HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG "PHÒNG BỆNH HƠN TRỊ BỆNH"

HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG "PHÒNG BỆNH HƠN TRỊ BỆNH"
Chân lý phòng bệnh hơn chữa bệnh mà các cổ nhân đều cho rằng ngăn ngừa bệnh là việc làm cần thiết và quan trọng hơn là để bệnh xảy ra rồi mới trị bệnh. Thực vậy, khi có dấu hiệu thì bệnh đã gây ra những rối loạn về tinh thần và tàn phá về thể chất của con người. Và dĩ nhiên khi bệnh đã xảy ra là phải chữa chạy, nếu không thì đời sống sẽ bị thu ngắn
Tuy nhiên, có một nghịch lý là nhiều người lại không biết làm cách nào để tránh xa chúng. Tình trạng phổ biến của người Việt là chỉ khi bệnh nặng xảy ra rồi mới nghĩ đến việc chạy chữa khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng
Trong khi đó, nhìn về quá khứ, y học cổ truyền của Việt Nam ta nói riêng và của thế giới nói chung đều đề cao việc ngăn ngừa bệnh hơn là để bệnh xảy ra rồi mới trị bệnh
Bà A ăn uống buông thả để đến nỗi ngày một mập phì, dư ký rồi bị bệnh tiểu đường. Đường huyết lên cao, gặm nhấm những mạch máu nhỏ của võng mạc, đưa tới thoái hóa thị lực. Đường huyết quá cao, làm suy nhược tế bào cấu tạo trái tim, tim bóp yếu, máu ra ít, thiếu chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Rồi lâu ngày bản thân trái tim cũng rối loạn trong nhịp đập. Lại còn suy thận, rối loạn cảm giác bàn chân, bàn tay
Ông B tiếp tục phì phèo khói thuốc lá cả hơn hai chục năm, rồi bị ung thư phổi. May mà phá hiện sớm, bệnh chỉ mới khoanh gọn một cục nhỏ, chưa kịp di căn, phẫu thuật cứu mạng. Nhưng một phần của lá phổi đã ra đi, nên sự hô hấp trở thành khó khăn, thay đổi thời tiết là khó thở, ho hen suyễn lên suyễn xuống. Bây giờ ngồi nghĩ lại thì bà A, ông B mới “giá mà, ví thử”. Giá mà mình bớt mồm bớt miệng, giữ gìn ăn uống, không mập phì. Ví như mình nghe lời bà xã can ngăn, không hút thuốc. Thì đâu bây giờ phải mang họa vào thân
Vì thế, phòng bệnh được coi như ưu tiên hơn chữa bệnh là vậy. Quan niệm phòng bệnh hơn chữa bệnh chẳng phải mới mẻ gì. Từ thuở xa xưa, các bà mụ của ta đã biết rửa tay sạch sẽ trước khi đỡ đẻ, đã hơ nóng dao kéo trong lửa trước khi cắt rún để mẹ con không bị uốn ván, nóng sốt …. Khoa học ngày nay đã hệ thống hóa và cổ võ, phổ biến sự phòng tránh bệnh khiến cho nhiều loại bệnh một thời tung hoành đều đã bị xóa sổ và một số bệnh khác cũng giảm tần số, nhờ đó tuổi thọ nâng cao

