Bệnh chứng thuốc điều trị đầu thống

BỆNH CHỨNG THUỐC ĐIỀU TRỊ 
ĐẦU THỐNG (ĐAU ĐẦU)

Đầu thống là một bệnh trong đó đau đầu là đặc điểm lâm sàng chính gây ra bởi do ngoại cảm và nội thương, khiến cho mạch lạc câu cấp hoặc thất dưỡng, thanh khiếu không thông. Đau đầu là một chứng bệnh thường gặp, đây cũng là một triệu chứng phổ biến, có thể xảy ra trong một loạt các bệnh cấp tính và mãn tính, và đôi khi là tiền đề làm nặng thêm hoặc làm xấu đi một số bệnh liên quan.

benh-chung-thuoc-dieu-tri-dau-thong
Bệnh chứng thuốc điều trị đầu thống (đau đầu) - Hình minh họa

Đông Y có một lịch sử lâu dài để hiểu về căn bệnh đau đầu và có một ghi chép về "căn bệnh" trong các bản khắc của nhà ân. “Nội kinh” gọi căn bệnh này là "não phong" và "thủ phong". “Tố Vấn - Phong luận” cho rằng nguyên nhân của bệnh này là do phong hàn tà khí bên ngoài xâm nhập vào đầu não gây ra. “Tố Vấn – Ngũ Tạng sinh thành” còn chỉ ra cơ chế bệnh sinh “đó là đau đầu trong bệnh điên, hạ hư thượng thực”. Đời Hán “Thương Hàn Luận” ở chương thái dương bệnh, dương minh bệnh, thiếu dương bệnh, quyết âm bệnh đã thảo luận trình bày chi tiết về biện chứng luận trị của ngoại cảm đau đầu. Đời Tùy “Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận” đã nhận ra rằng "phong đờm tương kết, đi lên vùng đầu” có thể gây đau đầu. Đời Tống “Tam Nhân Cực Nhất Bệnh Chứng Phương Luận” có sự hiểu biết đầy đủ hơn về chứng nội thương gây đau đầu, cho rằng "do khí huyết nghịch mà đau, do khí ngũ tạng uất kết mà đau”. Về sau đời Kim Nguyên, nhận biết về bệnh đau đầu ngày càng hoàn thiện. “Đông Viên Thập Thư” chỉ ra ngoại cảm và nội thương đều có thể gây nên đau đầu, căn cứ vào nguyên nhân và triệu chứng không giống nhau mà có như thương hàn đầu thống, thấp nhiệt đầu thống, thiên đầu thống, chân đầu thống, khí hư đầu thống, huyết hư đầu thống, khí huyết đều hư đầu thống, quyết nghịch đầu thống, còn bổ sung thêm thái âm đầu thống và thiếu âm đầu thống, do vậy giúp tạo điều kiện sáng tạo trong việc dùng thuốc trị đau đầu. “Đan Khuê Tâm Pháp” cho rằng đau đầu phần nhiều do đàm và hỏa. “Phổ Tế Phương” cho rằng: “khí huyết lưỡng hư, phong tà làm tổn thương kinh dương, đi vào trong não, thời sẽ đau đầu”. Đời Minh “Cổ Kim Y thống Đại Toàn – đầu thống đại pháp phân nội ngoại chi nhân” đối với bệnh đau đầu đã tổng kết nói: “đau đầu nguyên nhân từ bên trong là do khí huyết đàm ẩm, ngũ tạng khí uất, ông Đông Viên luận thuộc khí hư, huyết hư, đàm quyết đầu thống; từ bên ngoài gây bệnh là do, phong hàn thử thấp gây ra, Trọng Cảnh luận thuộc thương hàn, Đông Viên luận thuộc lục kinh” ngoài ra, tài liệu lịch sử có tên gọi là đầu phong, thực tế thuộc đầu thống. Chính như “Chứng trị chuẩn thằng – đầu thống” có nói: “sách thuốc đa phần phân đầu thống, đầu phong làm hai loại, nhưng cũng là một bệnh, chỉ có mới củ đi và lưu lại thôi. Nông mà gần gọi là đầu thống, đau này bỗng nhiên mà đến, cũng dễ giải tán nhanh; sâu mà xa gọi là đầu phong, đau này phát không thường xuyên, sau khi khỏi dễ tái phát lại. Phải xem xét kiểm tra tà đó đến từ đau mà trị.”

