Bệnh chứng thuốc điều trị thất miên

BỆNH CHỨNG THUỐC ĐIỀU TRỊ THẤT MIÊN
(MẤT NGỦ)

Thất miên (mất ngủ) nguyên nhân là do tình chí thất thường, ăn uống thất thường, bệnh tật và lão hóa, bẩm sinh hư yếu, thiếu tự tin sợ sệt, dẫn đến tâm thần thất dưỡng hoặc thần chí bất an, từ đó thường xuyên dẫn đến không thể có được một giấc ngủ bình thường, được xem như là một loại chứng bệnh đặc trưng. Chủ yếu biểu hiện thời gian ngủ, giấc ngủ không đảm bảo được về thời lượng và chất lượng, giấc ngủ không sâu không đủ và không có khả năng loại bỏ được mệt mỏi, hồi phục thể lực và tinh thần, nhẹ thì khó vào giấc ngủ, hoặc ngủ không ngon giấc, lúc say lúc tỉnh, hoặc sau khi tỉnh không thể ngủ lại được, nặng thì suốt đêm không ngủ

Thất miên (mất ngủ) là 1 chứng bệnh thường gặp trên lâm sàng, tuy không thuộc bệnh tật nghiêm trọng, nhưng thường gây trở ngại cho cuộc sống, công việc, học tập và sức khỏe của mọi người, đồng thời có thể làm trầm trọng thêm hoặc gây ra tim đập nhanh, đau ngực, chóng mặt, nhức đầu, đột quỵ não và các bệnh khác. Chứng mất ngủ khó chữa, gây ra đau khổ lâu dài cho bệnh nhân, và thậm chí hình thành một sự phụ thuộc vào thuốc ngủ, sử dụng thuốc ngủ lâu dài có thể gây ra 1 loại bệnh tâm thần. Y học cổ truyền có thể cải thiện đáng kể tình trạng giấc ngủ bằng cách điều chỉnh chức năng của nội tạng, khí huyết, âm dương của cơ thể, không gây phụ thuộc vào thuốc và rối loạn tâm thần, do đó được khá phổ biến sử dụng

Thất miên ở “Nội kinh” được gọi là "Mắt không nhắm (mục bất minh)", "không buồn ngủ", "không thể nằm", cũng cho rằng nguyên nhân mất ngủ chủ yếu có 2 loại, một là ảnh hường của bệnh chứng khác, chẳng hạn như ho, nôn, đầy bụng, vv, khiến người bệnh không được nằm yên; hai là khí huyết âm dương thất hòa, khiến người bệnh không thể ngủ được, như “Tố vấn – Bệnh năng luận” viết: người vì sao nằm nhưng có thể không yên, tại sao ? ... Vì Tạng bị thương, tinh không thể dẫn đi, qui tụ cả vào Vị, nên không thể nằm yên ”. “Tố vấn – Nghịch điều luận” ghi nhận rằng “vị bất hòa tắc ngọa bất an” là chỉ “dương minh nghịch, không đi theo được đường chính của nó” “người bị nghịch Khí không thể nằm”, các y gia hậu thế cho rằng tỳ vị bất hòa, đàm thấp, thức ăn bị đình trệ, dẫn đến nằm ngủ không yên đều thuộc về điều này. “Nạn kinh” đề ra sớm nhất đây là bệnh danh “bất mị”, “Nạn kinh – nan 46” Cho rằng nguyên nhân người già nằm không ngủ say được là “khí huyết suy, cơ nhục không trơn hoạt, vinh vệ vận hành mất thường độ, cho nên ban ngày không tỉnh táo, ban đêm thì khó ngủ