I. CÂU CHUYỆN CỔ TRUNG HOA VỀ “3 NGƯỜI THẦY THUỐC GIỎI”
Trong "Cổ thư" của Trung Hoa có ghi chép lại câu chuyện về một vị danh y nổi tiếng cả cuộc đời theo nghiệp y chữa bệnh cứu người và đào tạo nên những người thầy thuốc giỏi cả về y thuật và y đức
Lúc vị danh y này lâm trọng bệnh đã gọi học trò đến mà nói rằng: "Ta biết rồi đây ta sẽ phải xa các con, nhưng dù sao ta cũng thấy rất vui lòng vì ta đã để lại cho đời 3 thầy thuốc giỏi"
Nghe đến đây, học trò nào cũng hy vọng một trong 3 thầy thuốc giỏi đó sẽ là mình
Tuy nhiên, vị danh y nói tiếp: "Trong ba thầy thuốc ấy thì hay nhất là thầy sạch sẽ, thứ hai là thầy điều độ, và thứ ba nữa là thầy thể thao. Ta qua đời, các con cứ theo ba thầy ấy mà chữa cho mọi người thì thiên hạ sẽ tránh được nhiều bệnh tật"
Lời chỉ giáo của vị danh y này chính là chân lý phòng bệnh hơn chữa bệnh mà y học phương Đông đã theo đuổi từ ngàn đời nay
Phương châm phòng bệnh này dựa trên 3 yếu tố: Vệ sinh trong môi trường sống và ăn uống, điều độ trong sinh hoạt và chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe
Đông Y Tân Thành Đường
Trung Y

II. QUAN NIỆM PHÒNG BỆNH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
Đối với vấn đề sức khỏe, y học cổ truyền Việt Nam cũng đặc biệt chú trọng đến việc phòng chống bệnh tật hơn là chữa bệnh
Vào thế kỷ thứ 14 TUỆ TĨNH THIỀN SƯ được dân tộc Việt Nam tôn vinh là Y thánh. Cụ để lại hai bộ sách quý giá: Hồng Nghĩa Giá Tư Y Thư và Nam Dược Thần Hiệu. Ông nhấn mạnh tác dụng việc rèn luyện thân thể và sinh hoạt điều độ. Ông nêu phương pháp dưỡng sinh tóm tắt trong 14 chữ:
“Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”
Đông Y Tân Thành Đường
TUỆ TĨNH THIỀN SƯ

Vào thế kỷ thứ 18 HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG cũng chủ trương lấy phương pháp dưỡng sinh và vệ sinh làm nền tảng để chăm lo sức khỏe cho nhân dân
- Về vệ sinh:
“Chớ dùng nước ruộng nước ao,
Nước hồ nước vũng, nước nào cũng dơ.
Chỉ dùng nước giếng nước mưa,
Nước sông nước suối cũng chưa an toàn”
- Về ăn uống:
Vệ sinh ăn uống trước tiên
Khuyên ăn thanh đạm, khuyên kiêng đậm nồng
Thức ăn dùng phải có chừng.
Ăn nhiều tán khí, biết phòng mới hay
Các vị mặn, nồng, đắng, cay
Ăn nhiều sinh bệnh chẳng sai đâu mà
Đắng nhiều hại phế, khô da
Mặn nhiều tâm lạnh, máu đà phải ngưng
Quá chua can động rút gân