Chứng đau nửa đầu trong y học phương tây, cũng như phân loại quốc tế mới về chứng đau nửa đầu định kỳ, đau đầu do căng thẳng, đau đầu cấp tính cùng với đau nửa đầu mạn tính, v.v., bất cứ ai có đặc điểm của hội chứng đau đầu đều có thể tham khảo phần này để biện chứng luận trị.

I. CƠ CHẾ NGUYÊN NHÂN BỆNH

1. Cảm phải ngoại tà bên ngoài đa phần do lối sống bất cẩn, nằm ngồi hóng gió, cảm phải phong hàn thấp nhiệt bên ngoài tác động vào đầu, khí thanh dương bị cản trở, khí huyết không thông, ngăn cản kinh mạch mà gây nên đau đầu. Ngoại tà trong đó phong tà giữ vai trò chủ đạo, “thương vu phong giả, thượng tiên thụ chi”, “điên cao chi thương, duy phong khả đáo” “Những người bị tổn thương bởi gió, phần trên bị tổn thương trước”, “Trên đỉnh núi cao, chỉ có gió mới có thể chạm tới”. Nhưng “phong vi bách bệnh chi trưởng” "phong đứng đầu trăm bệnh", đứng đầu trong lục dâm, thường kết hợp với hàn, thấp, nhiệt gây nên bệnh. Phong hiệp với hàn, hàn là âm làm tổn thương dương, thanh dương bị chặn, hàn ngưng huyết trệ, mạch lạc truất cấp mà đau; phong hiệp với nhiệt, phong nhiệt thượng viêm, quấy nhiễu thanh không, khí huyết nghịch loạn mà đau; phong hiệp với thấp, thấp khí dính đọng, thấp khí che lấp thanh dương, đầu là “thanh dương chi phủ”, thanh dương không phân bố, khí huyết không thông sướng mà gây đau. Ngoại tà dẫn đến đau đầu, cơ chế bệnh này trong “Thiên Biển – Đầu thống” có nói: “Lục dâm ngoại tà, ba khí phong hàn thấp gây uất át dương khí, ba khí hỏa thử táo đều thuộc nhiệt, cảm phải nhiệt sẽ khiến mồ hôi thoát ra ngoài, trái với phong hàn thấp kết hợp không gây hại như vậy. Như vậy nhiệt lại sẽ làm khí ủng mạch đầy, mà đau.

2. Trầm cảm giận dữ căng thẳng tinh thần lâu dài, can khí uất kết, can mất sơ tiết, mạch lạc mất đi sự điều đạt thư thái gây đau đầu; hoặc thường ngày tính tình bạo nghịch, tức giận thái quá, khí uất hóa hỏa, lâu ngày can âm bị suy hao, can dương mất đi sự thu liễm mà bốc lên trên, khí ủng tắc mạch bị đầy, thanh dương bị rối loạn mà đau đầu.

3. Chế độ ăn uống mê đắm ham thích chất béo ngọt ngạy, ham ăn ham uống, hoặc lao thương tỳ vị, dẫn đến tỳ dương không phấn chấn, tỳ không thể vận hóa truyền thâu thủy dịch, tụ lại mà đờm tự sinh dẫn đến thanh dương không thăng, trọc âm hạ giáng, thanh khiếu được bao phủ bởi đàm thấp; Hoặc đàm làm tắc nghẽn mạch não, đàm ứ tý trở, khí huyết không thông sướng, đều có thể dẫn đến não mất đi sự sáng suốt, tinh huyết bị lấp chặn, mạch lạc mất đi sự nuôi dưỡng mà đau. Như Đan Khê có nói “đầu thống đa phần thuộc đàm”. Ăn uống làm tổn thương tỳ, khí huyết hóa sinh không đầy đủ, khí huyết không đầy đủ để cung cấp dinh dưỡng cho não, đó cũng là nguyên nhân cơ chế của đau đầu.

