Bệnh chứng thuốc điều trị kiện vong

BỆNH CHỨNG THUỐC ĐIỀU TRỊ KIỆN VONG
(HAY QUÊN)

Kiện vong (hay quên) đề cập đến một hội chứng trí nhớ bị giảm sút, gặp việc gì là quên lãng. Còn được gọi là "Hỉ Vong", "Thiện Vong". Thầy thuốc các thời đại trước cho rằng chứng này đa phần có liên quan đến tâm tỳ khuy hư, thận tinh bất túc, cũng do nguyên nhân khí huyết nghịch loạn, đàm trọc thượng kháng gây ra. “Y Phương Tập Giải – Bổ Dưỡng Chi Tể” có viết: “Tinh và chí của con người tàng ở thận, thận tinh bất túc tắc thận khí suy, không thông lên với tâm, nên mê muội hay quên”. “Tam Nhân Cực Nhất Bệnh Chứng Phương Luận – Kiện Vong Chứng Trị” viết: Tỳ chủ ý chí và sự suy nghĩ, ý là ký ức của quá khứ, tư là suy nghĩ của trái tim. ...... Nay tỳ bị thụ thương, ý nghĩ không rõ ràng, tâm thần bất ninh, khiến người quên đi, cố hết sức mà củng không nhớ được … Có thể thấy gốc bệnh này đa phần là do tâm tỳ bất túc, thận tinh hư suy mà thành bệnh. Tâm chủ huyết, tỳ sinh huyết, thận chủ tinh tủy, tư lự quá độ, lao thương tâm tỳ, tắc âm huyết hao tổn; phòng sự quá độ, tắc tinh khuy tủy giảm, não thất sở dưỡng, khiến người hay quên. Tuổi già thần khí suy, đa phần do huyết hư, tinh thiểu nên hay quên. Khí huyết nghịch loạn, đàm trọc thượng kháng cũng dẫn đến hay quên, như “ Tố Vân – Điều Kinh Luận” viết: “Huyết dồn xuống dưới, khí dồn lên trên, tinh thần sẽ loạn mà hay quên”; “Đan Khê Tâm Pháp – Kiện Vong” thì cho rằng: “hay quên đa phần tinh thần không được đầy đủ, và cũng do đàm nữa”

Hay quên đa phần thuộc về hư chứng, như tư lự quá độ, âm huyết tổn hao, lao thương tâm tỳ, sinh hóa không về nguồn, khiến tâm não thất dưỡng; hoặc bệnh lâu ngày làm tổn thương tinh huyết, não tủy không đầy đủ; hoặc tuổi già khí huyết khuy hư, thận tinh khuy hư, tâm não thất dưỡng dẫn đến hay quên. Thực chứng thường thấy tình chí không như ý, đàm trọc thượng mông gây nên. Bệnh này ở tâm não, nhưng cũng có liên quan mật thiết với tỳ thận

benh-chung-thuoc-dieu-tri-kien-vong
Bệnh chứng thuốc điều trị kiện vong (hay quên) - Thể bệnh và phương dược
Trong bài viết này được thảo luận đề cập đến sự hay quên là chỉ Hậu Thiên Thất Dưỡng, trí nhớ dần dần bị suy nhược. Còn Tiên Thiên Bất Túc, sự quên lãng ngu si đần độn không thuộc phạm vi bài viết này.

I. PHÂN CHỨNG LUẬN TRỊ

1. TÂM TỲ BẤT TÚC

Chứng trạng: hay quên mất ngủ, tinh thần mệt mõi, ăn ít hồi hợp đánh trống ngực, lưỡi nhạt, mạch tế
Trị pháp: bổ ích tâm tỳ
Phương dược: QUI TỲ THANG
Nhân sâm 3c; Phục thần 3c; Toan táo nhân sao 3c; Viễn chí 3c; Hoàng kỳ 3c; Mộc hương 1c; Bạch truật 3c; Long nhãn nhục 3c; Đương qui 3c; Chích thảo 2c; Sinh khương 3 lát; Đại táo 2 quả
Sắc uống ngày 1 thang, uống lúc thuốc còn ấm, sau bữa ăn 30 phút, uống một liệu trình 10 - 15 ngày
Nước nhất: 4 chén, sắc còn ¾ chén
Nước nhì: 3 chén, sắc còn nữa chén
Nước nào uống nước đó, hoặc hòa chung 2 nước đã sắc chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Có thể tán bột làm viên hoàn uống, hoặc trộn mật ong làm viên tể uống, mỗi lần uống 4 – 8g x 2 - 3 lần / ngày. Uống với nước nóng
Trong phương nhân sâm, bạch truật, hoàng kỳ, cam thảo ích khí kiện tỳ; đương qui bổ huyết; viễn chí, toan táo nhân, phục thần, long nhãn bổ tâm ích tỳ, an thần định chí; mộc hương hành khí kiện tỳ, khiến toàn phương bổ mà không bị trệ. Toàn phương có tác dụng bổ ích tâm tỳ, dưỡng tâm an thần
Nếu tâm huyết bất túc gia thục địa, thược dược, a giao để dưỡng tâm huyết; mất ngũ nặng gia ngũ vị tử, bá tử nhân để dưỡng tâm ninh thần, hoặc gia dạ giao đằng, hợp hoan bì, long cốt, mẫu lệ để trấn tỉnh an thần. Nếu vùng thượng quản buồn bực, khó chịu, rêu lưỡi nhớt, gia bán hạ, trần bì, phục linh, hậu phác để kiện tỳ lý khí hóa đàm