Qua cay chai thịt, môi quăn hại tỳ
Ngọt nhiều cũng chẳng ích gì
Tỳ chen thận yếu, xương tê, tóc cằn”.
“Vừa chừng gia vị thì nêm
Hễ người táo nhiệt chớ quên kiêng dùng”
“Muốn cho ngũ tạng được yên
Bớt ăn mấy miếng nhịn thèm hơn đau
Ăn no thì chớ gội đầu”
“Luận về trầu thuốc rượu chè
Từng dùng thiết đãi bạn bè vui thay”.
- Ông đả phá hút thuốc vì:
“Hút vào uất hoả hôi mồm
Họng khô, phổi ráo, tích đờm, sinh ho
Khí hao huyệt tụt chẳng ngờ
Ung thư, kết hạch, nguy cơ có ngày.
Hại nhiều lợi ít rõ thay”.
- Còn uống rượu thì sao?
Khi uống rượu:
“Rượu nồng tính nóng hơi cay
Dở chua, dở ngọt vị hay lạ thường.
Uống vào tai mặt đỏ bừng
Tâm thần rung động, bàng hoàng nói năng
Cường dương, trúng đởm chi bằng
Nhưng uống rượu nhiều khi có hại:
“Rượu say mê muội tinh thần
Khiến người làm bậy, làm càn hại thay...”
“Say nhiều nôn mửa, bỗng dưng mê trầm
Hơi men nung nấu can tâm
Đau đầu thở huyết, họng sưng, mắt mờ
Biến sinh cước khí, ung thư
Phế suy, tâm hoảng, gan khô, da vàng
Lâu ngày thấp nhiệt huân chung
Biết nên vị thống, trường phong gân mềm”
“Rượu làm khí lực hao mòn”. HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG  khuyên dùng rượu để sao tẩm thuốc, ngâm rượu thuốc,... Uống ít thì có thể tốt cho sức khoẻ nhưng uống nhiều sẽ rất có hại
- Về dưỡng sinh trong việc phòng chống bệnh tật:
“Nội thương bệnh chứng phát sinh
Thường do xúc động, thất tình gây nên….
Hằng ngày luyện khí chớ quên
Hít vào thanh khí, độc liền thở ra
Làm cho khí huyết điều hòa
Tinh thần giữ vững bệnh tà khó xâm
Lại cần tiết chế nói năng
Tránh làm quá sức dự phòng khí hao
Thức đêm lo nghĩ quá nhiều
Say mê sắc dục cũng đều hại tâm…
Nhìn xem thôn dã bao người
Làm ăn chất phác, chơi bời chẳng hay
Ngô khoai, rau cháo hằng ngày
Ấy mà khỏe mạnh hơn người cao lương
Rạng đông cày cuốc luyện mình
Đồng không hít thở, thân hình nở nang
Lo sầu vì bệnh giàu sang
Vui nghèo, khỏe mạnh, hiên ngang trong lòng.”
- Về tâm sinh lý con người cũng cần phải điều độ, thư thái vì:
Tức giận quá sẽ hạn can
Vui mừng quá hại tâm
Buồn lo quá hại phế
Kinh sợ quá hại thận
Suy nghĩ quá hại tỳ.
Với tấm lòng nhân ái, HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG luôn “Mong đời người không có bệnh”. Phòng bệnh có rất nhiều biện pháp, nhưng cái gần gũi là ăn uống và sinh hoạt thì lại ít được quan tâm
Đông Y Tân Thành Đường
HẢI THƯƠNG Y TÔN TÂM LĨNH

