ôn.

Quy kinh: 
Vào kinh can và thận.

Tác dụng: 
Lợi tiểu tiện, ích khí lực, cường chí. Kiện cân cốt, tiêu loa lịch. Bổ yêu tất (bổ lưng, gối), cường tâm lực (làm mạnh tim). Bổ thận, tráng dương, khứ phong hàn thấp, bổ âm dương.

Chủ trị:
- Trị âm nuy tuyệt thương, trong âm hành đau (kinh trung thống) (Bản Kinh).

- Trị loa lịch, xích ung, hạ bộ lở loét (Biệt Lục).

- Trị lãnh phong, lao khí, nam giới tuyệt dương bất khởi, nữ tử tuyệt âm vô tử, gân cơ co rút, tay chân tê, người lớn tuổi bị choáng váng, trung niên hay bị quên (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

- Trị thiên phong (liệt nửa người), tay chân tê bại, tay chân không có cảm giác (Y Học Nhập Môn).

- Trị liệt dương, tiểu buốt, gân cơ co rút, liệt nửa người, lưng gối không có sức, phong thấp đau nhức, tay chân tê dại (Trung Dược Đại Từ Điển).

Liều lượng: 
Uống 4-12g. Có thể ngâm rượu, nấu thành cao hoặc làm thành hoàn. Bên ngoài có thể dùng sắc lên lấy nước rửa.

Kiêng kỵ: 
Bệnh sung huyết não và mất ngủ không nên dùng.

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy: 
Dâm dương hoắc có tác dụng tương tự như nội tiết tố sinh dục, làm tăng trọng lượng của thùy trước tuyến yên, tinh hoàn, buồng trứng và tử cung trên động vật thực nghiệm; kích thích quá trình bài tiết tinh dịch, nâng cao năng lực hoạt động của tinh hoàn, qua đó gián tiếp làm hưng phấn và tăng cường khả năng tình dục.
dam-duong-hoac
Dâm dương hoắc
Mặt khác, dâm dương hoắc còn có khả năng ức chế một số vi khuẩn như tụ cầu trắng, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, thậm chí cả trực khuẩn lao. Ngoài ra, vị thuốc này cũng có tác dụng giảm ho, trừ đờm, chống co thắt phế quản, làm hạ huyết áp và bảo hộ tế bào cơ tim trong điều kiện thiếu oxy nhờ khả năng làm tăng lưu lượng động mạch vành.

Y học hiện đại đã có những công trình nghiên cứu khả năng trị liệu của dâm dương hoắc đối với một số bệnh lý nội khoa như cơn đau thắt ngực do thiểu năng động mạch vành, suy nhược thần kinh, viêm phế quản mạn tính, viêm khớp trẻ em, thiểu năng sinh dục.

Đơn thuốc có dâm dương hoắc:
1. Bài thuốc bổ thận.
Dâm dương hoắc 20g, Thục địa 20g, Thỏ tỷ tử 20g, Hoài sơn 20g, Tiền mao 20g, 15g Tang thầm 20g, Tử hà xa 20g, 12g Sơn thù nhục 16g, thận dê 2 quả. 

Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi, nấu nhừ. Chia thành 2 phần, ăn hết trong ngày.

2. Bài thuốc chữa liệt dương, di tinh.
Câu kỷ 12g, Thỏ tỷ tử 12g, Nhục thung dung 12g, Dâm dương hoắc 12g, Đương quy 12g, Đỗ trọng 12g, Ba kích 16g, Cam thảo 4g, Đại táo 3q. 

Các vị thuốc trên cho vào ấm sắc lấy nước uống. Thực hiện liên tục trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả đáng kể.

3. Bài thuốc trị phong thấp.
Dâm dương hoắc 200g, rượu trắng ngon1 lít.

Dâm dương hoắc thái nhỏ, cho vào bình thủy tinh ngâm rượu trắng. Ngâm rượu trong 20 ngày là có thể dùng được. Liều lượng: Uống ngày 2 lần, mỗi lần 20ml. Duy trì đều đặn để có hiệu quả.

Thuật dưỡng sinh – tố vấn 12

THUẬT DƯỠNG SINH – TỐ VẤN 12

Kinh văn 12:

Thị cố thánh nhân bất trị dĩ bệnh, trị vi bệnh; bất trị dĩ loạn, trị vi loạn, thử chi vị dã. Phu bệnh dĩ thành nhi hậu dược chi, loạn dĩ thành nhi hậu trị chi, thí do khát nhi xuyên tĩnh, đấu nhi chú chùy, bất diệc vãn hồ?

thuat-duong-sinh-to-van-12
Thuật dưỡng sinh - Tố vấn 12 - Ảnh minh họa
Dịch nghĩa:

Các bậc thánh nhân thời thượng cổ không “trị : để ý, nghiên cứu” cái đã bệnh; mà lo “trị” cái chưa bệnh. Không “trị” cái đã loạn mà lo “trị” cái chưa loạn, đúng với ý nghĩa trên đã nói. Ôi ! Đợi khi bệnh đã thành rồi mới dùng thuốc, đợi khi loạn đã thành rồi mới trị loạn, cũng ví như đợi khát rồi mới đào giếng, đợi lúc đánh nhau rồi mới đúc binh khí, như vậy, cũng chẳng là muộn lắm sao?

Bệnh chứng thuốc

Hải thượng lãn ông

Tin tức

Chẩn pháp

Âm dương ngũ hành

Châm cứu

Dưỡng sinh

 

0905 136463

Chào bạn, bạn cần hổ trợ gì