BỆNH CHỨNG THUỐC ĐIỀU TRỊ CẢM MẠO
Cảm mạo là cảm thụ phải phong tà hoặc thời hành bệnh độc (virut truyền nhiễm), dẫn đến công năng phế vệ thất điều, xuất hiện nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đầu đau, sợ lạnh, phát nhiệt, toàn thân khó chịu vv chủ yếu biểu hiện lâm sàng là một loại bệnh ngoại cảm. Cảm mạo lại còn có tên gọi thương phong, cảm mạo, thương hàn, cảm hàn …
Cảm mạo là bệnh thường thấy nhiều, nó phát bệnh rất rộng, cá thể phát bệnh lập đi lập lại ở tần suất cao, bất kỳ các bệnh khác không thể so sánh. Một năm 4 mùa phát bệnh, vào mùa đông xuân thì nhiều. Cảm mạo thể nhẹ tuy không dùng thuốc cũng có thể khỏi, cảm mạo thể nặng sẽ ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống, thậm chí đe dọa tính mạng trẻ em, người già ốm yếu, đặc biệt là khi cảm mạo bùng phát thành dịch, nhanh chóng trở nên phổ biến, người bị lây nhiễm rất nhiều, các triệu chứng nghiêm trọng, hoặc thậm chí gây tử vong, hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa, cảm mạo cũng là một yếu tố phát sinh và làm tăng nặng đối với các chứng bệnh như ho, tim đập nhanh, phù nề, bệnh tê liệt và các bệnh khác. Vì vậy, cảm mạo không phải là một bệnh nhỏ, cần phải tích cực phòng trị. Thuốc Đông y có tác dụng rất tốt đối với cảm mạo thông thường và cảm mạo thời hành (virut truyền nhiễm), đối với những khu vực đơn vị đã có xu thế lưu hành thành dịch, tuyển chọn những loại thuốc tương ứng để dự phòng và trị liệu, có thể thu được hiệu quả rỏ rệt
Sớm nhất ở “Nội kinh” đã nhận biết được ngoại cảm chủ yếu là do ngoại cảm phong tà gây nên. “Tố vấn. Cốt không luận” nói: “Phong từ ngoài vào, khiến người rét run, hãn ra, đầu nhức mình nặng, ố hàn.”. Đời Hán “Thương hàn luận” đã trình bày và phân tích trị chứng hàn tà gây nên cảm mạo, đã liệt kê tác dụng trị liệu của 2 loại chứng hậu nặng nhẹ làm mẫu Quế Chi Thang, Ma Hoàng Thang trị cảm mạo phong hàn.
Đời Tùy “Chư bệnh nguyên hậu luận – Phong nhiệt hậu” đề ra: “khí phong nhiệt, trước tiên từ bì mao đi vào phế. … chứng này khiến người sợ gió rùng mình, nước mắt nước mũi chảy … có đàm mủ xanh vàng” đã nhận biết bệnh tà phong nhiệt có thể gây nên cảm mạo đồng thời mêu tả chính xác hội chứng lâm sàng của nó. “Chư bệnh nguyên hậu luận” đã chỉ ra các loại như “thời khí bệnh”, “thời hành cảm mạo”. Còn cái tên bệnh danh cảm mạo, nó lần đầu tiên được nhìn thấy trong triều đại nhà Tống Bắc "Nhân trai trực chỉ phương – Thiên chư phong” những thế hệ thầy thuốc sau này tiếp tục sử dụng tên này, đồng thời song song với cảm mạo và thương phong. Đời Nguyên “Đan khê tâm pháp – Thương phong” làm sáng tỏ chỉ ra gốc bệnh ở tại phế, trị liệu “nên tân ôn hoặc tân lương – chi tể tán chi”. Đời minh “Vạn bệnh hồi xuân – Thương hàn phụ thương phong” nói: “Tứ thời cảm mạo phong hàn đều dùng thuốc giải biểu. Vào đời Thanh không ít thầy thuốc đã nhận biết được gốc bệnh này cùng với sự liên quan cảm mạo thời hành bệnh độc (dịch cúm do virut), “Loại chứng trị tài – thương phong” đã có tên “Thời hành cảm mạo”. “Chứng trị hối bổ - thương phong” hơn nữa nhận biết rằng những người cảm mạo thể chất hư nhược, đã đề ra nguyên tắc trị liệu phò chính khư tà.
