Bản đồ bát quái hậu thiên của Văn Vương

BẢN ĐỒ BÁT QUÁI HẬU THIÊN CỦA VĂN VƯƠNG

ban-do-bat-quai-hau-thien-cua-van-vuong
Bản đồ Bát Quái Hậu Thiên của Văn Vương - Hình minh họa
Trên đây là bản đồ Lạc Thư về Hâu Thiên của Văn Vương, tính từ trên xuống, tính từ bên trái sang bên phải, và tính chéo đi chéo lại cũng đều là số 15, mà ứng theeo vạch của lưng rùa. Kinh dịch có nói: “ Trời là một vạch sinh ra Thủy, Đất hai vạch thành ra Thủy, vì thế: ở địa vị quẻ về Tiên Thiên, thời quẻ “Kiền” số 1, để ứng với Thiên nhất sinh Thủy, mà quẻ “Khôn” thời số 8; ở địa vị quẻ về Hậu Thiên, thời quẻ “Khôn” số 2, để ứng với Địa nhị thành chi, mà quẻ “Kiền” thời số 6

Có người hỏi bản đồ Tiên Thiên và Hậu Thiên ở kinh Dịch, thời quẻ Kiền ở phương Nam, quẻ Khôn ở phương Bắc, quả Ly ở phương Đông, quẻ Khảm ở phương Tây (đây là bản đồ tương xung đối đãi). Nhưng địa vị Bát Quái này với đạo làm thuốc không hợp nhau, mà nhà làm thuốc cứ nói đến Tiên Thiên, Hậu Thiên là cớ làm sao ?

Họ Triệu trả lời: Nhà làm thuốc gọi là Tiên thiên, là trỏ về một điểm Thủy hỏa vô hình; mà Hậu thiên là trỏ về thực thể Hữu hình, từ tạng phủ đến huyết mạch cơ nhục, bì phu, cùng nước mật và tân dịch.

Có người ngờ rằng: Đã gọi là Tiên thiên, thì là “Trời” còn chưa sinh, sao lại có quẻ Kiền phương Nam, quẻ Khôn phương Bắc, tám quẻ đối nhau ?

Tôi xin trả lời: hình đồ của Phục Hy lại đặt ra, chẳng phải là của Tiên Thiên hay sao ? Theo hình đồ Bát Quái thì trời ở trên, đất ở dưới, mặt trời ở phương Đông, nước nguồn ở phương Tây, gió mưa ở trên trời, núi sông ở dưới đất, người và muôn vật ở giữa. Ta thấy ông Thiệu Tử bày hàng như thế, có số Bát Quái của Tiên Thiên, còn người bây giờ thường dùng thời chỉ là đồ Hậu thiên của Văn Vương; ra ở quẻ “Chấn” bằng nhau ở quẻ “Tốn”, thấy nhau ở quẻ “Ly”, làm việc ở quẻ “Khôn”, nói vui ở quẻ “Đoài”, đánh nhau ở quẻ “Kiền”, khó nhọc ở quẻ “Khảm”, thành ở quẻ “Cấn”. Nhà làm thuốc căn cứ vào đó để phương Âm Dương và quyết sống chết, suy ra Thiên văn, Địa lý, Chiêm tinh, xem tướng, làm thuốc, xem bói ... Không việc gì chẳng lấy đồ hình của Văn Vương để làm phép

Còn như Tiên Thiên là vô hình, ví như quân chủ, tôi xét hình đồ đối nhau, thời quẻ “Kiền” ở chính Nam, khi đã biến sang quẻ “Ly”, quẻ “Khảm” ở chính Bắc, khi đã biến ra quẻ “Khảm”, quẻ “Ly” lui về phương Đông, là một hào âm biến một hào dương đi, quẻ “Khảm” lui về phương Tây, là một hào dương biến một hào âm đi, thế là chí lý âm đổi dương, dương đổi âm. Nhà làm thuốc có nói: “Đạo Dương đầy đủ ví như một hào trong quẻ “ Kiền” cho nên bổ chóng, đạo âm hư không, ví như một quẻ ở trong quẻ phân đôi, cho nên bổ chậm.”


Khôn Hóa Thái Chân (Hải Thượng Lãn Ông)

Bệnh chứng thuốc

Hải thượng lãn ông

Tin tức

Chẩn pháp

Âm dương ngũ hành

Châm cứu

Dưỡng sinh

 

0905 136463

Chào bạn, bạn cần hổ trợ gì