CHẨN PHÁP – TỐ VẤN 06
Kinh văn:
Trầm trọc vi nội, phù trạch vi ngoại. Hoàng xích vi phong, thanh hắc vi thống, bạch vi hàn, hoàng nhi cao nhuận vi nùng, xích thậm giả vi huyết thống, thậm vi luyến, hàn thậm vi bì bất nhân. Ngũ sắc các kiến kỳ bộ, sát kỳ phù trầm, dĩ tri thiển thâm; sát kỳ trạch yểu, dĩ quan thành bại; sát kỳ tán bác, dĩ tri viễn cận; thị sắc thượng hạ, dĩ tri bệnh xứ.
Chẩn pháp - Tố Vấn 06 - Ảnh chữ Hán |
Dịch nghĩa:
Sắc khí nổi ra ngoài mà dơ đục tối tăm thuộc về bên trong, nếu nổi ra ngoài mà nhuận trạch sáng sủa thì thuộc về bên ngoài. Dựa vào sự biểu hiện sắc khí trên mặt ta có thể đoán được: nếu biểu hiện sắc vàng đỏ, phần nhiều là thuộc phong, sắc xanh đen thuộc hiện tượng đau đớn, sắc trắng thuộc hàn, sắc vàng mà nhuận trạch như dầu mỡ đó là triệu chứng của ung và mủ, sắc đỏ sậm là triệu chứng của huyết ứ đau nhức ở gân cốt, sậm hơn nữa thành chứng co quắp, nếu lạnh nhiều sẽ làm cho da tê dại cấu không biết đau. Ngũ sắc đều biểu hiện nơi bộ vị của mình, quan sát sự phù trầm để biết được nó ở cạn hay sâu; quan sát sự nhuận trạch hoặc khô héo để nắm được bệnh tốt hay xấu (sống chết); quan sát sự phân tán hay kết tụ của sắc khí để biết được bệnh trình dài hay ngắn; quan sát sắc khí đang đi lên hay xuống là có thể biết bệnh xảy ra nơi nào.
Linh khu / Ngũ sắc