XIV. Mạch Nhâm

XIV. MẠCH NHÂM
(Có 24 huyệt)

A. Đường đi:
Bắt đầu từ vùng tầng sinh môn (hội âm) qua lông mu, đi vào trong bụng qua huyệt quan nguyên, theo đường giữa bụng ngực lên cằm vào mặt đến hàm dưới tại huyệt Thừa tương. Từ huyệt Thừa tương có những mạch vòng quanh môi, lợi rồi liên lạc với mạch Đốc tại huyệt Ngân giao. Cũng từ huyệt Thừa tương xuất phát 2 nhánh đi lên 2 bên đến huyệt Thừa khấp rối đi sâu vào trong mắt


xiv-mach-nham
XIV. Mạch Nhâm - Đường đi 

Mạch Nhâm có tác dụng:
Điều hòa âm của toàn thân (bể của các kinh âm)
Liên quan trực tiếp đến việc sinh đẻ

B. Biểu hiện bệnh lý:
Nam: thoát vị
Nữ: khí hư, bụng có u, không sinh đẻ được

C. Trị các chứng bệnh:
Ở hệ sinh dục tiết niệu, dạ dày, ngực, họng, thanh quản, trợ dương, bổ khí

D. Các huyệt của mạch Nhâm:
1. Hội âm 2. Khúc cốt 3. Trung cực 4. Quan nguyên 5. Thạch môn 6. Khí hải 7. Âm giao 8. Thần khuyết 9. Thủy phần 10. Hạ uyển 11. Kiến lý 12. Trung uyển 13. Thượng uyển 14. Cự khuyết 15. Cửu vĩ 16. Trung đình 17. Chiên trung 18. Ngọc đường 19.Tử cung 20. Hoa cái 21.Triền cơ 22. Thiên đột 23. Liêm tuyền 24. Thừa tương
Bài thơ dễ nhớ
Nhâm mạch 24 khởi hội âm
Khúc cốt, trung cực, quan nguyên (tam)
Thạch môn, khí hải, âm giao (nhứt)
Thần khuyết, thủy phần, hạ uyển (tư)
Kiến lý, trung, thượng uyển (ngũ liêu)
Cự khuyết (tâm mô cùng) cửu vĩ
Trung đình, chiên trung, ngọc đường (hiện)
Tử cung, hoa cái, triền cơ (yên)
Thiên đột (tại hầu) liêm tuyền (thượng)
(Tụ chí) thừa tương (thần hạ nguyên)

Bệnh chứng thuốc

Hải thượng lãn ông

Tin tức

Chẩn pháp

Âm dương ngũ hành

Châm cứu

Dưỡng sinh

 

0905 136463

Chào bạn, bạn cần hổ trợ gì