4. Nội thương bất túc tiên thiên bẩm phú bất túc, hoặc lao dục thương thận, âm tinh hao tổn, hoặc lão niên khí huyết suy nhược, hoặc bệnh lâu ngày không khỏi, sản hậu sau sinh mất máu, dinh huyết khuy tổn, khí huyết không thể thượng dinh lên não, tủy hải không đầy dẫn đến đau đầu. Ngoài ra, chấn thương té ngã, hoặc bệnh lâu năm mạch lạc không thông, khí trệ huyết ứ, lạc mạch thất dưỡng dễ gây đau đầu. Đầu là thần minh chi phủ, “chư dương chi hội”, “não vi tủy hải” huyết tinh hoa của ngũ tạng, khí thanh dương của lục phủ đều hội tụ ở đầu, nghĩa là đầu có liên quan mật thiết với âm tinh chất và dương khí ngũ tạng lục phủ, tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tinh huyết, dương khí của các cơ quan nội tạng đều có thể trở thành nguyên nhân gây đau đầu, qui nạp lại không ngoài 2 loại ngoại cảm và nội thương. Mặc dù vị trí bệnh nằm ở đầu, nhưng nó có liên quan mật thiết đến can, tỳ và thận. Phong, hỏa, đàm, ứ, hư là những nguyên tố chính gây bệnh. Mạch lạc tắc nghẽn, thanh khiếu không thông; tinh huyết bất túc, não mất sự nuôi dưỡng, là mầm bệnh cơ bản của đau đầu.

II. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

Người bệnh cảm thấy vị trí đau đầu có thể đau trước trán, đau bên phải, đau bên trái, đau chính giữa đỉnh đầu, là một triệu chứng đặc trưng của bệnh. Theo Đông Y vị trí có thể khác nhau như ở thái dương, dương minh, thiếu dương hoặc ở thái âm, quyết âm, thiếu âm, hoặc đau toàn bộ đầu, nhưng đa số bị đau nửa đầu. Tính chất cơn đau có thể đau dữ dội do co rút, đau căng nhức, đau rát, đau như bị sưng căng tức, đau nặng đầu, đau như xé, hoặc đau trống rỗng, đau ngầm ngầm, đau tối tăm mặt mày vv... Kiểu phát bệnh đau đầu, có thể phát tác đột ngột, có thể chầm chậm. Thời gian đau có nỗi đau dai dẳng, đau không ngừng, đau rả rích liên tục, lúc phát lúc dừng. Tùy thuộc vào nguyên nhân, có các triệu chứng đau tương ứng đi kèm.

III. CHẨN ĐOÁN

1. Đau đầu là triệu chứng chính, vị trí đau có thể đau trước trán, đau bên phải, đau bên trái, đau chính giữa đỉnh đầu, và thậm chí là đau toàn bộ đầu. Bản chất cơn đau có thể đau căng nhức, đau như kim châm, đau như bị sưng căng tức, đau tối tăm mặt mày, đau ngầm ngầm, đau trống rỗng vv… Có thể phát tác đột ngột, có thể phát tác chầm chậm. Thời gian của cơn đau có thể từ vài phút, vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần.

2. Nguyên nhân dẫn đến đau đầu có thể do ngoại cảm bên ngoài, nội thương bên trong hoặc do có bệnh sử phát tác.

3. Kiểm tra xét nghiệm máu, huyết áp, dịch não tủy, lưu lượng máu não và điện não đồ nếu cần thiết, và Doppler xuyên sọ, CT sọ não và MRI khi cần thiết, có thể giúp loại trừ các bệnh liên quan và chẩn đoán rõ ràng.

IV. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

1. Bệnh Trúng phong - Bệnh Trúng phong là bệnh phổ biến ở những người trên 45 tuổi, chóng mặt phát tái nhiều lần, đau đầu đột ngột trở nên tồi tệ hơn, thường kèm nữa bên người hoạt động không linh hoạt, hoặc nói năng ngượng nghịu.

2. Chân đầu thống - Chân đầu thống thường là một cơn đau đầu dữ dội đột ngột, thường được biểu hiện bằng cơn đau dai dẳng và nặng thêm, thậm chí với nôn mửa, chân tay lạnh, co giật.

V. BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ

A. BIỆN CHỨNG YẾU ĐIỂM

1. Việc xác định ngoại cảm nội thương có thể dựa trên các đặc điểm như phương thức gây bệnh, thời gian mắc bệnh, và bản chất của cơn đau. Ngoại cảm đau đầu, thường phát bệnh cấp tính, bệnh tình nghiêm trọng hơn, biểu hiện như đau dữ dội do co rút, đau căng nhức, đau như bị sưng căng tức, đau nặng đầu, đau không dừng, thường do ngoại tà gây nên. Nội thương đau đầu, thường khởi phát chầm chậm, cơn đau chậm hơn, biểu hiện chủ yếu là đau ngầm ngầm, đau trống rỗng, đau tối tăm mặt mày, cơn đau từ từ, gặp sự lao thương phát nặng hơn, lúc phát lúc dừng.

2. Xác định bản chất của nỗi đau giúp phân tích nguyên nhân. Đau dữ dội do co rút, đau căng nhức, đa phần do dương kháng, hỏa nhiệt gây ra; đau nặng đầu đa phần do đàm thấp; cảm giác lạnh mà đau như kim châm do hàn quyết; đau nhói cố định thường do ứ huyết; đau như bị sưng căng tức, đa phần do dương kháng (dương bốc lên); đau ngầm ngầm rả rích hoặc đau trống rỗng, đa phần do tinh huyết khuy hư; đau mà tối tăm mặt mày, đa phần do khí huyết không đầy đủ.

3. Xác định vùng đau đớn. Xác định vùng đau giúp phân tích nguyên nhân nội tạng kinh mạch. Nói chung khí huyết, can thận âm hư, phần lớn toàn bộ đầu đau; dương kháng lên đau ở vùng chẩm, đa phần liền với vùng cổ; hàn quyết đau ở đỉnh đầu; can hỏa đau ở hai thái dương. Theo kinh lạc mà nói, phía trước là dương minh kinh, phía sau là thái dương kinh, 2 bên là thiếu dương kinh, đỉnh đầu là quyết âm kinh.

4. Các yếu tố gợi lên tác nhân gây bệnh như mệt mỏi mà phát, chủ yếu là nội thương bên trong, khí huyết âm tinh bất túc; do biến đổi khí hậu mà phát bệnh, thường là hàn thấp gây nên; trầm trọng hơn do dao động tình cảm, và liên quan đến can hỏa (nổi giận); do uống rượu hoặc ăn quá nhiều làm nặng thêm, chủ yếu là dương thượng kháng lên trên; sau khi bị chấn thương mà đau, thuộc ứ huyết.

B. NGUYÊN TẮC TRỊ LIỆU

Điều trị đau đầu "có phân nội ngoại hư thực" ("Y Biển – Đầu thống"). Do ngoại cảm gây nên thuộc thực, trị liệu lấy khư tà hoạt lạc là chủ, do tính chất mỗi tà khí không giống nhau, cần phân biệt sử dụng các pháp như khư phong, tán hàn, hóa thấp, thanh nhiệt vv, ngoại cảm lấy phong làm chủ, vì vậy việc sử dụng phong dược được nhấn mạnh. Do nội thương gây nên thuộc hư, trị liệu lấy bổ hư làm chủ, tùy thuộc vào sự thiếu hụt của nó, sử dụng ích khí thăng thanh, tư âm dưỡng huyết, ích thận trấn tinh, nếu do phong dương thượng kháng pháp trị tức phong tiềm dương, do đàm ứ lạc trở thì dùng pháp hóa đàm hoạt huyết. Hư thực kiêm tạp, phò chính khư tà cùng lúc.