Cảm mạo có phân ra cảm mạo thông thường và cảm mạo thời hành (virut truyền nhiễm), cảm mạo đông y và cảm mạo tây y căn bản tương đồng, cảm mạo thông thường tương đương với cảm mạo thông thường và nhiễm trùng đường hô hấp trên của tây y. Cảm mạo thời hành (virut truyền nhiễm) tương đương với cúm Tây y, do đó cảm mạo Tây y có thể tham khảo phần này để biện chứng luận trị
I. CƠ CHẾ NGUYÊN NHÂN BỆNH
1. Nguyên nhân của cảm mạo là do lục dâm tà khí phong hàn thử thấp táo hỏa đều có thể gây nên, đứng đầu 6 khí là phong, “bách bệnh chi trưởng” phong là nguyên nhân chính gây nên cảm mạo. Lục dâm xâm nhập và tiến công có lúc theo thời khí (theo mùa) và có lúc không theo thời khí (không theo mùa). Do sự thay đổi đột ngột của khí hậu, sự chênh lệch nhiệt độ tăng lên, và cảm thụ phải khí đương mùa, chẳng hạn như vào mùa xuân cảm phải gió, vào mùa hè cảm phải khí nóng, vào mùa thu cảm phải khí hanh khô, vào mùa đông cảm phải khí lạnh; lại là do khí hậu bất thường, mùa xuân ôn ấm áp nhưng trời lại lạnh, mùa hè nóng mà trời lại mát, mùa thu mát nhưng lại nóng nực, mùa đông lạnh lẽo mà trời lại ấm, con người cảm phải “khí không thuận” mà bị cảm mạo
Trong lục dâm có thể đơn độc gây bệnh, nhưng thường xen lẫn kết hợp với nhau mà gây bệnh, lấy phong tà làm đầu, như mùa đông đi với hàn, mùa xuân đi với nhiệt, mùa hè đi với nắng nóng ẩm thấp, mùa thu đi với hanh khô, mùa mưa dầm đi với khí ẩm ướt. Trên lâm sàng thường thấy tỷ lệ mắc bệnh cao vào mùa đông và mùa xuân thường đi với hàn và nhiệt, nên thường thấy phong hàn, phong nhiệt là phổ biến.
2. Thời hành trong thời hành bệnh độc (virut truyền nhiễm), là ý nói đến tà khí lưu hành, có liên quan đến mỗi 2 - 3 năm là một dịch nhỏ; trên dưới 10 năm là một dịch lớn. Bệnh độc là ý nói đến một loại khí (virut) có tính nguy hại mạnh mẽ, hay còn gọi là khí dịch lệ, có tính truyền nhiễm mạnh. “Chư bệnh nguyên hậu luận – Thời khí bệnh chư hậu”: “do mùa trong năm bất hòa, ấm mát không ổn định, con người cảm phải khí bất thường mà sinh ra bệnh, đa phần nhiễm dịch” tức là chỉ thời hành bệnh độc chi tà (virut truyền nhiễm). Con người cảm phải virut truyền nhiễm (thời hành bệnh độc) mà bệnh cảm mạo gọi là thời hành cảm mạo
Lục dâm tà khí hoặc thời hành bệnh độc (virut truyền nhiễm) có khả năng xâm nhập và tiến công cơ thể người gây nên cảm mạo, ngoài nguyên nhân nhất là tà khí thịnh ra, bao giờ cũng có liên quan đến chính khí mất thăng bằng của cơ thể con người. Hoặc là do thể chất chính khí hư yếu, hoặc bệnh ở phế không thể điều tiết phế vệ mà cảm phải ngoại tà. Cho dù thể chất khỏe mạnh, nếu sinh hoạt không cẩn thận, chẳng hạn như mệt mỏi, đói, tình trạng chức năng của cơ thể đang giảm, hoặc mặc quần áo ẩm ướt, hoặc ăn đồ mát ngủ ngoài trời, xông pha ngoài gió mưa, hoặc lúc khí hậu biến đổi y phục mong manh, chính khí mất sự điều hòa, thấu lí (da và các thớ thịt) không kín, tà khí nhân đó thừa hư mà xâm nhập vào
Vì vậy, cảm mạo xảy ra phụ thuộc vào cả hai yếu tố chính khí và tà khí, một là chính khí có thể chế ngự được tà khí, có người quanh năm không bị cảm, tức là chính khí mạnh mẻ thường chế ngự được tà khí, có người bị cảm nhiều lần trong năm, nghĩa là chính khí giảo hư không chế ngự được tà khí, “Tà chi sở tấu, kỳ khí tất hư”, cho thấy chính khí bất túc hoặc công năng trạng thái của vệ khí tạm thời suy giảm là yếu tố quyết định của cảm mạo; hai là tà khí có thể vượt qua chính khí, đó là mức độ nặng nhẹ của cảm phải tà khí, tà khí đôi khi bất túc không thắng được chính khí thì không bị bệnh, tà khí thịnh khí hậu rất lạnh, virut truyền nhiễm (thời hành bệnh độc), tà thắng chính khí tất sẽ gây nên cảm mạo, vì thế tà khí là yếu tố quan trọng gây bệnh cảm mạo
Phong đứng đầu tà khí lục dâm hoặc virut truyền nhiễm (thời hành bệnh độc), con đường xâm nhập vào cơ thể con người hoặc từ mũi miệng mà vào, hoặc từ bì mao mà vào. Do tính phong nhẹ bốc, “Tố vân – Thái âm dương minh luận” nói: “bị thương vì phong, bộ phận trên thụ bệnh trước”, phế là hoa cái của tạng phủ, vị trí cao nhất, khai khiếu ở mũi, chủ hô hấp, bên ngoài chủ bì mao, bản chất của nó mong manh, không chịu được tà xâm nhập, nên ngoại tà từ miệng mũi, bì mao xâm nhập vào, phế vệ đầu tiên phải chịu đựng. Bệnh cảm mạo ở tại phế vệ, cơ chế sinh bệnh cơ bản là ngoại tà bên ngoài ảnh hưởng đến rối loạn chức năng của phế vệ, dẫn đến vệ biểu bất hòa, phế mất đi sự tuyên túc, đặc biệt chủ yếu là vệ biểu bất hòa. Vệ biểu bất hòa, nên thấy ố hàn, phát nhiệt, đầu đau, mình đau, toàn thân khó chịu; phế mất tuyên túc, nên thấy nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, ngáy họng, đau họng vv ...