Trong triều đại nhà Hán, Trương Trọng Cảnh “Thương Hàn Luận” và “Kim quỷ yếu lược” có ghi lại dùng Hoàng liên a giao thang cùng với Toan táo nhân thang trị liệu mất ngủ, cho đến nay vẫn có giá trị ứng dụng trên lâm sàng. “Cổ kim y thống đại toàn – bất đắc ngọa” nguyên nhân cơ chế của chứng mất ngủ được phân tích tỉ mỉ kỷ càng chi tiết, cùng với các biểu hiện lâm sàng và nguyên tắc điều trị được thảo luận chi tiết.
Trương Cảnh Nhạc “Cảnh Nhạc toàn thư – bất mị” tổng hợp toàn diện qui nạp và tổng kết nguyên nhân cơ chế cùng với phương pháp biện chứng điều trị của bệnh bất mị, “giấc ngủ vốn thuộc âm, do thần làm chủ, thần an thì ngủ được, thần bất an thì không ngủ được. Sở dĩ không an là do tà khí bị nhiễu loạn, dinh khí không đầy đủ”, còn cho rằng “uống trà đậm sẽ không ngủ được, tâm có sự lo lắng (có điều gì đó ở trong lòng) cũng không ngủ được, khiến tâm khí bị phạt”. “Cảnh Nhạc toàn thư – bất mị - luận trị” chỉ rằng: “không bị tà khí mà không ngủ được … nên dưỡng dinh khí là chính… tức là có chút đàm chút hỏa thì không nên phạt, chỉ nên bồi dưỡng khí huyết, khí huyết hồi phục thì bệnh tự lui, nếu bao đồng mà trị tạp bệnh, tức một ngày nóng bạo mười ngày giá rét, bệnh sẽ khó khỏi, dần dần nguyên thần kiệt quệ sẽ không cứu chữa thành công”; “do tà khí mà không ngủ được, khứ tà khí thì thần tự an”. “Y tông tất độc, bất đắc ngọa” tóm tắt nguyên nhân mất ngủ “khí thịnh, âm hư, đàm đọng, thủy ngưng tụ, vị bất hòa” 5 phương diện này. “Y hiệu bí truyền – bất đắc miên” Phân tích chứng mất ngủ sau khi bị bệnh là "đêm là âm làm chủ, âm khí thịnh mắt sẽ nhắm mà ngủ yên, nếu âm hư thì dương sẽ thắng, thì suốt đêm phiền nhiễu thì sẽ không ngủ được. Tâm tàng thần, sau khi đỗ mồ hôi tức dương khí hư, nên không ngủ được. Tâm chủ huyết, sau khi ỉa chảy tức âm khí nhược, nên không ngủ được, nóng sốt tà nhiệt, thần không ổn, nên không ngủ được. Sau khi bệnh mới khỏi, âm khí chưa hồi phục, nên không ngủ được. Nếu đỗ mồ hôi mũi khô mà không ngủ được, cũng là do tà ở biểu” Thất miên là không thể đạt được một giấc ngũ bình thường, là một loại chứng bệnh đặc trưng chủ yếu là do thiếu thời gian ngủ, giấc ngủ không sâu không đủ và không có khả năng loại bỏ được mệt mỏi, hồi phục thể lực và tinh thần. Nếu do bệnh tật ảnh hưởng đến mất ngủ, không thuộc phạm vi bài viết này. Y học phương Tây, chứng loạn thần kinh, tâm căn suy nhược, hội chứng mãn kinh khiến mất ngủ … các biểu hiện lâm sàng, hãy tham khảo nội dung của phần này để phân biệt sự khác biệt của hội chứng.
benh-chung-thuoc-dieu-tri-that-mien
Bệnh chứng thuốc điều trị thất miên (mất ngủ) - Hình minh họa

I. NGUYÊN NHÂN CƠ CHẾ

1. Tình chí bị tổn thương hoặc tình chí không được toại nguyện, can khí uất kết, can uất hóa hỏa, tà hỏa nhiễu động tâm thần, tâm thần không yên nên không ngủ được. Hoặc do tham vọng quá độ, tâm hỏa phát mạnh, tâm thần nhiễu động mà không ngủ được. Hoặc do suy nghĩ quá độ, làm tổn thương tâm tỳ, tâm huyết ám hao, thần chí không an, tỳ hư nguồn sinh hóa mệt mỏi, dinh huyết khuy hư, không thể phụng dưỡng tâm thần, tức “Loại Chứng Trị Tài – Bất Mị” viết: “Tư lự thương tỳ, tỳ huyết khuy tổn, kinh niên bất mị”

2. Ăn uống không tiết độ khiến tỳ vị bị tổn thương, thức ăn bị đình trệ, ủng tắc bên trong, vị khí thất hòa, dương khí phù vượt ra bên ngoài khiến nằm ngủ không yên, như “Trương Thị Y Thông – Bất Đắc Ngọa” viết rằng: “Mạch hoạt sác hữu lực không thể nằm yên, bên trong có đàm hỏa tích trệ, đây là vị bất hòa nên nằm không yên”. Hoặc do ăn quá nhiều cao lương mỹ vị, gây sinh đàm nhiệt, nhiễu động tâm thần mà không ngủ được. Hoặc do ăn uống không tiết độ, tỳ vị bị tổn thương, tỳ mất đi sự kiện vận, khí huyết sinh hóa bất túc, tâm huyết không đầy đủ, tâm mất đi sự điều dưỡng nên không ngủ được