VI. PHÂN CHỨNG LUẬN TRỊ

A. NGOẠI CẢM ĐẦU THỐNG

1. PHONG HÀN CHỨNG

Chứng trạng: đau đầu phát bệnh nhanh gấp, với các cơn đau như búa bổ, đau xuống cổ gáy, sợ gió ớn lạnh, không khát, rêu lưỡi trắng mỏng mạch phù khẩn.
Trị pháp: Sơ phong tán hàn.
Phương dược: XUYÊN KHUNG TRÀ ĐIỀU TÁN
Bạc hà 2c, bạch chỉ 2c, cam thảo 1c, khương hoạt 1c, kinh giới 4c, phòng phong 2c, tế tân 1c, xuyên khung 4c.
Các vị thuốc tán bột mịn, mỗi lần uống 4 – 8g x 2 - 3 lần / ngày. Uống với nước trà.
Nếu dùng thuốc thang sắc thì uống 1 thang / ngày, uống lúc thuốc còn ấm, sau bữa ăn 30 phút, uống một liệu trình 10 - 15 ngày.
Nước nhất: 3 chén, sắc còn ¾ chén.
Nước nhì: 3 chén, sắc còn nữa chén.
Nước nào uống nước đó, hoặc hòa chung 2 nước đã sắc chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Trong phương xuyên khung, khương hoạt, bạch chỉ, tế tân phát tán phong hàn, thông lạc chỉ thống, trong đó xuyên khung hành khí ở trong huyết, khu phong ở trong phận, đi lên vùng đầu mắt, là chủ dược điều trị đau đầu do ngoại cảm; Bạc hà, kinh giới, phòng phong thượng hành thăng tán, trợ khung, khương, chỉ, tân sơ phong chỉ thống; nước trà bản chất lạnh đắng, phối hợp các thuốc phong có tính ấm khô, hình thành tác dụng sơ phong tán hàn, thông lạc chỉ thống.
Nếu nghẹt mũi nước mũi trong, gia thương nhĩ, tân di, tán hàn thông khiếu. Vai gáy (hạng bối) cứng đau, gia cát căn sơ phong giải cơ. Buồn nôn rêu cáu bẩn, gia hoắc hương, bán hạ để hòa vị giáng nghịch. Đỉnh đầu đau gia cảo bổn khứ phong chỉ thống, nếu đỉnh đầu đau nhiều, nôn khang, ói đàm dãi, thậm chí tứ chi quyết lãnh, rêu lưỡi trắng, mạch huyền, đó là hàn phạm quyết âm, trị nên ôn tán hàn tà quyết âm, phương dùng NGÔ THÙ DU THANG gia bán hạ, cảo bổn, xuyên khung, ngô thù du ôn can ấm vị, nhân sâm, khương, táo trợ dương bổ tỳ thổ, khiến âm hàn không vượt lên trên, toàn phương hiệp đồng có tác dụng ôn tán giáng nghịch.

benh-chung-thuoc-dieu-tri-dau-thong
Bệnh chứng thuốc điều trị đầu thống (đau đầu) - Phân chứng luận trị


2. PHONG NHIỆT CHỨNG

Chứng trạng: phát bệnh nhanh gấp, đau như bị sưng căng tức (trướng thống), với các cơn đau như búa bổ, phát nhiệt hoặc sợ gió ớn lạnh, miệng khát muốn ăn, mặt hồng mắt đỏ, tiện bí phân vàng, táo bón, lưỡi đỏ rêu vàng mạch phù sác.
Trị pháp: Sơ phong thanh nhiệt.
Phương dược: KHUNG CHỈ THẠCH CAO THANG.
Xuyên khung 2c, bạch chỉ 2c, thạch cao 4c, cúc hoa 3c, hoàng cầm 3c; chi tử 3c, bạc hà 2c.
Sắc uống ngày 1 thang, uống lúc thuốc còn ấm, sau bữa ăn 30 phút, uống một liệu trình 10 - 15 ngày.
Nước nhất: 4 chén, sắc còn ¾ chén.
Nước nhì: 3 chén, sắc còn nữa chén.
Nước nào uống nước đó, hoặc hòa chung 2 nước đã sắc chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Trong phương xuyên khung, bạch chỉ, cúc hoa, thạch cao là chủ dược, sơ phong thanh nhiệt. Xuyên khung, bạch chỉ, khương hoạt, cảo bổn làm hết đau đầu, nhưng thiên về tân ôn (cay ấm), nên lấy cúc hoa, thạch cao tính ôn thay thế, biến tân ôn thành tân lương, sơ phong thanh nhiệt mà hết đau đầu.
Nếu phong nhiệt nhiều, bỏ khương hoạt, cảo bổn, gia hoàng cầm, sơn chi, bạc hà để tân lương thanh giải.
Phát sốt nhiều gia ngân hoa, liên kiều để thanh nhiệt giải độc.
Nếu nhiệt thịnh tổn thương đến tân dịch, hiện chứng lưỡi đỏ khô, gia tri mẫu, thạch hộc, hoa phấn để thanh nhiệt sinh tân.
Nếu ĐẠI TIỆN BÍ KẾT, miệng mũi sinh nhọt, khí các phủ không thông, dùng HOÀNG LIÊN THƯỢNG THANH HOÀN, khổ hàn giáng hỏa, thông phủ tiết nhiệt.

