XVIII. MẠCH ÂM KIỂU
(huyệt chung với các kinh chính)
A. Đường đi:
Bắt đầu từ huyệt Chiếu hải (nằm ngay dưới mắt cá trong) lên trên mắt cá rồi đến huyệt giao tín; chạy lên theo mặt trong cẳng chân và đùi qua trước bộ phận sinh dục, đi vào trong bụng dưới; chạy theo mặt trong thành bụng lên ngực và xuất hiện ở hố thượng đòn tại huyệt khuyết bồn, chạy tiếp đến huyệt nhân nghinh; chạy tiếp lên mặt, đi sâu vào xương hàm trên và đến tận cùng ở khóe mắt trong để nối với Túc Thái Dương Bàng Quang kinh tại huyệt tình minh (huyệt giao hội của các kinh thái dương, dương minh và mạch âm kiểu)
XVIII. Mạch Âm Kiểu - Đường đi |
Mạch âm kiểu có tác dụng: quản lý chức năng vận động
B. Biểu hiện bệnh lý:
Ngủ nhiều và động kinh, bụng dưới đau, thoát vị ở nam, băng lậu ở nữ, bệnh mắt
C. Trị các chứng:
Bàn chân lệch trong, họng đau, buồn ngủ
D. Các huyệt của mạch âm kiểu:
Những huyệt mà mạch âm kiểu mượn đường để đi:
Chiếu hải, giao tín kinh thận
Tình minh kinh bàng quang