2. THẬN TINH KHUY HAO

Chứng trạng: hay quên, lưng đau đùi mềm, chóng mặt ù tai, di tinh tảo tiết, ngủ tâm phiền nhiệt, lưỡi hồng, mạch tế sác
Trị pháp: bổ thận ích tinh
Thục địa 8c; Sơn thù 4c; Trạch tả 3c; Hoài sơn 4c; Phục linh 3c; Đơn bì 3c gia toan táo nhân 2c, ngũ vị tử 2c, viễn chí chế 2c, thạch xương bồ 2c
Sắc uống ngày 1 thang, uống lúc thuốc còn ấm, sau bữa ăn 30 phút, uống một liệu trình 10 - 15 ngày
Nước nhất: 4 chén, sắc còn ¾ chén
Nước nhì: 3 chén, sắc còn nữa chén
Nước nào uống nước đó, hoặc hòa chung 2 nước đã sắc chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Có thể tán bột làm viên hoàn uống, hoặc trộn mật ong làm viên tể uống, mỗi lần uống 4 – 8g x 2 - 3 lần / ngày. Uống với nước nóng để nguội
Lục vị địa hoàng hoàn tư bổ thận âm, gia toan táo nhân, ngũ vị tử, viễn chí, thạch xương bồ dưỡng tâm an thần khai khiếu. Nếu kiêm thận dương hư gia lộc giác giao, nhục thung dung, ba kích thiên, tử hà xa, để cùng bổ âm dương, trấn tinh bổ não
Hoặc dùng: ĐỘC THƯ HOÀN

3. ĐÀM TRỌC THƯỢNG KHÁNG

Chứng trạng: hay quên, đầu choáng, ngực buồn bực, nôn mữa, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt
Trị pháp: giáng nghịch hóa đàm khai khiếu
Phương dược: ÔN ĐỞM THANG GIA VỊ
Bán hạ chế 2c; chích cam thảo 2c; phục linh 3c; trần bì 2c; sinh khương 7l, trúc nhự 2c, chỉ thực 3c, đại táo 5 quả gia thạch xương bồ 2c, uất kim 2c
Sắc uống ngày 1 thang, uống lúc thuốc còn ấm, sau bữa ăn 30 phút, uống một liệu trình 10 - 15 ngày
Nước nhất: 3 chén, sắc còn ¾ chén
Nước nhì: 3 chén, sắc còn nữa chén
Nước nào uống nước đó, hoặc hòa chung 2 nước đã sắc chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Có thể tán bột làm viên hoàn uống, hoặc trộn mật ong làm viên tể uống, mỗi lần uống 4 – 8g x 2 - 3 lần / ngày. Uống với nước nóng
Ôn đởm thang kiện tỳ hóa đàm, lý khí giáng nghịch, gia thạch xương bồ, uất kim khai khiếu giải uất

4. CAN UẤT KHÍ TRỆ

Chứng trạng: hay quên, hồi hợp đánh trống ngực, ngực buồn bực sườn đầy trướng, dễ nổi giận, vui mứng thái quá, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch huyền
Trị pháp: sơ can giải uất, thông lạc khai khiếu
Phương dược: SÀI HỒ SƠ CAN TÁN GIA VỊ
Bạch thược 3c, chỉ sác 2c, chích thảo 2c, hương phụ 2c, sài hồ 2c, trần bì sao 2c, xuyên khung 2c gia uất kim 2c, thạch xương bồ 2c
Sắc uống ngày 1 thang, uống lúc thuốc còn ấm, sau bữa ăn 30 phút, uống một liệu trình 10 - 15 ngày
Nước nhất: 3 chén, sắc còn ¾ chén
Nước nhì: 3 chén, sắc còn nữa chén
Nước nào uống nước đó, hoặc hòa chung 2 nước đã sắc chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Có thể tán bột mỗi lần uống 4 – 8g x 2 - 3 lần / ngày. Hoặc làm viên hoàn uống, hoặc trộn mật ong làm viên tể uống, mỗi lần uống 4 – 8g x 2 - 3 lần / ngày. Uống với nước nóng
Sài hồ sơ can tán sơ can dưỡng can, lý khí hoạt huyết giải uất, gia uất kim, thạch xương bồ giải uất khai khiếu