Do 4 mùa lục khí khác nhau, thể chất con người cũng khác nhau, trên lâm sàng có chứng hậu không giống nhau như phong hàn, phong nhiệt và thử nhiệt vv, trong quá trình bệnh còn thấy hàn và nhiệt chuyển đổi lẫn nhau. Bị virut truyền nhiễm (thời hành bệnh độc), tà từ biểu xâm nhập vào lý, truyền biến cấp tốc nhanh chóng, tình trạng khẩn cấp nặng nề.
II. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG:
Bệnh cảm mạo phát nhanh, đột ngột, không có thời gian ủ bệnh (hoặc thời gian ủ bệnh ngắn). Thời gian phát bệnh ngắn, ít nhất từ 3- 5 ngày, nhiều nhất từ 7 - 8 ngày. Chủ chứng thường là chứng trạng của phế vệ, như tắc mũi, chảy nước mũi, nhảy mũi, ho, sợ lạnh, phát nhiệt, toàn thân khó chịu. Chứng trạng bộc lộc thường đa dạng, thường là vùng mũi họng ngứa ngáy, khô ráo, khó chịu là thời kỳ sơ phát; thời kỳ tiếp theo là nhảy mũi, tắc mũi, chảy nước mũi, hoặc mệt mỏi, toàn thân khó chịu. Nếu bệnh nhẹ thì chỉ viêm đường hô hấp trên, chứng trạng không dữ dội, dễ thuyên giảm; nếu nặng thì phát sốt, ho, đau ngực, biểu hiện các chứng trạng phế vệ.
Bệnh chứng thuốc điều trị cảm mạo - Phân biệt cảm mạo và cúm |
Thời hành cảm mạo (virut truyền nhiễm) thường phát bệnh nhanh, các chứng trạng toàn thân nặng, phát sốt cao, thân nhiệt từ 390C - 400C, toàn thân mỏi đau, sau khi hết sốt thì mũi tắc, chảy nước mũi, họng đau, ho khan, và bắt đầu xuất hiện các chứng trạng về phế rõ rệt. Nếu nặng thì sốt cao không hạ, khò khè thở gấp, môi và móng tay xanh tím, thậm chí ho ra máu, có một số trường hợp bệnh nhân mê man nói sảng, ở trẻ con thì phát sinh co giật.
III. CHẨN ĐOÁN
1. Căn cứ vào khí hậu thay đổi đột ngột, trải qua bị thương phong cảm lạnh, dầm mưa gió, hoặc thời hành cảm mạo (virut truyền nhiễm) đang lưu hành
2. Phát bệnh cấp bách, quá trình bệnh ngắn hơn, bệnh trình 3 - 7 ngày, cảm mạo thông thường thường không lây truyền
3. Triệu chứng điển hình ở phế vệ, ban đầu khó chịu ở mũi họng, nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, giọng nói đục hoặc khàn, sợ gió, sợ lạnh, đau đầu, vv. Sau đó phát sốt, ho, đau họng, các chi đau nhức khó chịu. Một số bệnh nhân bị bệnh tỳ vị (đau dạ dày), kiêm có đau thắt ngực, buồn nôn, nôn, chán ăn, phân lỏng vv.