3. Sau khi bị bệnh, tuổi già bệnh lâu ngày huyết hư, sau khi sinh bị thiếu máu, tuổi già huyết thiểu, dẫn đến tâm huyết không đầy đủ, mất đi sự nuôi dưỡng, khiến tâm thần không an nên không ngủ được. Chính như “Cảnh Nhạc Toàn Thư – Bất Mị” nói rằng: “không có tà khí mà ngủ không được, tất do dinh khí bất túc, dinh chủ huyết, huyết hư sẽ không dưỡng được tâm, tâm hư thì thần không được an”

4. Bẩm phú bất túc, tâm hư đảm khiếp thể chất âm thịnh, phòng lao qua độ, thận âm hao thương, không thể phụng dưỡng lên tâm hỏa, thủy hỏa không hòa, tâm hỏa độc kháng; hoặc can thận âm hư, can dương thiên kháng, hỏa thịnh thần động, tâm thận thất giao mà thần chí không yên. Như “Cảnh Nhạc Toàn Thư – Bất Mị” nói rằng: “chân âm tinh huyết bất túc, âm dương bất giao, nên thần chí bất an”. Cũng có nguyên nhân do tâm hư đảm khiếp, làm khiếp sợ, thần quỉ không yên, vì vậy đêm không thể ngủ hoặc ngủ mà không được lâu, như “Tạp Bệnh Nguyên Lưu Tê Chúc – Bất Mị Đa Mị Nguyên Lưu” nói rằng: “tâm đảm có nỗi sợ hải, tiếp xúc sự việc dễ bị sốc, giấc mơ chẳng lành, hư phiền không ngủ được”

Tóm lại, mặc dù nguyên nhân của chứng mất ngủ là rất nhiều, nhưng hầu hết nguyên nhân là do tình chí, chế độ ăn uống hoặc khí huyết khuy hư … bởi những nguyên nhân đó khiến khí huyết của tâm, can, đảm, tỳ, vị, thận mất sự điều hòa, âm dương thất điều, sinh bệnh cơ bản của nó là tâm huyết hư, đảm hư, tỳ hư, thận âm khuy hư dẫn đến tâm mất đi sự điều dưỡng cùng với tâm hỏa kháng thượng, can uất, đàm nhiệt, vị thất hòa giáng dẫn đến tâm thần bất an đó là 2 phương diện chính. Bệnh của nó nằm ở tâm, nhưng nó liên quan chặt chẽ với can đởm, tỳ, vị và thận. Thất miên hư chứng đa phần do tâm tỳ lưỡng hư, tâm hư đảm khiếp, âm hư hỏa vượng, dẫn đến tâm thần thất dưỡng. Thất miên thực chứng đa phần do tâm hỏa sí thịnh, can uất hóa hỏa, đàm nhiệt nội nhiễu, dẫn đến tâm thần bất an. Thất miên do bệnh lâu ngày có thể biểu hiện hư thực lẫn lộn, hoặc do ứ huyết, nên đời thanh Vương Thanh Nhậm dùng Huyết phủ trục ứ thang để trị liệu

II. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG:

Mất ngủ là chứng hậu đặc trưng bởi giấc ngủ không đảm bảo được về thời lượng và chất lượng, giấc ngủ không sâu không đủ và không có khả năng loại bỏ được mệt mỏi, hồi phục thể lực và tinh thần. Thời gian ngủ không đủ có thể được biểu hiện là khó ngủ, dễ thức giấc vào ban đêm và khó lại ngủ sau khi thức dậy, nghiêm trọng thậm chí suốt đêm không ngủ. Giấc ngủ không sâu không đủ thường biểu hiện thức dậy vào ban đêm, ngủ mà không say, hoặc ngủ thấy ác mộng. Do không đủ thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ không sâu, dẫn đến sau khi thức dậy không thể loại bỏ được mệt mỏi, biểu hiện như chóng mặt, đau đầu, tinh thần mệt mỏi không có sức lực, hồi hợp đánh trống ngực, hay quên lãng, thậm chí bồn chồn. Do đó, đánh giá lâm sàng về chứng mất ngủ không chỉ dựa trên thời gian và chất lượng giấc ngủ, mà quan trọng hơn là liệu nó có thể loại bỏ mệt mỏi và phục hồi sức mạnh thể chất và năng lượng hay không.