3. PHONG THẤP CHỨNG

Chứng trạng: Đầu đau, có cảm giác nặng như bị đè, cơ thể nặng nề, ngực khó chịu, tiểu tiện không thông, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch nhu.
Trị pháp: Khư phong trừ thấp.
Phương dược: KHƯƠNG HOẠT THẮNG THẤP THANG
Khương hoạt 2c, độc hoạt 2c, phòng phong 2c, xuyên khung 2c, cảo bổn 2c, chích thảo 2c, mạn kinh tử 2c.
Sắc uống ngày 1 thang, uống lúc thuốc còn ấm, sau bữa ăn 30 phút, uống một liệu trình 10 - 15 ngày.
Nước nhất: 4 chén, sắc còn ¾ chén.
Nước nhì: 3 chén, sắc còn nữa chén.
Nước nào uống nước đó, hoặc hòa chung 2 nước đã sắc chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Phương thuốc trị thấp khí tại biểu, chứng nặng đầu chân đầu thống. Nhân thấp tà tại biểu, nên lấy khương hoạt, độc hoạt, phòng phong, xuyên khung, cảo bổn, mạn kinh tử để khư phong trừ thấp, thấp được giải ở biểu, khí thanh dương được ban bố, nên mệt nhọc đau đầu được giải quyết; cam thảo trợ giúp các thuốc tân cam để phát tán, đồng thời điều hòa các vị thuốc. Nếu thấp trọc trung trở (trở trệ bên trong), thấy chứng trong lòng bực bội như ngây dại, cầu lỏng, gia thương truật, hậu phác, trần bì để táo thấp khoang trung. Nếu buồn nôn nôn mữa, gia sinh khương, bán hạ, hoắc hương phương hướng hóa trọc, giáng nghịch chỉ ẩu.
Nếu thấy mình nóng mồ hôi ra, bực bội miệng khát đó là do THỬ THẤP gây nên, nên thanh thử hóa thấp, dùng HOÀNG LIÊN HƯƠNG NHU ẨM gia hoắc hương, bội lan.

B. NỘI THƯƠNG ĐẦU THỐNG

1. CAN DƯƠNG CHỨNG

Chứng trạng: đau đầu như bị sưng căng tức, tâm phiền dễ cáu, mặt đỏ miệng đắng, hoặc kèm ù tai 2 bên sườn đau, đêm ngủ không yên, lưỡi hồng rêu vàng mỏng, mạch huyền hữu lực.
Trị pháp: Bình can tiềm dương.
Phương dược: THIÊN MA CÂU ĐẰNG ẨM
Thiên ma 3c, Câu đằng 4c, Thạch quyết minh (sắc trước) 8c, Đỗ trọng 4c, Xuyên Ngưu tất 4c, Tang ký sinh 8c, Hoàng cầm 3c, Chi tử 3c, , Ích mẫu thảo 4c, Phục linh 5c, Dạ đằng giao 5c.
Sắc uống ngày 1 thang, uống lúc thuốc còn ấm, sau bữa ăn 30 phút, uống một liệu trình 10 - 15 ngày.
Nước nhất: 4 chén, sắc còn ¾ chén.
Nước nhì: 3 chén, sắc còn nữa chén.
Nước nào uống nước đó, hoặc hòa chung 2 nước đã sắc chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Trong phương chú trọng bình can tiềm dương tức phong, đau đầu do can dương thượng kháng, thậm chí can phong nội động đều có hiệu quả. Trong phương dùng thiên ma, câu đằng, thạch quyết minh để bình can tiềm dương; hoàng cầm, sơn chi thanh can hoả; ngưu tất, đỗ trọng, tang ký sinh bổ can thận; dạ giao đằng, phục thần dưỡng tâm an thần trên ls ứng dụng có thể gia long cốt, mẫu lệ để tăng cường lực trọng trấn tiềm dương.
Nếu thấy can thận âm hư, thấy chứng sáng nhẹ chiều tối nặng hoặc lao lực, mạch huyền tế, lưỡi hồng rêu mỏng khô, gia sinh địa, hà thủ ô, nữ trinh tử, câu kỷ tử, hạn liên thảo để tư dưỡng can thận.
Nếu đầu đau nhiều, miệng đắng, sườn đau, can hoả thiên vượng, gia uất kim, long đởm thảo, hạ khô thảo để thanh can tả hoả.
HOẢ NHIỆT GIẢO THẬM, dùng LONG ĐỞM TẢ CAN THANG để thanh giáng can hoả.