Tại thời điểm virut truyền nhiễm (thời hành cảm mạo) đang lưu hành, nhiều người cùng lúc phát bệnh, lây lan nhanh chóng. Khởi phát là khẩn cấp, các triệu chứng toàn thân nổi bật, chẳng hạn như sốt cao, nhức đầu, đau cơ thể, mệt mỏi không có sức, và có các triệu chứng hệ hô hấp nhẹ
4. Nó phổ biến trong tất cả các mùa, đặc biệt là vào mùa đông và mùa xuân.
4. Nó phổ biến trong tất cả các mùa, đặc biệt là vào mùa đông và mùa xuân.
IV. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
1. Ho do ngoại cảm khi cảm mạo xuất hiện phát sốt, sợ lạnh, lúc ho, dễ lẫn lộn với ho do ngoại cảm, việc xác định nên dựa trên các triệu chứng chính, nếu chứng trạng phát sốt sợ lạnh nổi trội, luận trị theo cảm mạo; nếu ho khạc đàm, thậm chí chứng trạng thở khò khè nổi trội, biện luận theo bệnh chứng ho ngoại cảm trị liệu
2. Đau đầu do ngoại cảm khi cảm mạo xuất hiện phát sốt, sợ lạnh, lúc đau đầu, dễ lẫn lộn với đau đầu ngoại cảm, việc xác định nên dựa trên các triệu chứng chính, nếu chứng trạng phát sốt sợ lạnh nổi trội, luận trị theo cảm mạo; nếu đau đầu rõ ràng, triệu chứng đau là chủ yếu, nên biện luận theo bệnh chứng đau đầu ngoại cảm trị liệu
3. Phong ôn phế bệnh cảm mạo và thời kỳ đầu phong ôn phế bệnh đều có triệu chứng của phế vệ, nhưng cảm mạo thông thường bệnh tình nhẹ, sốt không cao hoặc không sốt, bệnh thế ít có truyền biến, sau khi uống thuốc giải biểu ra nhiều mồ hôi hạ được nhiệt, quá trình bệnh ngắn. Và bệnh tình phong ôn phế bệnh thời kỳ nặng, ho nặng hơn, hoặc ho đau ngực, hoặc thậm chí ho đàm màu gỉ sắt, có phát sốt, thậm chí sốt cao ớn lạnh, sau khi uống thuốc giải biểu sốt tuy có giảm, nhưng lập tức tăng trở lại, có nhiều truyền biến, từ Vệ phận đến Khí phận, Dinh phận và Huyết phận, thậm chí tinh thần hôn ám, mê sản, co giật vì sợ hải vv
4. Tỵ uyên cảm mạo và tỵ uyên đều có thể thấy nghẹt mũi chảy nước mũi, hoặc kèm theo đau đầu. Nhưng tỵ uyên có nhiều nước mũi đục tanh hôi, cảm mạo thông thường thì nước mũi trong, không có mùi; Tỵ uyên đau ê ẩm vùng lông mày xương trán, đè lên thấy đau hiện rỏ (áp thống điểm), thông thường không sợ lạnh phát sốt, cảm mạo thì hiện rỏ chứng nóng lạnh ở ngoài biểu, phạm vi đau đầu không giới hạn ở trước trán hoặc xương lông mày. Bệnh trình Tỵ uyên dai dẳng, phát tác lặp đi lặp lại, không dễ trừ tận gốc, cảm mạo sau khi lành không để lại di chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi tanh hôi
V. BIỆT CHỨNG YẾU ĐIỂM:
1. Phân biệt cảm mạo phong hàn với cảm mạo phong nhiệt: Cảm mạo khi phát thường có phong hợp hàn, hợp nhiệt. Vì vậy, trên lâm sàng, đầu tiên cần phải phân biệt rõ hàn chứng, và nhiệt chứng. Cả hai chứng đều có sợ lạnh, phát sốt, tắc mũi, chảy nước mũi, đau đầu và mình. Nhưng chứng thuộc phong hàn thì sợ lạnh nhiều, phát sốt nhẹ, không có mồ hôi, nước mũi xanh, miệng không khát, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch phù hoặc phù khẩn; chứng thuộc phong nhiệt thì phát sốt cao, sợ lạnh ít, có mồ hôi, nước mũi đục, miệng khát, rêu lưỡi mỏng, vàng, mạch phù sác.
2. Phân biệt chứng cảm mạo thường với thời hành cảm mạo (virut truyền nhiễm): Cảm mạo thông thường có tính rải rác, chứng trạng phế vệ rõ rệt, nhưng bệnh tình nhẹ, chứng trạng toàn thân không nặng, truyền biến nhẹ; thời hành cảm mạo (virut truyền nhiễm) có tính chất lây lan rầm rộ, tính truyền nhiễm mạnh, chứng trạng phế hệ (mũi họng) nhẹ, mà chứng trạng toàn thân rõ ràng, chứng trạng nặng, lại có thể có truyền biến, đi vào lý sinh nhiệt, kết hợp với các bệnh khác.
