Nói về bệnh của tỳ vị và phép chữa

NÓI VỀ BỆNH CỦA TỲ VỊ VÀ PHÉP CHỮA

Vị khí hư yếu, thời tai, mắt, miệng, mũi đều dễ sinh bệnh, như người sốt, nhức đầu, ù tai, hoa mắt, và mặt nóng (bệnh ở dạ dày)

Tỳ vị đều hư yếu thời không ăn được mà gầy, hay là ăn ít mà béo, tuy béo mà chân tay ngại cử động. Tạng tỳ thụ bệnh thời lấn đến tạng Thận, là hành thổ khắc hành thủy, khiến xương tủy kém mà yếu, chân đi không mạnh, âm thịnh dương hư, chứng ấy nên phát hãn, nếu dùng thuốc hạ thời chết, nhưng không phải là phát hãn thực, nghĩa là chỉ dùng thuốc tân và cam, để giúp chân dương mà thôi

noi-ve-benh-cua-ty-vi-va-phep-chua
Nói về bệnh của tỳ vị và phép chữa - Hình minh họa
Về bệnh của dạ dày thời mạch “hoãn”, về bệnh của tạng tỳ thời mạch “đại”, nếu Hỏa lấn lên địa vị hành thổ, thời mạch “hồng mà hoãn”. Lại có người sốt mà trong bụng không yên, là vì dương khí suy yếu, thời nên theo trong phép thăng, giáng, phù, trầm, bổ, tả mà dùng thuốc, như tỳ vị yếu đã lâu mà đường tiết, hay đi lỵ hoặc đại tiện tiết, hoặc nặng mình, xương đốt đau, nếu dùng những vị thấm đi để lợi tiểu tiện, thời bệnh tuy khỏi ngay, nhưng đã giáng mà lại giáng thêm, là thêm cho chân âm để kiệt đến chân dương, dương khí càng yếu mà tinh thần càng kém

Cho nên phải dùng những vị thăng dương như khương hoạt, độc hoạt, sài hồ, thăng ma, phòng phong, cam thảo sắc uống nóng để thăng dương , thời bệnh tự khỏi. Nếu tỳ vị hư yếu mà hay đau mắt, mặt, mắt, con ngươi và thân thể đều vàng, tiểu tiện vàng hay trắng, đại tiện phân lúc cứng lúc nát, ăn ít, đoản khí, khí bốc lên mà lười biếng, thầy thuốc đem bài Tả Can cho uống vài thang mà bệnh càng tăng. Bấy giờ đang lúc vừa nắng vừa, hay có chứng hoàng đản vì thế tôi lập ra bài “Thanh thử ích khí” là những vị Phục linh, thăng ma, trạch tả, thương truật, phòng phong, sinh khương, những thuốc ấy đều mạnh kinh lạc, để trừ thấp nhiệt mà không giữ lại, cho nên không tả ngay tạng ấy

Chứng ấy, còn vì tạng phế và tỳ vị đều hư yếu, thời lại dùng những vị thanh bì, quất bì, sinh cam thảo, bạch truật, bạch thược, những vị ấy giữ lại bản tạng mà không chạy đi kinh lạc, mới không giúp tà khí ở kinh lạc

Dùng những vị giữ được bản tạng, thời bổ cho nguyên khí ở trong tạng ấy, như những vị Hoàng bá, Mạch môn, Nhân sâm, Ngũ vị, sắc uống nóng trong khi đói. Những thuốc kể trên trừ được trừ được phù nhiệt, thấp nhiệt ở thời tiết, nên tôi ghi ra đây để làm chứng cứ. Nếu mạch “hoãn” người lười biếng hay nhọc, 4 chân tay không co vào được, hay là đại tiện tiết tả, là vì thấp khí thắng lên, thì nên dùng bài Bình vị tán (nếu dùng bài Hoàng kỳ, bài Lý Trung thì lầm)

Nếu mạch “huyền” tự ra mồ hôi, 4 tay chân phát sốt, phát nóng, tiết tả, da se, tóc rụng thời nên dùng bài Hoàng kỳ, Lý trung (nếu dùng bài Bình vị thời lầm). Mạch hư yếu, thời chích lấy một vài vị ở trong bài Tứ vật, nếu mạch yếu, khí đoản thời dùng bài Tứ quân, nếu tiểu tiện bế sáp vàng đỏ, thời dùng bài Ngũ linh bỏ Quế, mà chích lấy một vài vị

Lại xét chứng bệnh, trong bụng ngưng trệ mà buồn, không phải là chứng phát chướng mà là chứng tán mà không thu lại, thời nên thêm vị bạch thược. Khí ở tạng phế không đầy đủ thời thêm vị Nhân sâm vị Bạch thược (trung tiêu dùng vị bạch thược, thời tạng tỳ thăng được dương khí, mà tà của can, đởm không dám phạm). Nhưng trong bụng tựa như co lại, thời bỏ vị bạch thược, và những vị thuốc chua vì vít lại, đau bụng thêm vị bạch thược và cam thảo, về chứng ấy dùng bài Ngũ vị tán, khát và tiểu tiện vẫn không lợi lại không ghê rét thời không được dùng quế, không khát mà tiểu tiện lợi, trông và nghe hoảng hốt là có ứ huyết, thời dùng vị hoàng bá, vị tri mẫu đều sao vàng để trừ nhiệt. Tạng tâm nhiệt mà cửu khiếu không thông lợi thời dùng bài “Đạo xích tán”, hoặc đi cầu chỉ ngồi không mà đại tiện không đi được, là huyết hư, huyết hư thời trong bụng muốn đi cầu mà không đi được, hay là huyết hư khí yếu mà con ngươi đau nhức, thời thêm nhiều vị Đương quy để điều lý tỳ vị

Tôi gia giảm mấy bài thuốc kể trên, không bệnh nhân nào là không ứng nghiệm, những bệnh nhân nào không thể được như trước, là vì tỳ vị hư hại quá, cũng có khi vì tửu sắc

Hết thảy chứng hư tổn, thời tỳ vị dễ yếu trở lại, cho nên người nông phu vất vả lại ít yếu đến tỳ vị, là vì tỳ vị vẫn mạnh, vì khiến nhân cớ gì mà tái phát chứng ở trên, cũng bởi 3 mạch “Đốc”, “Xung”, “Nhâm” có âm hỏa, làm hại đến tỳ vị, phép chữa nên tùy chứng gia giảm, mà không nên đặt phương thuốc nhất định

Xem thêm:
Khôn Hóa Thái Chân (Hải Thượng Lãn Ông)

Bệnh chứng thuốc

Hải thượng lãn ông

Tin tức

Chẩn pháp

Âm dương ngũ hành

Châm cứu

Dưỡng sinh

 

0905 136463

Chào bạn, bạn cần hổ trợ gì