III. CHẨN ĐOÁN

1. Nhẹ thì khó vào giấc ngủ hoặc ngủ mà dễ thức giấc, sau khi thức giấc khó ngủ lại, liên tục 3 tuần trở lên, nặng thì suốt đêm không ngủ (mất ngủ trắng đêm, nằm trằn trọc không ngủ được)

2. Thường kèm theo đau đầu, chóng mặt, hồi hợp đánh trống ngực, hay quên, mệt mỏi không có sức, bồn chồn, hay mơ vv ...

3. Kiểm tra các xét nghiệm, chưa phát hiện trở ngại giấc ngủ do các khí chất

IV. BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ

A. BIỆN CHỨNG YẾU ĐIỂM

1. Biện về tạng phủ chủ yếu bệnh thất miên nó nằm ở tâm, do tâm thần thất dưỡng hoặc bất an, thần không giữ được mà mất ngủ, tuy nhiên nó có liên quan đến rối loạn chức năng âm dương khí huyết của can đởm, tỳ, vị và thận. Nếu cấp táo dị nộ mà mất ngủ , đa phần do can hỏa nội nhiễu; gặp việc dễ kinh sợ, ngủ hay mơ mộng dễ thức giấc, đa phần do tâm đảm khí hư; sắc mặt trắng bệch, tinh thần mệt mõi không có sức lực mà mất ngủ, đa phần do tỳ hư không vận hóa, tâm thần thất dưỡng; ợ hơi nuốt nước chua, quản phúc đầy trướng mà mất ngủ, đa phần do vị quản lưu giữ thức ăn không tiêu; lồng ngực buồn bực, đầu nặng mắt hoa, đa phần do đàm nhiệt nội nhiễu tâm thần; hồi hợp đánh trống ngực khó chịu, choáng váng hay quên mà mất ngủ, đa phần do âm hư hỏa vượng, tâm thận bất giao, tinh thần không yên

2. Phân biện về hư thực thất miên chứng, đa phần thuộc âm huyết bất túc, tâm mất đi sự điều dưỡng, đặc điểm lâm sàng là thể chất gầy yếu, sắc mặt không tươi, tinh thần mõi mệt lười biếng không muốn nói, hồi hợp đánh trống ngực hay quên, đa phần do tỳ mất đi sự vận hóa, can mất sự tàng huyết, thận mất đi sự tàng tinh mà dẫn đến. Thực chứng là do hỏa thịnh nhiễu tâm, đặc điểm lâm sàng tâm phiền dễ giận dữ, miệng đắng họng khô, tiện bí táo bón, đa phần do tâm hỏa kháng thịnh hoặc can uất hóa hỏa mà dẫn đến

B. NGUYÊN TẮC TRỊ LIỆU

Phương pháp trị liệu cơ bản dựa trên cơ sở hư bổ thực tả, điều chỉnh tạng phủ khí huyết âm dương lấy an thần định chí là gốc. Thực chứng nên tả những gì hữu dư, như sơ can giải uất, giáng hỏa trừ đàm, tiêu đạo hòa trung. Hư chứng nên bổ những chổ bất túc, như ích khí dưỡng huyết, kiện tỳ, bổ can, ích thận. Thực chứng lâu ngày, khí huyết hao thương, cũng nên chuyển qua điều trị như hư chứng. Hư thực lẫn lộn, trị nghi công bổ kiêm thi. Trên lâm sàng sử dụng cần kết hợp phép an thần định chí, phân biệt tuyển chọn các phép trị cụ thể như dưỡng huyết an thần, trấn kinh an thần, thanh tâm an thần, cũng chú ý phối hợp trị liệu tâm thần để loại bỏ căng thẳng lo lắng, duy trì một tinh thần tốt.