3. Phân biệt cảm mạo của người thường và cảm mạo người thể chất hư, người bình thường sau khi bị cảm, các triệu chứng rõ ràng hơn, nhưng chúng rất dễ phục hồi. Người yếu đuối về thể chất sau khi bị cảm mạo, các triệu chứng kéo dài triền miên, lâu khỏi hoặc lặp đi lặp lại. Trên lâm sàng cần phải phân ra là khí hư hay là âm hư. Khí hư cảm mạo, có các chứng như mõi mệt lười biếng không có sức lực, hụt hơi ngại nói, mình đau nhức không đổ mồ hôi, hoặc rất ghét lạnh, ho, mạch phù nhược. Âm hư cảm mạo, có các chứng như phát sốt nhẹ, ngũ tâm phiền nhiệt (lòng bàn chân tay và ngực nóng) miệng khô, ít mồ hôi, ho khan ít đờm, lưỡi hồng, mạch tế sác
VI. NGUYÊN TẮC TRỊ LIỆU
1. Cảm mạo do tà khí bên ngoài xâm nhập cơ biểu dùng pháp tống tà giải biểu, cần tuân theo “Tố vấn – âm dương ứng tượng đại luận”, “nếu ở bì mao làm cho phát tán” là ý đó, dùng pháp tân tán giải biểu, khư trừ ngoại tà, tà khứ thời chính khí an, cảm mạo sẽ khỏi. Pháp giải biểu nên căn cứ vào sự khác biệt giữa hàn nhiệt thử thấp, mà phân biệt lựa chọn các vị thuốc có tính tân ôn, tân lương, thanh thử giải biểu. Bệnh tà thời hành cảm mạo (virut truyền nhiễm), pháp trị cũng giải biểu tống tà nhưng lại coi trọng thanh nhiệt giải độc là chủ
2. Tuyên thông phế khí, một trong những bệnh sinh của cảm mạo là phế mất đi sự tuyên túc, vì vậy sự tuyên thông phế khí sẽ khiến chức năng tuyên túc của phế hồi phục trở lại bình thường, phế chủ bì mao, tuyên thông phế lại có thể trợ giúp việc giải biểu, tuyên thông và giải biểu liên quan với nhau, cùng hiệp đồng phát huy tác dụng
3. Chú ý nếu cảm mạo kiêm chính khí hư nên phù chính khu tà, không nên chuyên về phát tán, để tránh đổ mồ hôi quá nhiều làm tổn thương chính khí. Bệnh ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, pháp trị nên bổ sung hóa thấp, hòa vị, lý khí, chú ý đặc biệt đến chính khí
VII. PHÂN CHỨNG LUẬN TRỊ
1. CẢM MẠO PHONG HÀN
Chứng trạng: sợ lạnh nhiều, phát nhiệt ít, không mồ hôi, đầu đau, chi khớp đau nhức, nghẹt mũi mất tiếng nặng, chảy nước mũi trong, ngứa họng, ho có đàm, đàm thổ loãng, sắc trắng, rêu lưỡi chất lưỡi trắng bạc, mạch phù hoặc phù khẩn
Trị pháp: tân ôn giải biểu, tuyên phế tán hàn
Phương dược: KINH PHÒNG BẠI ĐỘC TÁN
Cam thảo 4g, Cát cánh 8g, Chỉ xác 8g, Độc hoạt 12g, Khương hoạt 12g, Kinh giới 12g, Phòng phong 8g, Phục linh 12g, Sài hồ 12g, Tiền hồ 8g, Xuyên khung 8g
Tán bột, mỗi ngày uống 20 – 40g với nước sắc bạc hà và gừng, có thể dùng dạng thuốc thang sắc uống
Trong phương lấy kinh giới, phòng phong giải biểu tán hàn; sài hồ, bạc hà, giải biểu sơ phong; khương hoạt, độc hoạt tán hàn trừ thấp, để trị mình mẩy tứ chi đau nhức; xuyên khung hoạt huyết tán phong làm hết đau đầu; chỉ xác, tiền hồ, kiết cánh tuyên phế lợi khí; phục linh, cam thảo hoá đàm hoà trung.
Phong hàn nặng, sợ lạnh nhiều, gia ma hoàng, quế chi,
Đầu đau gia bạch chỉ,
Cổ lưng cứng đau gia cát căn;
PHONG HÀN KÈM THẤP, không phát sốt, mình nặng rêu lưỡi nhớt, mạch nhu, dùng KHƯƠNG HOẠT THẮNG THẤP THANG GIA GIẢM:
Cam thảo nướng 2g, cảo bổn 4g, độc hoạt 4g, khương hoạt 4g, mạn kinh tử 4g, phòng phong 4g, xuyên khung 2g.
