Bồi thổ cố trung phương

BỒI THỔ CỐ TRUNG PHƯƠNG
(Bổ Âm Tứ Quân Tử Thang)

Bạch truật 2l (khí hư tẩm hoàng thổ sao, huyết hư tẩm nước sữa sao); thục địa 1l (tỳ âm hư không sao, dương hư sao khô, đàm tẩm gừng sao); chích cam thảo 2c; can khương 2c (sao đen còn lõm hơi vàng)

boi-tho-co-trung-phuong
Bồi bổ cố trung phương - Các vị thuốc và bài thơ để nhớ

Bài này để chữa chứng âm hoả của tạng tỳ suy kém mà dương của dạ dày vượng lên, và những người ăn nhiều thức nướng, thức nóng hay uống nhiều thuốc thơm và ráo, hoặc ăn nhiều mà không tiêu hoá, hoặc dạ dày khô ráo không nạp được thức ăn, hoặc nôn oẹ đi cầu phân lỏng, hoặc tạng tỳ hư yếu không tàng được nguyên khí mà phát sốt, hoặc vì dạ dày nóng tân dịch khô mà thành những chứng ăn rồi lại nôn ra và chứng quan cách

Bài thơ dễ nhớ:
"Bồi thổ cố trung Tứ Quân phương
Thục địa, chích thảo, bạch truật, khương
Kiện tỳ dưỡng vị tàng nguyên khí
Âm hoả tỳ suy, dương vị vượng”

Phép gia giảm:
1. Trong bụng lạnh lắm đi cầu lỏng phân thêm: phục linh; phụ tử

2. Nôn oẹ vì hoả ngược trở lên thêm: ngũ vị; ngưu tất

3. Khí hư nguy cấp bỏ thục; thảo thêm: sâm; phụ

4. Khí xấu đem trở lên mà thành chứng hư bỉ, hư trướng (bí hay đầy mà chỉ là hơi thôi, không có thực thể) thêm: quế; phụ

5. Nôn oẹ không chỉ thêm: ô mai

6. Thương thực không tiêu hoá thêm: sa nhân; phụ tử

7. Đi lỵ lâu thêm: bạch thược; thăng ma

8. Đi cầu lâu không ngừng thêm: nhục đậu khấu; biển đậu; phục linh; thăng ma

9. Dạ dầy nóng mà táo khát thêm: mạch môn; ngũ vị

10. Huyết hư mà dạ dầy ráo thêm: quy; thược, quế

11. Âm hoả bốc trở lên bỏ thảo thêm: ngũ vị; ngưu tất; phụ tử

Bài thuốc này bổ cả âm dương cho tỳ thổ có thể gọi là bài "BỔ ÂM TỨ QUÂN TỬ THANG"

Tiên hiền đặt ra bài "Quy Tỳ"̀ bổ quân hoả để sinh ra tỳ thổ. Bài "Bát Vị" bổ tướng hoả để sinh ra tỳ thổ. Đến ông Đông Viên đặt ra bài "Bổ Trung Ích Khí" dùng thăng sài để đem dương khí trở lên đều là thánh dược chữa cho tỳ vị. Người không biết bỏ thăng sài đi hay là thêm vị ngưu tất, đỗ trọng, ý dĩ thế là không biết lẻ đem thanh khí trở lên để khí xấu giáng trở xuống

Nội kinh có nói: "tỳ vị thụ bệnh thời 12 kinh đều yếu". Ta gọi là vệ khí, là doanh khí, là nguyên khí đều là tên riêng của vị khí (khí của dạ dày) tôi gặp những chứng đã nguy thoát, thường dùng vị bạch truật để giúp sức cho sâm, phụ thời sức thuốc mới chóng. Bài thuốc này đã dùng vị bạch truật để bổ dương cho tạng tỳ, mà còn thêm vị thục địa để bổ âm cho tạng tỳ, là vì không những bổ tạng thận phải dùng vị âm dược mà bổ tạng tỳ cũng vậy. Sách tính dược gọi là thục địa hoàng cũng lấy cớ địa tức là thổ, mà hoàng là sắc của hành thổ vậy vị ấy có thể giúp cho âm phận của tạng tỳ mà ta đừng chấp nê là tạng tỳ ưa ráo ghét ẩm mà chỉ dùng những vị thơm và ráo để chữa tạng tỳ. Ví như đất phải có thấm nhuần thời cỏ cây mới mọc được

Hơn nữa dương của dạ dày thời chủ về khí, âm của tạng tỳ thời chủ về huyết. Nếu ta chỉ dùng những vị cay thơm, ráo, nóng để giúp tỳ vị thời hoả của dạ dày càng vượng mà âm của tạng tỳ càng hại, còn lấy đâu để vận hoá được

Sở dĩ bài thuốc này không dùng nhân sâm, phục linh là vì 2 vị ấy chỉ bổ cho dương khí của hậu thiên. Nay tôi đặt ra bài "bồi thổ cố trung" kể trên, là chú ý vào âm của tạng tỳ suy kém mà dương của dạ dày vượng lên. Có vị thục địa thời vị bạch truật bớt ráo đi, không dùng đến vị sâm là sợ vị sâm lại giúp cho hoả của dạ dày. Không dùng vị phục linh là sợ không có chất thấm nhuần đó là tôi gặp bệnh mà nghĩ ra chứ không phải là lập dị

Hiệu Phỏng Tân Phương - Hải Thượng Lãn Ông


Các vị thuốc tại Phòng chẩn trị chúng tôi có đầy đủ, quý khách có nhu cầu cắt thuốc thang, làm thuốc viên hoàn, viên tể, thuốc cao xin liên hệ: 0905 136463

Bệnh chứng thuốc

Hải thượng lãn ông

Tin tức

Chẩn pháp

Âm dương ngũ hành

Châm cứu

Dưỡng sinh

 

0905 136463

Chào bạn, bạn cần hổ trợ gì