C. PHÂN CHỨNG LUẬN TRỊ

1. TÂM HỎA THIÊN KHÁNG

Chứng trạng: lòng buồn bực không ngủ được, bồn chồn không yên, chinh xung, miệng khô lưỡi ráo, tiểu ít nước tiểu đỏ, miệng lưỡi lở, lưỡi hồng nhọn, rêu lưỡi vàng, mạch tế sác
Pháp trị: thanh tâm tả hỏa, ninh tâm an thần
Phương dược: CHÂU SA AN THẦN HOÀN
Hoàng liên 6g; Chu sa 4g; Sinh địa 2g; Qui thân 2g; Chích thảo 2g
Các vị thuốc tán bột mịn, làm viên hoàn bằng hạt ngô, lấy chu sa làm áo, mỗi lần uống 4 – 8g x 2 - 3 lần / ngày. Uống với nước nóng
Nếu dùng thuốc thang sắc thì uống 1 thang / ngày, uống lúc thuốc còn ấm, sau bữa ăn 30 phút, uống một liệu trình 10 - 15 ngày
Nước nhất: 3 chén, sắc còn ¾ chén
Nước nhì: 3 chén, sắc còn nữa chén
Nước nào uống nước đó, hoặc hòa chung 2 nước đã sắc chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Trong phương châu sa tính hàn có thể thắng được nhiệt, trọng trấn an thần; hoàng liên thanh tâm tả hỏa trừ phiền; sinh địa đương quy tư âm dưỡng huyết, dưỡng âm để phối với dương. Có thể gia hoàng cầm, sơn chi, liên kiều, để tăng cường công năng thanh tâm tả hỏa. Phương này hoàn này nên đổi thành thuốc thang, dùng chu sa một ít sắc uống
Nếu trong ngực bực dọc, buồn nôn gia đậu khấu, trúc nhự để thông hỏa uất ở ngực; nếu tiện bí sưu xích, gia đại hoàng, đạm trúc diệp, hổ phách, để dẫn hỏa đi xuống, để an tâm thần

2. CAN UẤT HÓA HỎA

Chứng trạng: nóng giận hay cáu gắt, ngủ không được hay nằm mơ, thậm chí suốt đêm không ngủ, thường kèm đầu choáng căng tức, mắt đỏ tai ù, miệng khô đắng, tiện bí sưu xích, lưỡi hồng rêu vàng, mạch huyền mà sác
Pháp trị: thanh can tả hỏa, trấn tâm an thần
Phương dược: LONG ĐỞM TẢ CAN THANG
Long đởm thảo (rượu sao) 3c; Hoàng cầm 2c; Trạch tả 2c; Mộc thông 2c; Đương quy (rượu sao) 3c; Cam thảo 2c; Chi tử (rượu sao) 3c; Xa tiền tử 2c; Sài hồ 2c; Sinh địa hoàng 3c
Sắc uống ngày 1 thang, uống lúc thuốc còn ấm, sau bữa ăn 30 phút, uống một liệu trình 10 - 15 ngày
Nước nhất: 4 chén, sắc còn ¾ chén
Nước nhì: 3 chén, sắc còn nữa chén
Nước nào uống nước đó, hoặc hòa chung 2 nước đã sắc chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Có thể tán bột làm viên hoàn uống, hoặc trộn mật ong làm viên tể uống, mỗi lần uống 4 – 8g x 2 - 3 lần / ngày. Uống với nước nóng
Trong phương long đởm thảo, hoàng cầm, chi tử thanh can tả hỏa; mộc thông, xa tiên tử lợi tiểu thanh nhiệt; sài hồ sơ can giải uất; đương qui, sinh địa dưỡng huyết tư âm nhu can; cam thảo hòa trung. Có thể gia châu phục thần, sinh long cốt, sinh mẫu lệ trấn tâm an thần. Nếu ngực buồn bực sườn đầy, thở dài ngáp ngắn, gia hương phụ, uất kim để sơ can giải uất

3. ĐÀM NHIỆT NỘI NHIỄU

Chứng trạng: không ngủ được, ngực buồn bực khó chịu, buồn nôn, ợ hơi, thường kèm đầu nặng hoa mắt, miệng đắng, lưỡi hồng rêu vàng nhớt, mạch hoạt sác
Pháp trị: thanh hóa đàm nhiệt, hòa trung an thần
Hoàng liên 1c, bán hạ chế 2c; chích cam thảo 2c; phục linh 3c; trần bì 2c; sinh khương 7l, trúc nhự 2c, chỉ thực 3c, đại táo 5 quả
Sắc uống ngày 1 thang, uống lúc thuốc còn ấm, sau bữa ăn 30 phút, uống một liệu trình 10 - 15 ngày
Nước nhất: 3 chén, sắc còn ¾ chén
Nước nhì: 3 chén, sắc còn nữa chén
Nước nào uống nước đó, hoặc hòa chung 2 nước đã sắc chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Có thể tán bột làm viên hoàn uống, hoặc trộn mật ong làm viên tể uống, mỗi lần uống 4 – 8g x 2 - 3 lần / ngày. Uống với nước nóng
Trong phương bán hạ, trần bì, trúc nhự hóa đàm giáng nghịch; phục linh kiện tỳ hóa đàm; chỉ thực lý khí hòa vị giáng nghịch; hoàng liên thanh tâm tả hỏa
Nếu tâm quý đang phát, kinh sợ không an, gia trân châu mẫu, châu sa để trấn kinh an thần định chí
Nếu thực nhiệt ngoan đàm nội nhiễu, lâu ngày không ngủ được, hoặc suốt đêm không ngủ, đại tiện bí kết, có thể dùng Mông Thạch Cổn Đờm Hoàn để giáng hỏa tả nhiệt, trục đàm an thần