Sắc uống
PHONG HÀN KIÊM KHÍ TRỆ, buồn bực khó chịu nôn oẹ, dùng HƯƠNG TÔ TÁN GIA GIẢM;
Cam thảo 4g, Hương phụ 8g, Tô diệp 8g, Trần bì (bỏ xơ trắng) 4g, gừng 3l, táo 3q.
Sắc uống
BIỂU HÀN KIÊM LÝ NHIỆT, gọi là “hàn bao nhiệt”, phát nhiệt sợ lạnh, nghẹt mũi mất tiếng nặng, toàn thân đau nhức, không mồ hôi miệng khát, yết hầu đau, ho đàm thở gấp, đàm vàng đặc quánh, hoặc tiểu đỏ tiện bí, rêu lưỡi chất lưỡi vàng trắng lẫn lộn, mạch phù sác, giải biểu thanh lý, dùng SONG GIẢI THANG GIA GIẢM
Bạc hà 20g, bạch thược 20g, bạch truật 20g, cam thảo 20g, cát cánh 40g, đương qui 20g, hoàng cầm 40g, hoạt thạch 120g, kinh giới 20g, liên kiều 20g, ma hoàng 20g, phòng phong 20g, sơn chi 20g, thạch cao 40g, xuyên khung 20g
Tán bột, ngày uống 40g với nước sắc gừng và hành
UỐNG thuốc vào nếu muốn ói, nên móc họng cho nôn. Nếu không thì tự nhiên sẽ đổ mồ hôi, tiêu lỏng, làm cho tiêu lỏng cả trong lẫn ngoài (song giải)
Phong hàn cảm mạo có thể dùng các thuốc thành phẩm như Ngọ Thời Trà, Thông Tuyên Lí Phế Hoàn vv, chứng nhẹ cũng có thể dùng sinh khương 10g, hồng trà lượng vừa đủ, nấu nước uống
Bệnh chứng thuốc điều trị cảm mạo - Phân chứng luận trị & phương dược |
2. CẢM MẠO PHONG NHIỆT
Chứng trạng: phát nhiệt, sợ phong hàn ít, hoặc có mồ hôi, nghẹt mũi hắc hơi, chảy nhiều nước mũi, đầu đau, yết hầu đau, ho có nhiều đàm, rêu lưỡi chất lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác
Trị pháp: tân lương giải biểu, tuyên phế thanh nhiệt
Phương dược: NGÂN KIỀU TÁN
Cam thảo 5g, Cát cánh 24g, Đạm đậu xị 20g, Bạc hà 12g; Kinh giới 16g, Trúc diệp 16g, Liên kiều 40g, Ngưu bàng tử 20g; Kim ngân hoa 40g.
Tán bột ngày uống 24g với nước sắc Lô căn
Trong phương kim ngân hoa, liên kiều tân lương thấu biều, kiêm thanh nhiệt giải độc; bạc hà, kinh giới, đạm đậu xị sơ phong giải biểu, đẩy nhiệt ra bên ngoài; kiết cánh, ngưu bàng tử, cam thảo tuyên phế khư đàm, lợi yết tán kết; trúc diệp, lô căn cam lương khinh thanh, thanh nhiệt sinh tân chỉ khát.
Phát sốt nhiều, gia hoàng cầm, thạch cao, đại thanh diệp thanh nhiệt;
Đầu đau nặng, gia tang diệp, cúc hoa, mạn kinh tử thanh lợi đầu mục;
Yết hầu sưng đau, gia bản lam căn, huyền sâm lợi yết giải độc;
Ho đàm vàng, gia hoàng cầm, tri mẫu, triết bối mẫu, hạnh nhân, qua lâu xác thanh phế hoá đàm;
Miệng khát, trọng dụng lô căn, gia hoa phấn, tri mẫu thanh nhiệt sinh tân
THỜI HÀNH CẢM MẠO, dịch đang lưu hành phát sinh, lạnh rùng mình phát sốt, toàn thân đau nhức, mõi nhừ vô lực, hoặc phát sốt đang ở thế mạnh, trọng thanh nhiệt giải độc, phương trên gia đại thanh diệp, bản lam căn, tảo hưu, quán chúng, thạch cao
Phong nhiệt cảm mạo có thể dùng thuốc thành phẩm NGÂN KIỀU GIẢI ĐỘC PHIẾN, LINH KIỀU GIẢI ĐỘC PHIẾN , TANG CÚC CẢM MẠO XUNG TỂ. Thời hành cảm mạo dụng BẢN LAM CĂN XUNG TỀ
3. CẢM MẠO THỬ THẤP
Chứng trạng: thường phát sinh ở mùa hạ, mặt bẩn thân nhiệt ra mồ hôi, nhưng ra mồ hôi mà không khoẻ, thân nặng mệt mõi lười biếng, đầu nặng đau, hoặc nghẹ mũi chảy nước mũi, ho có đàm vàng, buồn bực khó chịu muốn ói, tiểu tiện ngắn đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch nhu sác
Trị pháp: thanh thử khứ thấp giải biểu
Phương dược: TÂN GIA HƯƠNG NHU ẨM
Bạch biển đậu 12g, Hậu phác 8g, Hương nhu 8g, Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 8g.
