Bàn về hậu thiên tỳ vị

BÀN VỀ HẬU THIÊN TỲ VỊ

Tỳ vị là căn bản cho hậu thiên, tỳ thuộc về thổ, thân người phải nhờ tỳ thổ mới sinh dục được, ví như hành kim được hành thổ mới sinh, hành mộc được hành thổ mới lớn, hành thủy, hành hoả được hành thổ mới sinh, mới có câu “4 hành đều thuộc hành thổ muôn vật đều về tạng tỳ”. Nội kinh có nói: “Thức ăn vào dạ dày, rồi tinh khí sang tạng tỳ, tản tinh lên tạng phế, tạng phế chủ về tiết bộ, đưa xuống bàng quang”

Thế mới biết thức ăn uống vào dạ dày, đi khắp lục phủ mà sinh ra khí điều hoà ngũ tạng mà sinh ra huyết rồi đi khắp tứ chi bách mạch. Dạ dày và đại trường, tiểu trường, bàng quang, tam tiêu với mật gọi là lục phủ

Khí ở mật thăng thời tạng khác cũng theo, nếu không thăng thời thành những chứng đi tiêu ra cả cơm, chứng tích ở trong ruột. Trời nuôi người bằng ngũ khí, đất nuôi người bằng ngũ vị, ngũ vị chứa ở dạ dày để nuôi ngũ khí. Khí ấy hành đi mà không chứa lại, còn 9 khiếu chủ ở tạng, ngũ tạng có 9 khiếu mới được thông lợi. Người thường thời ăn uống vào dạ dày, đi theo dương đạo, mà dương khí ấy tản khắp ra bì phu, cả đầu và cổ, thời 9 khiếu thông lợi

ban-ve-hau-thien-ty-vi
Bàn về hậu thiên tỳ vị - Hình minh họa
Trái lại, người ốm ăn vào dạ dày, đi theo âm đạo mà âm khí trầm giáng, đến dưới rốn lại muốn đi tiểu tiện, hay là động khí ở ngang rốn, vì thế 9 khiếu không được thông lợi. Ông ĐÔNG VIÊN có nói: “dạ dày là tính cương của tạng tỳ, tạng tỳ là tính nhu của dạ dày, ăn uống không tiết độ thời dạ dày thụ bệnh trước, mà tạng tỳ thụ bệnh sau”. Nội kinh có nói: “ âm tinh dưỡng trở lên thì người thọ, dương tinh giáng xuống thì người chết non”. Cổ thư đã nói: “tạng tỳ đã hại, thời trăm thứ thuốc không chữa được, chứng thương hàn nguy cấp khó xem được mạch thốn, thời chỉ xem mạch xung dương, để xét vị khí còn hay không còn. Nên mạch xung dương còn thời sống, không còn thời chết”

Nhưng dạ dày là dương chủ khí, tạng tỳ là âm chủ huyết, thế mà mọi người chữa đến tỳ vị không phân âm dương khí huyết, mà chỉ dùng những vị cay và ôn, táo mà nhiệt, để trợ hoả tiêu âm, đến nổi vị của dạ dày càng vượng, âm của tạng tỳ càng tiêu, dạ dày đã khô thời đại trường táo kết, họ chỉ biết tạng tỳ ghét ẩm thấp mà ưa ráo, nhưng tỳ thổ có nhuận mới hoá sinh được vạn vật, có đâu dùng mãi những vị tân ôn táo nhiệt được

Mọi người chỉ biết chữa chứng tiết tả thì bổ bằng sâm, truật nhưng không biết sâm, truật chỉ bổ được dương khí ở trung châu, mà không thể giúp cho tỳ âm. Huống chi dạ dày thuộc hành Thổ, mà tạng thận thuộc hành Thủy, nếu chứng đi tả thuộc về tạng thận, mà lại dùng thuốc bổ tạng tỳ, thời Thổ càng mạnh mà Thủy càng yếu, khác nào dưới nồi không có lửa đun, thì ngũ cốc không chín được. Mọi người chỉ biết vị bạch truật để kiện tỳ vị, nhưng tỳ vị đều vượng thời ăn được mà béo, tỳ vị yếu thời ăn không được và gầy, có nhiều người ăn được mà vẫn gầy, là dạ dày có hỏa ngấm ngầm, cho nên sách thuốc có câu: “Huyết thực mà khí hư thời dễ béo, khí thực mà huyết hư thời dễ gầy”