4. VỊ KHÍ THẤT HÒA

Chứng trạng: không ngủ được, quản phúc trướng đầy, ngực buồn bực ợ hơi, ợ chua, hoặc thấy nôn và buồn nôn, đại tiện không sảng khoái, rêu lưỡi nhớt, mạch hoạt
Pháp trị: hòa vị hóa trệ, ninh tâm an thần
Phương dược: BẢO HÒA HOÀN
Sơn tra 240g; Bạch linh 120g; Thần khúc 80g; Liên kiều 40g; Bán hạ 120g; Trần bì 40g; La bạc tử 40g
Các vị thuốc tán bột mịn, làm viên hoàn bằng hạt ngô, mỗi lần uống 4 – 8g x 2 - 3 lần / ngày. Uống với nước nóng
Nếu dùng thuốc thang sắc thì uống 1 thang / ngày, uống lúc thuốc còn ấm, sau bữa ăn 30 phút, uống một liệu trình 10 - 15 ngày
Nước nhất: 3 chén, sắc còn ¾ chén
Nước nhì: 3 chén, sắc còn nữa chén
Nước nào uống nước đó, hoặc hòa chung 2 nước đã sắc chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Trong phương sơn tra, thần khúc trợ tiêu hóa, tiêu thực trệ; bán hạ, trần bì, phục linh giáng nghịch hòa vị; lai bặc tử tiêu thực khơi thông sự trì trệ thức ăn; liên kiều tán thực trệ do uất nhiệt gây nên. Có thể gia viễn chí, bá tử nhân, dạ giao đằng để ninh tâm an thần

5. ÂM HƯ HỎA VƯỢNG

Chứng trạng: tâm phiền không ngủ được, tâm quý (hồi hợp đánh trống ngực loạn nhịp tim) không an, lưng đau gối mõi, kèm đầu choáng, tai ù, hay quên, di tinh, miệng khô tân dịch thiểu, ngũ tâm phiên nhiệt, lưỡi hồng ít rêu, mạch tế mà sác
Pháp trị: tư âm giáng hỏa, thanh tâm an thần
LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN
Thục địa 8c; Sơn thù 4c; Trạch tả 3c; Hoài sơn 4c; Phục linh 3c; Đơn bì 3c
HOÀNG LIÊN A GIAO THANG
Hoàng liên 2c, hoàng cầm 2c, a giao 3c, thược dược 3c, kê tử hoàng 2 cái
Sắc uống ngày 1 thang, uống lúc thuốc còn ấm, sau bữa ăn 30 phút, uống một liệu trình 10 - 15 ngày
Nước nhất: 4 chén, sắc còn ¾ chén
Nước nhì: 3 chén, sắc còn nữa chén
Nước nào uống nước đó, hoặc hòa chung 2 nước đã sắc chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Có thể tán bột làm viên hoàn uống, hoặc trộn mật ong làm viên tể uống, mỗi lần uống 4 – 8g x 2 - 3 lần / ngày. Uống với nước nóng để nguội
Lục vị địa hoàng hoàn tư bổ thận âm; hoàng liên hoàng cầm trực chiết tâm hỏa; thược dược, a giao, kê tử hoàng tư dưỡng âm huyết. Hai phương công lại tăng thêm hiệu quả tư âm giáng hỏa. Nếu tâm phiền tâm quý (loạn nhịp tim), mộng tinh thất tinh, có thể gia nhục quế để dẫn hỏa qui nguyên, cùng hoàng liên cộng dùng gọi là GIAO THÁI HOÀN để tâm thận thông giao, tắc tâm thần sẽ an

benh-chung-thuoc-dieu-tri-that-mien
Bệnh chứng thuốc điều trị thất miên (mất ngủ) - Thể bệnh và phương dược
6. TÂM TỲ LƯỠNG HƯ