Sắc uống
Trong phương hương nhu phát hãn giải biểu; kim ngân hoa, liên kiều tân lương giải biểu; hậu phác, biển đậu hoà trung hoá thấp.
THỬ NHIỆT THIÊN THỊNH, gia hoàng liên, thanh hao, tiên hà diệp, tiên lô căn thanh thử tiết nhiệt;
THẤP KHỐN VỆ BIỂU, mình nặng ít mồ hôi sợ gió, gia thanh đậu quyển, hoắc hương, bội lan hương thơm hoá thấp tuyên biểu;
Tiểu tiện đỏ ngắn, gia Lục nhất tán, xích phục linh thanh nhiệt lợi thấp
Thử thấp cảm mạo hoặc cảm mạo mà kiêm thấy các chứng ở trung tiêu, có thể dùng thuốc thành phẩm HOẮC HƯƠNG CHÍNH KHÍ HOÀN
4. CẢM MẠO THỂ HƯ
Tuổi già hoặc thể chất hư yếu, hoặc sau khi bệnh tật, suy nhược sau sinh, khí hư âm khuy, ngoại vệ bất cố, dễ bị cảm mạo nhiều lần, hoặc khi cảm mạo kéo dài dây dưa không khỏi, hội chứng của nó khác với cảm mạo của người thường
- Khí hư cảm mạo thể chất khí hư rất dễ cảm tái đi tái lại nhiều lần, rất sợ lạnh, hoặc phát sốt, sốt không cao, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, đổ mồ hôi, mệt mỏi không có sức, khó thở, ho có đàm suy nhược, chất lưỡi nhợt nhạt, rêu trắng mỏng, mạch phù vô lực
Trị pháp: ích khí giải biểu
Phương dược: SÂM TÔ ẨM GIA GIẢM
Trong phương lấy nhân sâm, phục linh, cam thảo ích khí khứ tà; tô diệp, cát căn sơ phong giải biểu; bán hạ, trần bì, kiết cánh, tiền hồ tuyên phế lý khí, hóa đàm chỉ khái; mộc hương, chỉ xác lý khí điều trung; khương táo điều hòa dinh vệ
Biểu hư tự hãn gia hoàng kỳ, bạch truật, phòng phong ích khí cố biểu
Khí hư biểu chứng nhẹ có thể dùng BỔ TRUNG ÍCH KHÍ THANG để ích khí giải biểu
Nếu thể chất khí hư thường bị cảm mạo, có thể thường dùng NGỌC BÌNH PHONG TÁN, tăng cường công năng cố biểu bên ngoài, để phòng cảm mạo
- Âm hư cảm mạo thể chất âm hư tân dịch thiếu hụt, cảm phải ngoại tà, tân dịch khô mồ hôi xuất ra ngoài, hơi lạnh, ít mồ hôi, mình nóng, bàn tay bàn chân và lòng ngực nóng, chóng mặt khó chịu, khô miệng, ho khan ít đờm, nghẹt mũi chảy nước mũi, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác
Trị pháp: tư âm giải biểu
Phương dụng: GIA GIẢM UY NHUY THANG
Trong phương bạch vi thanh nhiệt hòa âm, ngọc trúc tư âm trợ hãn; thông bạch, bạc hà, kiết cánh, đậu xị sơ biểu tán phong; cam thảo, đại táo cam nhuận hòa trung
Âm hư hiện rỏ, miệng khát tâm phiền, gia sa sâm, mạch đông, hoàng liên, thiên hoa phấn thanh nhuận sinh tân trừ phiền
IX. TIÊN LƯỢNG
Cảm mạo phong hàn, nóng lạnh không giảm, tà khí hóa nhiệt thấy miệng khô muốn uống, đàm chuyển sang màu vàng đặc, yết hầu đau. Cảm mạo nhiều lần, do sức đề kháng kém, từ thực chuyển hư; hoặc cơ bản thể chất khuy hư liên tục bị cảm mạo, dẫn đến sức đề kháng càng suy hư, mà thành chứng gốc hư ngọn thực (bổn hư tiêu thực). Nếu cảm mạo không được kiểm soát kịp thời, nó cũng có thể được chuyển thành ho, tim đập nhanh (tâm quý), phù nề (thủy thũng) và các bệnh khác.