III. MỘT VÀI LỜI KHUYÊN CƠ BẢN
Chính vì vậy, phòng bệnh luôn được coi là hiệu quả, tiết kiệm và được ưu tiên hơn là chữa bệnh. Ngày nay việc phòng bệnh được các tổ chức y tế tuyên truyền và khuyến cáo khá nhiều. Dưới đây là 7 lời khuyên tốt cho sức khỏe và có tác dụng phòng bệnh
1. THỂ DỤC THỂ THAO
Bất cứ lời khuyên nào liên quan tới sức khỏe đều không thể bỏ qua tác dụng của thể dục thể thao. Thói quen này giúp cân bằng năng lượng trong cơ thể, tăng sức đề kháng và có tác dụng phòng ngừa hầu hết các bệnh.
Nhận thức được tác dụng to lớn của nó nhưng biến thành thói quen là việc không hề dễ khi mỗi ngày có vô vàn lý do xen ngang: công việc bận rộn, tiệc tùng, con cái… Đừng bỏ qua một phương thuốc rẻ tiền và có giá trị to lớn. Cũng không phải quá lo lắng vì có thể tận dụng bất cứ khoảng thời gian nào trong ngày hoặc ở bất cứ đâu tiện cho công việc của bạn: đi bộ buổi sáng, tham gia các câu lạc bộ hay đơn giản là đi bộ thay vì thang máy, lang thang trong khu mua sắm thay vì đi xem phim…
2. CHĂM LO SỨC KHỎE TINH THẦN
Vui vẻ là trạng thái tâm trạng mà chúng ta hoàn toàn có thể có được và nên có. Giữ cho mình trạng thái luôn vui vẻ đồng nghĩa với việc bạn khỏe mạnh hoặc cho dù có bị bệnh gì đi nữa thì khả năng khỏi bệnh cũng cao hơn rất nhiều.
Trên thực tế, việc phát sinh nhiều bệnh tật có liên quan đến trạng thái tinh thần của con người. Sự kích thích tinh thần hoặc tình cảm mạnh mẽ ảnh hưởng lớn đến chức năng sinh lý của cả cơ thể. Do đó, bạn phải tự điều chỉnh tâm trạng của mình, tránh những kích thích không tốt cho cơ thể. Bạn hãy cùng chia sẻ niềm vui cho mọi người, học cách tư duy nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực và cảm nhận những hạnh phúc mà cuộc sống mang lại cho mình
3. KHÔNG DÙNG QUÁ NHIỀU TIỆN ÍCH
Cuộc sống hiện đại, rất nhiều những tiện ích ra đời giúp tiết kiệm thời gian và sức lực: máy giặt, máy hút bụi, thang máy, điện thoại, máy tính… chúng trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho con người “lười” vận động, cùng với chế độ ăn ngày càng nhiều năng lượng, cơ thể trở thành cái “kho tích mỡ”, bị ảnh hưởng bởi sóng điện từ. Đó là nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh
Đừng quá phụ thuộc vào chúng, hãy chỉ sử dụng khi cần thiết. Giặt quần áo bằng tay có thể khiến bạn mệt trong chốc lát nhưng bù lại buổi tối bạn không phải thòm thèm nhìn món gà rán yêu thích
4. DINH DƯỠNG CÂN BẰNG HỢP LÝ
- Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm và đảm bảo đủ 4 nhóm: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng
- Phối hợp thức ăn nguồn đạm động vật và thực vật
- Ăn phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật hợp lý, nên ăn vừng lạc
- Nên sử dụng muối Iốt, không ăn mặn
- Cần ăn rau quả hàng ngày
- Đảm bảo an toàn vệ sinh trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm
- Uống đủ nước sạch hàng ngày
- Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bú mẹ đến 24 tháng
- Trẻ sau 6 tháng và người trưởng thành nên sử dụng sữa và các sản phẩm của sữa phù hợp với
- Tăng cường hoạt động thể lực, duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, nước có ga và ăn, uống đồ ngọt
5. TIÊM PHÒNG VẮC XIN
Tiêm chủng là quá trình cung cấp cho cơ thể, một chế phẩm sinh học, để đề phòng bị nhiễm bệnh. Tiêm chủng là một trong những phương pháp khoa học cũ nhất và được biết đến tốt nhất phòng chống. Vắc xin sởi, quai bị, viêm gan A, viêm gan B, thủy đậu, viêm màng não, viêm phổi và vi khuẩn Haemophilus influenzae đã chứng minh rằng "Phòng bệnh hơn chữa bệnh thực sự”. Tiêm chủng đã cứu rất nhiều người và đã loại trừ rất nhiều bệnh ở người trên toàn thế giới. Và dịch bệnh đã được suy giảm khi có vắc xin. Mục tiêu của WHO đã lên kế hoạch diệt trừ bệnh bại liệt trên toàn thế giới. Tiêm chủng cũng đang được phát triển của bệnh nan y khác nhau. Nếu chúng ta không được tiêm chủng đầy đủ thì mầm bệnh có cơ hội phát triển
6. KHÁM BỆNH THEO ĐỊNH KỲ
Việc theo dõi sức khỏe định kỳ thông qua việc khám bệnh và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc sẽ giúp phòng tránh hoặc phát hiện sớm các nguy cơ về bệnh tiểu đường, tim mạch….Điều này giúp bạn duy trì sức khỏe một cách ổn định, giảm thiểu thời gian chi phí điều trị nếu được phát hiện và chữa trị sớm
7. KHI SỬ DỤNG THUỐC: Nên thực hiện 4 đúng
- Đúng bệnh
- Đúng thuốc
- Đúng liều
- Đúng thời gian
Tóm lại, cùng với sự phát triển của xã hội là một sự thay đổi rất lớn về nhu cầu trong cuộc sống, từ “ăn no mặc ấm” sang “ăn ngon mặc đẹp”. Một chế độ dinh dưỡng tốt chỉ có thể có được nhờ một thực đơn cân bằng. Ăn đúng, ăn đủ là điều hết sức quan trọng. Chế độ ăn cân bằng bao gồm đa dạng các sản phẩm từ: lúa gạo, thịt cá và rau quả
Đông Y Tân Thành Đường
KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH

Hạn chế sử dụng đồ ăn liền, vừa thiếu dinh dưỡng vừa nhiều năng lượng dễ gây béo phì, tránh các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
Ngũ cốc, rau xanh và trái cây là những loại thực phẩm cơ bản cung cấp vitamin, khoáng chất và các loại carbohydrate (tinh bột và chất xơ) mà cơ thể cần. Chất béo, đặc biệt là chất béo no từ mỡ động vật, cholesterol, đường và muối, thực phẩm chế biến sẵn là những thứ nên tránh, những người có thể trạng khó hấp thu nên sử dụng thêm các sản phẩm bổ trợ
Chúng ta nên tránh ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít một loại thức ăn. Bởi bộ máy tiêu hóa của con người chỉ có thể tiêu hóa trong 24 giờ. Nếu chúng ta nạp quá nhiều một loại thức ăn chỉ lãng phí vì cơ thể không tiêu hóa được sẽ thải ra ngoài, đồng thời tích lũy và sản sinh nhiều khí độc làm chúng ta chướng bụng đầy hơi và có thể nhiễm khí độc, nhất là thức ăn nhiều dầu mỡ, bộ máy phải làm việc nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngược lại, nếu chúng ta ăn quá ít một thứcăn thì sẽ không đủ cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể làm chúng ta bị thiếu hụt dinh dưỡng dẫn tới bộ máy tiêu hóa phải lấy dưỡng chất dự trữ ở chính cơ thể mình (đây được gọi là tự ăn thịt mình) làm cơ thể chúng ta gầy đi đến giai đoạn nào đó cơ thể không đủ cung cấp dẫn đến cơ thể sẽ bị suy nhược, sức đề kháng bị giảm sút và lúc này là cơ hội cho bệnh tật phát triển. Vì cơ thể người không tự tổng hợp được một số loại axit amin mà phải lấy từ thức ăn nên phải ăn nhiều loại thức ăn khác nhau
Vì thế, chúng ta phải tổ chức ăn uống đúng đắn và triệt để là lập khẩu phần ăn uống phù hợp, đó là xây dựng khẩu phần ăn trên cơ sở tính toán hợp lý trong thành phần thức ăn đảm bảo số lượng, chất lượng các chất dinh dưỡng chứa trong các thức ăn ấy với điều kiện nhận đủ protid, lipit, gluxit, muối khoáng, vitamin và các vi lượng cần thiết
Xong việc cung cấp một nguồn dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng và hợp lý chưa đủ để đảm bảo cơ thể phát triển khỏe mạnh mà chúng ta cần phải chú ý các yếu như: tinh thần, thể dục thể thao, tiêm phòng vắc xin, khám bệnh theo định kỳ ….
Vì vậy, chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn tới sự chăm sóc cơ thể, dinh dưỡng và nguyên nhân cũng như sự phòng tránh bệnh tật của mình và đồng thời ý thức được ý nghĩa việc phòng bệnh là rất quan trọng, nó không chỉ mang lại cho con người có sức khỏe, vui tươi mà còn mang lại lợi ích nhiều hơn: Hạnh phúc, tiết kiệm về tài chính và kéo dài tuổi thọ

Bệnh chứng thuốc

Hải thượng lãn ông

Tin tức

Chẩn pháp

Âm dương ngũ hành

Châm cứu

Dưỡng sinh

 

0905 136463

Chào bạn, bạn cần hổ trợ gì