TAM THẤT
Tam Thất Bắc - Rễ củ |
Tam thất tính ôn
Chỉ huyết hành ứ
Tiêu thủng định thống
Nội phục ngoại phu
TÊN KHÁC:
Kim bất hoán (có nghĩa là vị thuốc rất quý, vàng không đổi được), nhân sâm tam thất, sâm tam thất, điền thất
TÊN KHOA HỌC:
Panax Pseudoginseng Wall.
Thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae)
Tam thất (Radix psendo-ginseng) là rễ phơi khô của cây tam thất.
MÔ TẢ
Rễ củ có hình dạng thay đổi, hình ừụ hay hình chùy, dài 1,5 cm đến 4,0 cm, đường kính 1,2 cm đến 2,0 cm. Mặt ngoài màu vàng xám nhạt, có khi được đánh bóng, trên mặt có những vết nhăn dọc rất nhỏ. Trên một đầu có những bướu nhỏ là vết tích của rễ con, phần dưới có khi phân nhánh. Trên đỉnh còn vết tích của thân cây. Chất cứng rắn, khó bẻ, khó cắt, Khi đập vỡ, phần gỗ và phần vỏ dễ tách rời nhau. Mặt cắt ngang có lớp vỏ màu xám nhạt, có những chấm nhỏ màu nâu, phần gỗ ở trong màu xám nhạt, mạch gỗ xếp hình tỉa tỏa tròn. Mùi thơm nhẹ đặc biệt, vị đắng hơi ngọt.
BẢO QUẢN
Nơi khô thoáng mát, tránh mốc mọt.
TÍNH VỊ QUY KINH
Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn; vào 2 kinh can và vị
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ
Có tác dụng hành ứ, cầm máu, tiêu thũng. Dùng trong các trường hợp sau
- Bổ dưỡng: tăng lực, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch.
- Kích thích tâm thần, chống trầm uất.
- Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy.
- Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng: Chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm.
- Giảm sinh khối u, do đó làm giảm tốc độ phát triển u, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư, kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.
- Giã đắp hoặc rắc thuốc bột để cầm máu.
CÁCH DÙNG LIỀU LƯỢNG:
Ngày dùng 4-8g. Dạng thuốc sắc, hầm với thức ăn hoặc uống bột. Dùng ngoài có tác dụng cầm máu tại chỗ lượng vừa đủ
KIÊNG KỴ:
Phụ nữ có thai, khi bị tiêu chảy, thận trọng khi cho trẻ em sử dụng.
ĐƠN THUỐC CÓ TAM THẤT:
- Phụ nữ làm đẹp dưỡng nhan, chống lão hóa: mỗi sáng sau bữa ăn, trộn một muỗng nhỏ bột tam thất với sữa bò hoặc nước ấm uống. Uống bột tam thất có tác dụng với những trường hợp mắt bị quầng thâm, da xỉn màu, chảy máu răng lợi, tàn nhang, phụ nữ có máu kinh sẫm màu, máu cục… việc ăn uống cần thực hiện đều đặn hàng ngày.
Tam Thất tán bột |
- Đau bụng kinh: bột tam thất 8g. Uống trước khi hành kinh 3 ngày cho tới khi có kinh thì ngừng. Chiêu với cháo loãng hoặc nước ấm.
- Sau khi đẻ máu ra nhiều: bột tam thất 6g hòa với nước cháo uống hàng ngày.
- Bổ dưỡng, chóng mặt do thiếu máu: tam thất 10g, chim bồ câu 1 con. Hấp cách thủy để ăn hàng ngày.
- Chữa bạch cầu cấp và mạn tính: đương quy 30g, xuyên khung 30g, xích thược 20g, hồng hoa 10g, tam thất 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần uống.
- Tam thất với linh chi: tăng cường miễn dịch, chống stress, cải thiện trí nhớ.