Nói chung, tiên lượng cảm mạo là tốt, nhưng đối với người già, trẻ em, và bệnh nhân thể chất suy nhược gặp phải đúng lúc thời hành cảm mạo (virut truyền nhiễm) sẽ khiến bệnh nặng, có thể gây ra các bệnh khác trở nên tồi tệ hơn thậm chí có hậu quả nghiêm trọng.
X. DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU DƯỠNG
Tăng cường khả năng tập thể dục, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng hoặc giảm quần áo kịp thời khi khí hậu biến đổi xảy ra, chú ý phòng chống lạnh giữ ấm, tiếp xúc cẩn thận với bệnh nhân bị cảm để tránh khỏi bị tà khí xâm nhập gây bệnh, ... đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng chống bệnh cảm. Nhất là trong thời kỳ thời hành cảm mạo (virut truyền nhiễm) lưu hành, thuốc phòng ngừa nói chung có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ bệnh. Các loại thuốc chính là quán chúng, đại thanh diệp, bản lam căn, áp chích thảo, hoắc hương, bội lan, bạc hà, kinh giới … Tuy nhiên, khi mùa thay đổi, các loại thuốc ngăn ngừa cảm cũng khác nhau. Như mùa đông mùa xuân dùng quán chúng, tử tô, kinh giới; mùa hạ dùng hoắc hương, bội lan, bạc hà; khi virut truyền nhiễm lưu hành (thời tà độc thịnh), sử dụng rộng rãi bản lam căn, đại thanh diệp, cúc hoa, kim ngân hoa vv… Các loại thực phẩm thường được sử dụng như hành, tỏi và giấm cũng có tác dụng phòng ngừa.
Bệnh nhân bị cảm nên nghỉ ngơi thích hợp, uống nhiều nước, chế độ ăn uống chất lỏng đồ chay là thích hợp, cẩn thận với những thứ có dầu mỡ và khó tiêu. Không khí trong phòng ngủ nên được lưu thông, không để thổi trực tiếp (quạt máy, điều hòa). Thời gian nấu thuốc nên ngắn, lấy khí vị giữ cho toàn vẹn hương thơm để phát huy tác dụng các hoạt chất, và những người không đổ mồ hôi sau khi uống thuốc nên dùng cháo nóng hoặc đắp chăn để thúc đẩy mồ hôi, sau khi đổ mồ hôi lập tức thay quần áo khô và sạch để tránh bị nhiễm tà lần nữa.
XI. LỜI KẾT
Cảm mạo là cảm phải khí lục dâm, virut truyền nhiễm (thời tà bệnh độc) trong đó phong tà đứng đầu, xâm phạm phế vệ, đặc trưng lâm sàng thường thấy ngoại cảm bệnh chứng gây ra như phát sốt sợ lạnh, đau đầu đau mình mẩy, nghẹt mũi chảy nước mũi, hắt hơi, ho và toàn thân khó chịu chung, 4 mùa đều có, nhưng mùa đông mùa xuân nhiều hơn. Bệnh sinh do vệ biểu bất hòa, phế mất đi sự tuyên túc, trị liệu lấy giải biểu tuyên phế làm nguyên tắc, nhưng phải phân rỏ sự khác biệt phong hàn, phong nhiệt và thử thấp cùng với kiêm bệnh, để phân biệt dùng thuốc tân ôn giải biểu, tân lương giải biểu và giải biểu thanh thử khứ thấp … trị pháp khư trừ biểu tà, khi virut truyền nhiễm lưu hành (thời tà bệnh độc) trọng điểm trị liệu lấy thanh nhiệt giải độc chính.
Trị liệu cảm mạo thông thường không dùng pháp bổ, để tránh tà khí liễm vào, nhưng nếu người thể hư yếu, phải dùng các dược phẩm bổ ích để giải biểu ích khí dưỡng âm, để phò chính khư tà. Uống thuốc kịp thời, ăn uống điều độ, điều dưỡng chăm sóc, giúp phục hồi nhanh chóng bệnh cảm mạo
Phòng ngừa cảm mạo là rất quan trọng, đặc biệt là đối với các khu vực, các đơn vị đã có xu thế lưu hành thành dịch (virut truyền nhiễm đang lưu hành), do đó, các biện pháp cần được thực hiện càng sớm càng tốt để tránh sự lây lan.
Xem thêm: Dược thiện trị cảm mạo
Vấn đề sử dụng các thuốc cũng hết sức tinh tế và khá phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết về bệnh lý cũng như đặc điểm của các thuốc. Đỏi hỏi người thầy thuốc phải có thái độ hợp lý trong việc nhận định bệnh, lựa chọn loại thuốc phù hợp, nắm vững tác dụng, độc tính, tác dụng phụ, tương tác thuốc...