Vong thoát chi cơ dĩ bị, cấp bổ nguyên dương chi tử, dĩ hồi dương, thận bất nhược tỳ
Đại hư chi bệnh cửu triền, thẩm cầu thủy hỏa chi nguyên, dĩ bồi bản, tỳ bất nhược thận
Vong thoát chi cơ dĩ bị - Hình minh họa |
Dịch nghĩa
Khi thấy triệu chứng bệnh “VONG ÂM THOÁT DƯƠNG” hiện ra đầy đủ, phải mau gấp bổ ngay con của nguyên dương để hồi dương mà cứu nghịch, vì khi ấy THẬN THỦY không quan trọng bằng TỲ THỔ (nguyên dương là hỏa, hỏa sinh tỳ thổ, tỳ thổ là con của nguyên dương)
Phàm những bệnh “ĐẠI HƯ” trong thế dằng dai, phải tìm kỷ ở nhà thủy hỏa để bồi bổ cái gốc, vì khi ấy TỲ THỔ không quan trọng bằng THẬN THỦY (Đại Hư: bệnh hư tổn về khí huyết lâu ngày)
Bài giải
Những chứng biểu hiện ra “ÂM VONG DƯƠNG THOÁT” tay chân giá lạnh, mồ hôi đọng từng giọt ở trên trán, tinh thần hôn mê, so vai ưỡn ngực mà thở, khí thoát mà phát nấc, khi đó chỉ nên gấp cho uống ngay Sâm Phụ để hồi dương cứu thoát
Nếu muốn kéo lại cái “VỊ KHÍ” sắp tuyệt thì gia Bạch truật để giữ gìn tỳ khí
Lại như tinh huyết không sinh ra được, mà dương sự lại suy, càng phải nên chú trọng vào bồi bổ cho con VỊ (dạ dày), bởi vì VỊ có khỏe thì THẬN khí mới đầy đủ sức mạnh để sinh tinh huyết làm vượng cho dương sự
Thận là cội nguồn của ngũ tạng, là cơ sở của tính mệnh, là căn bản của sự sinh tồn, đúng là bậc tiên thiên quân chủ, ở ngôi vị chí tôn, tất cả mọi sự phải nhờ đến, không phải hư vị. Thật vậy. nhưng trong cái lúc âm dương bị ly thoát, tình thế tựa như nhà vỡ thuyền dò, không thể không nhờ đến Sâm Phụ là tay lính khỏe, tướng mạnh được. Bởi vậy phải hạ lời cặn kẽ mà ủy thác rằng: “công việc ở ngoài phạm vi của THẬN phải nhờ tướng quân SÂM PHỤ chế ngự” vì lúc đó THẬN không quan trọng bằng TỲ
Những bệnh “ĐẠI HƯ” yếu nặng, đã uống nhiều loại thuốc bồi bổ khí huyết trong thời gian lâu dài mà chẳng thấy khí huyết ngày mạnh lên, thì phải nên tìm về cái gốc căn bản là Thủy Hỏa, như bài Lục vị hoàn, Bát vị hoàn là loại thuốc bồi bổ mạnh cho chân âm, chân dương. Cội gốc một khi đã vững bền thì cành lá sẽ xum xuê
Còn như khi TỲ VỊ yếu mà ăn ít, chậm tiêu, tỳ không đủ khả năng vận hóa, nên bồi bổ ngay vào MỆNH MÔN HỎA, đó là phép “ tăng thêm củi dưới nồi” (phủ hạ gia tân)
Lại như bệnh tả bệnh lỵ lâu ngày, đã chăm chăm trị về TỲ mà không có chút công hiệu nào thì nên cứu chữa về THẬN, vì thận giữ chức năng sơ thông bài tiết và bế tàng
Tuy rằng TỲ THỔ là mẹ của vạn vật, mọi sự sinh hóa đều nhờ ở thổ, nhưng nguồn gốc sinh hóa lại là ở THẬN. Sự việc đến lúc “đáo đầu” đó thật nên bỏ mặc TỲ để nhường cho THẬN, vì khi ấy TỲ lại không quan trọng bằng THẬN
Xem thêm:
Hỏa ký hư, thiên tráng thủy
Hỏa ký hư, thiên tráng thủy
Mệnh môn hỏa, bạch khiếu hỏa
Thiểu hư chứng hậu, duy tòng khí huyết chi phân
Theo Châu Ngọc Cách Ngôn – Thượng Thiên 12