- Chữa nôn ra máu: gà 1 con làm sạch bỏ lòng. Tam thất bột 8g. Nước ngó sen 1 cốc (200ml). Rượu lâu năm nửa chén (15ml). Hầm cách thủy để ăn, cách ngày ăn 1 lần, đến khi khỏi.
- Đi tiểu ra máu: tam thất bột 8g. Nước sắc cỏ bấc đèn và gừng tươi vừa đủ (200ml). Uống ngày 2 lần tới khi ngừng bệnh.
- Xuất huyết đại tràng: tam thất bột 8g. Rượu trắng nhẹ 20 độ vừa đủ trộn với bột. Uống ngày 2 lần với Tứ vật thang (thục địa chế rượu 16g, bạch thược 12g, đương quy tẩm rượu sao 12g, xuyên khung 12g). Uống vài ba lần sẽ khỏi.
- Loét hành tá tràng và dạ dày: tam thất bột 12g, bạch cập 12g, mai mực 8g. Nghiền bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g. Uống liệu trình từ 15 - 20 ngày.
- Phòng và chữa đau thắt ngực: ngày uống 4 - 8g bột tam thất (1 lần), chiêu với nước còn ấm.
Tam Thất viên |
- Đau thắt ngực do bệnh mạch vành: tam thất 20g, đan sâm 20g sắc uống hoặc lấy nước nấu cháo. Ăn liên tục trong vài tháng.
- Chữa thấp tim: ngày uống 8g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6 - 8 giờ), chiêu với nước ấm. Dùng trong 30 ngày. Hay bột tam thất 1g, uống ngày 2 - 3 lần; làm chậm quá trình phát triển của bệnh.
- Vết thương phần mềm bầm tím: bột tam thất một ít, dấm vừa đủ, trộn đều đắp lên vết thương. Nếu vết thương bị loét thì rắc thẳng bột tam thất lên sẽ lành.
- Bị đánh hoặc ngã có vết thương kín trong nội tạng: bột tam thất 16g. Cua sống 1 con. Làm sạch cua, giã nát, trộn đều, uống với rượu nóng. Cứ 2 ngày 1 lần tới khi hết đau.
- Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt): ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần 4g, chiêu với nước ấm.
- Chữa đau thắt lưng: bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều, ngày uống 8g, chia 2 lần, chiêu với nước ấm.
PHỤ:
NỤ HOA TAM THẤT
Người ta còn dùng nụ hoa Tam thất pha uống như chè. Nếu có dịp đến Lào Cai, các tỉnh phía Bắc ... thỉnh thoảng bạn sẽ thấy người dân vùng này dùng nụ hoa tam thất hãm nước uống. Trong Đông y, các bộ phận của cây tam thất đều được dùng làm thuốc. Ngoài củ tam thất là một trong những dược liệu quý được dùng phổ biến, nụ hoa của cây tam thất cũng được người xưa lưu tâm nghiên cứu và sử dụng. Theo dược thư cổ, nụ hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như cao huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù tai, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính... Nụ hoa tam thất được dùng dưới dạng: sấy khô tán bột và hãm uống thay trà. Liều dùng: mỗi ngày lấy 1g - 3g hoa tam thất, hãm uống.
Ghi chú:
Một số dược liệu mang tên Tam thất: - Thổ tam thất (Tam thất giả): là rễ củ của cây Gynura pseudochina DC. = Cacalia bulbosa Lour., họ Cúc (Asteraceae). Cây mọc hoang và được trồng ở nước ta. Rễ củ làm thuốc điều kinh, phụ nữ mới đẻ. Lá giã đắp mụn nhọt hoặc sắc chữa đau bụng. Rễ củ được dùng làm Bạch truật nam.
NHÀ THUỐC TÂN THÀNH ĐƯỜNG
👨 Lương y Dương Anh Khải.
📍 175 Lý Tự Trọng, Thị trấn Diên Khánh, Khánh Hòa.
☎️ 0905136463 - 0966708997