Chứng trạng: mê mộng nhiều dễ thức giấc, tim đập mạnh và loạn nhịp không yên, lo sợ hoảng hốt, hay quên, tinh thần mệt mõi ăn ít, đầu choáng mắt hoa, kèm tứ chi mệt mõi lười biếng, sắc mặt trắng bệch, lưỡi nhạt rêu mỏng, mạch tế vô lực
Pháp trị: bổ ích tâm tỳ, dưỡng tâm an thần
Phương dược: QUI TỲ THANG
Nhân sâm 3c; Phục thần 3c; Toan táo nhân sao 3c; Viễn chí 3c; Hoàng kỳ 3c; Mộc hương 1c; Bạch truật 3c; Long nhãn nhục 3c; Đương qui 3c; Chích thảo 2c; Sinh khương 3 lát; Đại táo 2 quả
Sắc uống ngày 1 thang, uống lúc thuốc còn ấm, sau bữa ăn 30 phút, uống một liệu trình 10 - 15 ngày
Nước nhất: 4 chén, sắc còn ¾ chén
Nước nhì: 3 chén, sắc còn nữa chén
Nước nào uống nước đó, hoặc hòa chung 2 nước đã sắc chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Có thể tán bột làm viên hoàn uống, hoặc trộn mật ong làm viên tể uống, mỗi lần uống 4 – 8g x 2 - 3 lần / ngày. Uống với nước nóng
Trong phương nhân sâm, bạch truật, hoàng kỳ, cam thảo ích khí kiện tỳ; đương qui bổ huyết; viễn chí, toan táo nhân, phục thần, long nhãn bổ tâm ích tỳ, an thần định chí; mộc hương hành khí kiện tỳ, khiến toàn phương bổ mà không bị trệ. Nếu tâm huyết bất túc gia thục địa, thược dược, a giao để dưỡng tâm huyết; mất ngũ nặng gia ngũ vị tử, bá tử nhân để dưỡng tâm ninh thần, hoặc gia dạ giao đằng, hợp hoan bì, long cốt, mẫu lệ để trấn tỉnh an thần. Nếu vùng thượng quản buồn bực, khó chịu, rêu lưỡi nhớt, gia bán hạ, trần bì, phục linh, hậu phác để kiện tỳ lý khí hóa đàm Nếu sản hậu hư phiền không ngũ được, hình thể gầy ốm, sắc mặt trắng bệch, dễ mệt mõi, lưỡi nhạt, mạch tế nhược, hoặc người già đêm khuya thức dậy sớm mà không phải chứng hư phiền, đa phần thuộc khí hư bất túc, trị nên dưỡng huyết an thần, cũng có thể dùng Quy tỳ thang hợp Toan táo nhân thang

7. TÂM ĐỞM KHÍ HƯ

Chứng trạng: tâm phiền không ngũ được, mộng mị nhiều dễ tỉnh giấc, sợ sệt tim đập mạnh và loạn nhịp không yên, dễ bị sốc, kèm theo khó thở, tự đổ mồ hôi, mệt mỏi lười biếng, lưỡi nhạt, mạch huyền tế
Trị pháp: ích khí trấn kinh, an thần định chí
AN THẦN ĐỊNH CHÍ HOÀN
Long xỉ, châu sa, phục linh, phục thần, thạch xương bồ, viễn chí, nhân sâm.
TOAN TÁO NHÂN THANG
Toan táo nhân 20g, Phục linh 12g, Cam thảo 8g, Tri mẫu 12g, Xuyên khung 8g
Sắc uống ngày 1 thang, uống lúc thuốc còn ấm, sau bữa ăn 30 phút, uống một liệu trình 10 - 15 ngày
Nước nhất: 4 chén, sắc còn ¾ chén
Nước nhì: 3 chén, sắc còn nữa chén
Nước nào uống nước đó, hoặc hòa chung 2 nước đã sắc chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Có thể tán bột làm viên hoàn uống, hoặc trộn mật ong làm viên tể uống, mỗi lần uống 4 – 8g x 2 - 3 lần / ngày. Uống với nước nóng hoặc uống với nước sắc sinh khương, đại táo
Phương trước chú trọng trấn kinh an thần, phương sau thiên về dưỡng huyết thanh nhiệt trừ phiền, khi sử dụng nó cùng nhau sẽ ích khí cho tâm đởm; thanh hư phiền cho tâm đởm để định kinh (tránh sợ sợ hải); an thần ninh tâm. Trong phương nhân sâm ích khí cho tâm đởm; phục linh, phục thần, viễn chí hóa đàm ninh tâm; long xỉ, thạch xương bồ trấn kinhkhai khiếu ninh thần; toan táo nhân dưỡng can, an thần, ninh tâm; tri mẫu tả nhiệt trừ phiền; xuyên khung điều huyết an thần. Nếu tâm quí (hồi hợp tim đập mạnh và loạn nhịp không yên), dễ sợ hải không an gia sinh long cốt, sinh mẫu lệ, châu sa