II. TÁC HẠI CỦA CHỨNG HAY QUÊN

Chứng hay quên đối với những người bệnh thực sự rất đáng sợ mặc dù không đe dọa đến tính mạng. Người bệnh gặp khó khăn trong việc tiếp nhận những thông tin mới, điều đó khiến cho cuộc sống sinh hoạt của họ bị đảo lộn. Chứng hay quên đe dọa cuộc sống tương lai của người bệnh, nếu không sớm được điều trị sẽ dẫn tới nhiều biến chứng khác.
Chứng hay quên thay đổi tùy mức độ và phạm vi ảnh hưởng. Tuy nhiên ngay cả chứng hay quên mức độ nhẹ cũng đã ảnh hưởng tới các hoạt động sống hàng ngày và chất lượng cuộc sống. Hội chứng này có thể gây ra vấn đề tại nơi làm việc, tại trường học và trong các môi trường xã hội. Nó có thể không thể phục hồi lại những ký ức bị mất.
Việc hồi phục lại các kí ức đã mất đôi khi khó thực hiện được. Một vài người có vấn đề trầm trọng với trí nhớ cần phải có sự trợ giúp trực tiếp từ gia đình, bạn bè hoặc người chăm sóc chuyên nghiệp.

III. DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU DƯỠNG

- Bệnh này nguyên nhân đa phần do như tư lự quá độ, âm huyết tổn hao, lao thương tâm tỳ, sinh hóa không về nguồn, khiến tâm não thất dưỡng; hoặc bệnh lâu ngày làm tổn thương tinh huyết, não tủy không đầy đủ; hoặc tuổi già khí huyết khuy hư, thận tinh khuy hư, tâm não thất dưỡng dẫn đến hay quên… vì vậy đặc biệt quan tâm điều nhiếp tinh thần, điều tiết tình chí vui mừng ganh ghét, giảm lo âu, giữ tinh thần thoải mái; có một chế độ dinh dưỡng hợp lí; phát triển thói quen tốt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc... có thể thúc đẩy tác dụng cải thiện cho việc phục hồi trí nhớ
- Khí công dưỡng sinh hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập luyện ý, luyện thở, luyện hình thể hàng ngày phù hợp với thực trạng sức khỏe. Các bài tập khí công dưỡng sinh có tác dụng giúp tinh thần thư thái, cơ thể khỏe mạnh, tăng cường trí nhớ
- Một số loại hoa quả có thể cải thiện cho việc phục hồi trí nhớ
. Vừng: bổ thận dưỡng não, dưỡng âm nhuận táo. Điều trị các trường hợp miệng khô họng khát do tinh khí của phế thận bất túc, đại tràng táo nhiệt gây đại tiện bí kết
. Lạc: kiện tỳ hòa vị, ngoài ra lạc luộc còn có tác dụng nhuận phế. Ăn nhiều lạc có thể làm giảm quá trình lão suy, hạn chế sự thoái hóa của não, ức chế tập kết tiểu cầu, phòng ngừa sự tạo thành huyết khối, giảm cholesterol máu, dự phòng vữa xơ động mạch
. Quả vải: có tác dụng đối với thể tâm tỳ khí huyết lưỡng hư, kiêm vị dương bất túc, tâm phiền miệng khát
. Quả nho: có tác dụng tốt đối với người suy giảm trí nhớ thể kí huyết suy hư
. Quả dâu chín: (tang thầm) có tác dụng bổ huyết, an thần và dưỡng não. Sách Điền nam bản thảo còn viết: “Tang thầm ích thận tạng nhi cố tinh”.
. Quả nhãn: (quế viên, long nhãn) có tác dụng ích tâm tì, bổ khí huyết, kiện não, dùng rất tốt cho người mắc chứng hay quên do tâm tì hư nhược, khí huyết suy giảm.
. Hạt sen: có tác dụng ích tì vị, dưỡng tâm khí, ích trí lực, trừ bách bệnh.
. Hạt thông: phòng và điều trị suy giảm trí nhớ. Có tác dụng tốt trong các trường hợp can thận tinh khuy tổn kèm theo phế táo âm hư, ho khan, đại trường táo nhiệt bí kết
. Nấm linh chi: có tác dụng dưỡng tâm an thần, ích khí bổ huyết, kiện não ích trí.
. Mật ong: có tác dụng tăng cường trí nhớ rất hiệu quả. Trong thành phần mật ong, ngoài đường, đạm, còn chứa rất nhiều loại sinh tố và nguyên tố vi lượng có ích cho hoạt động của hệ thần kinh trung ương.

Xem thêm:

Vấn đề sử dụng các thuốc cũng hết sức tinh tế và khá phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết về bệnh lý cũng như đặc điểm của các thuốc. Đỏi hỏi người thầy thuốc phải có thái độ hợp lý trong việc nhận định bệnh, lựa chọn loại thuốc phù hợp, nắm vững tác dụng, độc tính, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Bệnh chứng thuốc

Hải thượng lãn ông

Tin tức

Chẩn pháp

Âm dương ngũ hành

Châm cứu

Dưỡng sinh

 

0905 136463

Chào bạn, bạn cần hổ trợ gì