Ý NGHĨA CỦA BÀI BÁT VỊ
Trong bài Bát Vị vừa bổ vừa tả mà đủ cả âm dương, có quế phụ để bổ hỏa ở trong thủy, nhưng phải có 6 vị tính chất là âm để đem trở xuống, thời dù vị quế có nóng, phụ có mạnh cũng chỉ có lợi mà không hại
Ý nghĩa của bài bát vị - Hình minh hoa |
Ông Trọng Cảnh chữa chứng thương hàn về kinh thiếu âm có nhiều bài thuốc dùng đến vị phụ tử, vì chứng hàn tà trúng vào âm kinh, không có vị phụ tử cay và nóng không thể tản ra được
Sở dĩ bài Bát Vị Hoàn còn gọi là THẬN KHÍ HOÀN là vì phương thuốc này chủ chữa về Thiếu Âm Thận Kinh, còn vị quế gặp thuốc bổ khí hay bổ huyết thời ôn mà tản đi, còn gặp thuốc bổ âm thời ôn cho âm phận. Ông Tiết Trai có nói: “Chỉ có vị quế và phụ ở trong bài bát vị thời bổ thận còn hơn các vị thuốc khác”
Trong bài thuốc có vị thục, thù là thánh dược để bổ chân âm, thêm vị hoài, linh còn giúp cho tạng phế, vị đan bì để trừ nóng ngầm trong âm phận, người thường phần nhiều dùng vị hoàng bá để chữa tướng hỏa, mà không biết công dụng của vị đan bì còn bội hơn vị hoàng bá, vị trạch tả cùng với vị phục linh để thấm và dẫn xuống, riêng vị trạch tả để vơi nhẹ cho long lôi hỏa, những chứng âm của tạng thận hư yếu mà hỏa bốc trở lên, không dùng những vị để giáng xuống cho nhẹ đi thời không thể được, cho nên dùng vị phục linh để giáng dương ở trong âm, dùng vị trạch tả để giáng âm ở trong dương
Có thuyết nói: “bài Bát Vị dùng vị trạch tả có 3 lẻ, 1 là lợi tiểu tiện để thanh cho tướng hỏa, 2 là đem các vị thuốc đến tạng thận, 3 là trong bài thuốc bổ có vị ấy để vơi nhẹ đi, người đời xưa dùng thuốc bổ có kèm thêm vị thuốc cho nhẹ đi, thời thuốc bổ càng được đắc lực, cũng là lẻ vừa đóng vừa mở
Huyền tẫn phát vi (Hải Thượng Lãn Ông)