CÔNG HIỆU CỦA BÀI BÁT VỊ
Nội kinh nói: “biết được cốt yếu, chỉ một lời cũng đủ, không biết được cốt yếu, sẽ lưu tán vô cùng”
Công hiệu của bài Bát Vị - Hình minh họa |
Bệnh nặng thứ nhất là chứng phong, chứng lao, chứng cổ (bụng to lên), chứng cách (bụng ngăn cách) thế mà uống bài Bát Vị này đều có thể khỏi, thời còn lo gì các chứng bệnh khác. Ông Trương Trọng Cảnh xem hình tượng quẻ khảm ☵ (một vạch liền ở khe giữa 2 vạch đứt đôi) mới nghĩ ra bài thuốc này để bổ cả thủy hỏa, những vị mẫu đơn, trạch tả, phục linh, hoài sơn để đi theo với vị thục địa và sơn thù là tính chất mềm nhuận, để mạnh cho chân thủy, vị quế vị phụ để bổ hỏa ở trong thủy, nên công dụng rất hay. Tạng thận ghét ráo, tạng tỳ lại ghét ẩm, ước chi có bài này là giúp cho cả thận và tỳ
Các chứng bệnh phần nhiều bởi thủy và hỏa 1 bên hơn lên, những người hư yếu phần nhiều bởi khí huyết là bệnh từ trong khởi ra, nên phép chữa phải để cho thủy hỏa quân bình, bài Bát Vị này như BÁT TRẬN ĐỒ của nhà đem binh, trong vị thuốc bổ lại thêm vị thuốc để vợi đi, nếu biết biến hóa để chữa bệnh thời công hiệu không kể hết được, nên Tiên Hiền có nói: “nhà làm thuốc không biết đồ thái cực về tiên thiên, thần diệu của thủy hỏa vô hình, mà không dùng bài Lục Vị, bài Bát Vị là 2 phương thuốc thần, thời việc làm thuốc thiếu mất quá nửa”
Bách bệnh phần nhiều bởi hỏa, mà hỏa bốc lên lại bởi hỏa hư yếu, hỏa hư bởi ở tạng thận, nếu nguyên khí ở tạng thận được sung túc tời tật bệnh không thể có, người ta sống bởi thủy hỏa mà thận là gốc cho thủy hỏa, nếu 1 bên hơn thời bách bệnh sinh ra, nên phép chữa cứu chân âm không gì mạnh bằng cho chân thủy, bổ chân dương không gì bằng thêm cho chân hỏa, quả thận là căn bản của thủy hỏa, như tỳ vị hư về hàn. Cũng phải để ý đến tạng thận, nên bài bát vị có thêm vị phá cố và vị ngũ vị, ngoài ra không cứ chứng nội thương, chứng ngoại cảm, chứng thai tiền, chứng sản hậu, nhãn khoa hay nha khoa, chứng âm hư hay dương hư và giả âm hay giả dương (tức giả nhiệt giả hàn) đều có thể dùng bài này. Ta chỉ biết khí dư ra là hỏa, mà không biết hỏa dư ra tức là khí, ăn uống khí trệ thời dùng thuốc để thuận đi, còn như dương khí bốc vượt lên phải liễm nạp trở xuống mà dùng thuốc bổ để làm tiêu, khi ấy nếu dùng thuốc cay thơm và ráo để thuận xuống thời tân dịch càng háo, dù những vị đồng khí như khung quy trần bì cũng phải kiêng
Huyền tẫn phát vi (Hải Thượng Lãn Ông)