V. TÁC HẠI CỦA MẤT NGỦ

Mất ngủ lâu ngày có thể dẫn đến một loạt những hậu quả sau:
- ẢNH HƯỞNG TỚI NGOẠI HÌNH, LÀN DA: da xạm, khô quầng mắt thâm, xuất hiện nhiều nếp nhăn
- ẢNH HƯỞNG TỚI TINH THẦN: lờ đờ, uể oải, mệt mỏi, mất tập trung, kém minh mẫn, dễ cáu giận, căng thẳng
- ẢNH HƯỞNG TỚI TIM MẠCH: tăng nguy cơ cao huyết áp, bệnh tiểu đường
- ẢNH HƯỞNG TỚI HỆ MIỄN DỊCH: suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ ung thư
- ẢNH HƯỞNG TỚI NÃO BỘ: suy giảm trí nhớ, hủy hoại não, trầm cảm

VI. DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU DƯỠNG

Người bệnh nên có một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, phát triển thói quen tốt:
- Ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày (thức dậy vào khoảng 5 – 7 giờ sáng).
- Không nằm trên giường xem tivi, lướt fb, đọc báo hoặc làm việc. Nếu chưa ngủ được sau khi đi nằm một thời gian, nên rời khỏi giường cho đến khi buồn ngủ.
- Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích (cà phê, trà, thuốc lá, rượu…) vào cuối buổi chiều, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
- Tránh ngủ nhiều ban ngày, vào giấc ngủ trưa nên ngủ khoảng 30 – 60 phút là vừa đủ.
- Tập thể dục buổi sáng đều đặn. Không nên tập thể dục sát giờ đi ngủ (1 – 2 giờ trước ngủ) do làm tăng kích thích hệ thần kinh nên khó ngủ hơn. - Trước khi đi ngủ 20 phút nên ngâm chân nước ấm.
- Phòng ngủ nên thoáng, sạch sẽ,yên tĩnh, không quá nóng hay quá lạnh, tránh ánh sáng và làm các động tác thư giãn trước khi đi ngủ.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lí
Bệnh này nguyên nhân thuộc trạng thái tinh thần thay đổi, vì vậy đặc biệt quan tâm điều nhiếp tinh thần, điều tiết tình chí vui mừng ganh ghét, giảm lo âu, giữ tinh thần thoải mái; phát triển thói quen tốt, cải thiện môi trường ngủ; làm việc và nghỉ ngơi ... có thể thúc đẩy tác dụng điều trị chứng mất ngủ, cải thiện thể lực và nâng cao hiệu quả công việc và học tập.

VII. LỜI KẾT

Mất ngủ chủ yếu là bị tổn thương bởi cảm xúc, bệnh lâu dài thể chất hư yếu, chế độ ăn uống không điều độ, nghĩ ngơi làm việc thất thường gây rối loạn âm dương, mà phát bệnh; Căn bệnh này chủ yếu ở tâm, liên quan đến can, đởm, tỳ, vị và thận. Bệnh tình có phân ra hư thực, nhưng hư nhiều thực ít. Thực chứng đa phần do tâm hỏa thiên kháng, can uất hóa hỏa, đàm nhiệt nội nhiễu, vị khí thất hòa dẫn đến tâm thần bất an, trị nên thanh tâm tả hỏa, thanh can tả hỏa, thanh hóa đàm nhiệt, hòa trung đạo trệ, để an thần ninh tâm, thường dung Châu Sa an thần hoàn, long đởm tả can thang, hoàng liên ôn đởm thang, bảo hòa hoàn …Chứng hư đa phần thuộc âm hư hỏa vượng, tâm tỳ lưỡng hư, tâm đởm khí hư dẫn đến tâm thần thất dưỡng, trị nên tư âm giáng hỏa, bổ ích tâm tỳ, ích khí trấn kinh, để dưỡng tâm an thần, thường dùng lục vị địa hoàng hoàn hợp hoàng liên an giao thang, qui tỳ thang, an thần định chí hoàn hợp toan táo nhân thang …

Vấn đề sử dụng các thuốc cũng hết sức tinh tế và khá phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết về bệnh lý cũng như đặc điểm của các thuốc. Đỏi hỏi người thầy thuốc phải có thái độ hợp lý trong việc nhận định bệnh, lựa chọn loại thuốc phù hợp, nắm vững tác dụng, độc tính, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Bệnh chứng thuốc

Hải thượng lãn ông

Tin tức

Chẩn pháp

Âm dương ngũ hành

Châm cứu

Dưỡng sinh

 

0905 136463

Chào bạn, bạn cần hổ trợ gì