NÓI VỀ ĐỒ TIÊN THIÊN THÁI CỰC
Kinh dịch có họa đồ Thái cực sinh ra lưỡng nghi là âm dương. Chu Tử (Chu Liêm Khê) thời Tống sợ người đời sau không rõ, mới đặt ra đồ Thái Cực là từ Vô cực (chưa có âm dương) rồi mới sinh ra Thái cực là âm và dương, vậy vô cực là thái cực lúc chưa sinh ra, mà thái cực là khi đã phân ra âm và dương
Nói về đồ tiên thiên thái cực - Hình minh họa |
Nguyên vua Phục Hy chỉ vạch một nét ngang là số chẵn, rồi Chu Tử mới vạch một vòng tròn ở ngoài nét ngang ấy, tức là vô cực thành ra hình Thái Cực
Đã gọi là tiên thiên thái cực là lúc trời chưa sinh ra vạn vật, như thế là vô hình, cớ sao vua Phục Hy vạch một vạch ngang mà Chu Tử lại vạch một vòng tròn, như thế lại thành ra hình tích rồi ư?
Đó là các vị thánh hiền bất đắc dĩ phải vạch ra để bảo cho người đời sau. Người ta nhờ khí của trời đất để sinh ra, thì trong nhân thể cũng có cả hình tượng thái cực. Vậy phải để tâm suy xét. Sách Y quán có nói: “Tưởng tượng một nét vạch ngang trong cái vòng tròn mà thấy được đồ thái cực trong thân người”
Xem thêm:
Huyền tẫn phát vi (Hải Thượng Lãn Ông)