CHẨN PHÁP – TỐ VẤN 02
Kinh văn:
Hoàng Đế viết: Dư văn hư thực dĩ quyết tử sinh, nguyện văn kỳ tinh ?
Kỳ Bá viết: ngũ thực tử, ngũ hư tử.
Đế viết: nguyện văn ngũ thực ngũ hư ?
Kỳ bá viết: mạch thịnh, bì nhiệt, phúc trướng, tiền hậu bất thông, muộn mậu, thử vị ngũ thực. Mạch tế, bì hàn, khí thiểu, tiết lợi tiền hậu, ẩm thực bất nhập, thử vị ngũ hư.
Đế viết: kỳ thời hữu sinh giả hà dã ?
Kỳ bá viết: tương chúc nhập vị, tiết chú chỉ, tắc hư giả hoạt; thân hãn đắc hậu lợi, tắc thực giả hoạt. Thử kỳ hậu dã
Chẩn pháp - Tố Vấn 02 - Ảnh chữ Hán |
Dịch nghĩa:
Hoàng Đế hỏi rằng: Tôi nghe hiểu được tình huống hư thực là có thể quyết được tiên lượng bệnh sống hay chết (tốt hay xấu), xin cho biết rõ nguyên nhân ?
Kỳ Bá thưa rằng: Bị năm cái “thực” là chết, năm cái “hư” cũng chết
Hoàng Đế hỏi: Xin chỉ rỏ năm thực năm hư là thế nào ?
Kỳ Bá thưa rằng: Mạch thịnh có lực, da nóng bỏng, bụng trướng đầy, đại tiểu tiện không thông, ngực tức mắt mờ, đó là năm chứng “thực”. Mạch tế vô lực, ngoài da lạnh ngắt, thở hụt hơi, ỉa đái vãi, không ăn uống được, đó là năm chứng “hư”
Hoàng Đế hỏi: Mắc chứng như thế, mà đôi khi cũng có người sống, là vì sao ?
Kỳ Bá thưa rằng: Nếu cơ năng dạ dày có thể không suy kiệt hoàn toàn, có thể ăn được một ít cơm cháo, ỉa rót đã dừng, tuy thuộc “hư” chứng cũng có thể chuyển biến tốt. Nếu mồ hôi ra được đại tiểu tiện thông lợi, tà khí có thể tiết ra ngoài được, tuy thuộc “thực” chứng nguy hiểm cũng có thể khỏi được. Đó là phương pháp chẩn đoán vậy
(Tố vấn / Ngọc chân cơ tạng luận)