Hơn nữa bổ tỳ vị có khi phải bổ về thiếu hỏa, nếu thiếu hỏa mạnh thời vận hành được mà tân dịch gân cốt đều mạnh. Tóm lại, tạng tỳ vận hóa được cũng bởi thủy hỏa, nhưng hỏa thịnh quá thời tỳ vị lại ráo; thủy thịnh quá thời tỳ vị ẩm thấp, mà sinh ra các bệnh nhưng chứng tiêu khát (đi giải nhiều mà khát, ta thường gọi là đi đái đường), là hỏa thịnh quá mà thủy không chế được. Về chứng “thủy thũng” là thủy thịnh quá, mà hỏa không hóa được thủy, nghĩa là thủy hỏa phải quân bình, mà một bên hơn là có bệnh, vậy hỏa nhiều hơn thời bổ thủy, mà thủy nhiều hơn thời bổ hỏa, là để 2 bên cân nhau, chứ không thể bỏ hỏa hay thủy đi

Nhưng cũng có khi bổ cho dạ dày mà ăn uống vẫn không tiến, thời ta phải bổ thiếu âm quân hỏa, để sinh ra tỳ thổ, như bài quy tỳ để bổ tâm hỏa. Cũng có người ăn được mà không tiêu hóa, là thuộc Thái âm Tỳ Thổ, thời ta lại phải bổ thiếu dương tướng hỏa, tức là hỏa ở tạng thận, thế là bổ hỏa mà lại giúp thêm cho thủy

Bổ tâm hỏa để sinh ra tỳ thủy là bổ mẹ để sinh ra con, cũng lại có khi tỳ vị mạnh quá mà phải vơi của con đi, như chứng tịch tụ bởi tạng tỳ mạnh quá (tỳ thực) mà bệnh nhân nguyên khí chưa yếu, tà khí đương mạnh, thời dùng thuốc phá khí để tản phế kim đi (những người hư yếu thời không được dùng phép ấy)

Đối với chứng ấy, nhiều người cho sâm truật là trệ mà không dám dùng, nhưng không biết Nội Kinh có nói: “Hư yếu thời phải bổ, khó nhọc thời phải ôn”. Lại nói: “Đã vít lại thời lại dùng vị thuốc để vít lại” (tắc nhân tắc dụng). Cổ thư có nói: “Bệnh về tỳ vị mà tà khí thực thời tả bằng những vị chỉ thực và hoàng liên, người hư thời bổ bằng những vị trần bì và bạch truật. Lại nói: “Thực hỏa nên tả như hoàng cầm, hoàng liên; hư hỏa nên bổ như vị nhân sâm, hoàng kỳ”. Hơn nữa ăn uống mới thụ thương ủng trệ, thành ra chứng thấp nhiệt, mà nguyên khí chưa bại, thời nên tạm dùng những vị hoàng liên, sơn tra, thần khúc, mà uống nhiều thời hại đến tỳ âm, vì tỳ thời ưa ấm mà ghét lạnh, nên bệnh đã lâu ngày nguyên khí hư yếu, mà lại uống vị hoàng liên, khác nào người đã sa xuống giếng mà lại vất thêm đá

Nội kinh có nói: “vì ăn uống hay vì khó nhọc mà tổn hại tỳ vị, thời bệnh là nhiệt trung, rồi sau biến ra hàn trung” như vậy thời lúc trước nên thanh nhiệt mà lúc sau nên ôn dưỡng, phải chữa theo thứ tự, vì thế dạ dày thụ bệnh mà tinh thần kém, hơi thở ngắn mà sinh ra đại nhiệt, thời nên dùng vị cam ôn để trừ nhiệt. Vì khó nhọc mà tạng tỳ thụ bệnh, mỏi mệt hay nằm thời nên điều bổ để kiện tỳ. Lại như người sắc nhợt không sáng sủa, gầy yếu đau bụng, hơi thở lạnh không muốn ăn mà thổ ra nước, đó là khí ở dạ dày yếu và lạnh, phép chữa nên ấm cho dạ dày và giúp cho tạng tỳ, đó là lẽ dạ dày yếu thời ọe thổ không ăn được, tà ở dạ dày thực thời bỉ mãn mà nóng ở trong, người chữa cần phải xét về căn bệnh

Xem thêm:

Khôn Hóa Thái Chân (Hải Thượng Lãn Ông)

Bệnh chứng thuốc

Hải thượng lãn ông

Tin tức

Chẩn pháp

Âm dương ngũ hành

Châm cứu

Dưỡng sinh

 

0905 136463

Chào bạn, bạn cần hổ trợ gì