benh-chung-thuoc-dieu-tri-dau-thong
Bệnh chứng thuốc điều trị đầu thống (đau đầu) - Phương dược

2. THẬN HƯ CHỨNG

Chứng trạng: đầu đau như rỗng không, kiêm hoa mắt chóng mặt tai ù, lưng gối mõi nhừ, di tinh, đới hạ, ngũ ít hay quên, lưỡi hồng ít rêu, mạch trầm tế vô lực.
Trị pháp: tư âm bổ thận
Phương dựợc: ĐẠI BỔ NGUYÊN TIỄN
Thục địa 5c, Sơn thù 2c, Hoài sơn 3c, Kỷ tử 2c, Đương quy 2c, Nhân sâm 3c, Chích thảo 1c, Đỗ trọng 2c.
Sắc uống ngày 1 thang, uống lúc thuốc còn ấm, sau bữa ăn 30 phút, uống một liệu trình 10 - 15 ngày.
Nước nhất: 4 chén, sắc còn ¾ chén.
Nước nhì: 3 chén, sắc còn nữa chén.
Nước nào uống nước đó, hoặc hòa chung 2 nước đã sắc chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Trong phương chú trọng tư bổ thận âm, lấy thục địa, sơn thù, sơn dược, câu kỷ tử tư bổ can thận âm; nhân sâm, đương quy bổ khí huyết; đỗ trọng ích thận làm mạnh lưng.
Lưng gối mõi nhừ gia tục đoạn, hoài ngưu tất làm mạnh lưng gối.
Di tinh, đới hạ gia liên tu, khiếm thực, kim anh tử để thâu liễm cố sáp.
Bệnh tình chuyển biến tốt, thường uống KỶ CÚC ĐỊA HOÀNG HOÀN hoặc LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN để bổ thận âm, tiềm can dương để củng cố hiệu quả điều trị.
Nếu đầu đau sợ lạnh, sắc mặt trắng, tứ chi lạnh, lưỡi nhạt, mạch trầm tế hoãn, thuộc chứng THẬN DƯƠNG BẤT TÚC, dùng HỮU QUY HOÀN để ôn bổ thận dương, bổ sung tinh tủy.
Nếu kiêm thấy NGOẠI CẢM HÀN TÀ, dùng MA HOÀNG PHỤ TỬ TẾ TÂN THANG để tán hàn ôn lý, biểu lý kiêm trị.

3. KHÍ HUYẾT HƯ CHỨNG

Chứng trạng: đau đầu mà choáng váng, làm việc quá sức thì đau tăng, sắc mặt trắng, hồi hợp đánh trống ngực không yên, đổ mồ hôi, hụt hơi, sợ gió, mõi mệt không có sức lực, lưỡi nhạt rêu trắng mỏng, mạch trầm tế mà nhược.
Trị pháp: song bổ khí huyết
Phương dược: BÁT TRÂN THANG
Đảng sâm 3c; Bạch linh 3c; Bạch truật (sao) 3c; Chích thảo 1c; Thục địa 3c; Bạch thược 3c; Xuyên khung 2c; Đương qui (tẩm rượu) 3c; Đại táo 2 quả; Sinh khương 2 - 3 lát.
Sắc uống ngày 1 thang, uống lúc thuốc còn ấm, sau bữa ăn 30 phút, uống một liệu trình 10 - 15 ngày.
Nước nhất: 4 chén, sắc còn ¾ chén.
Nước nhì: 3 chén, sắc còn nữa chén.
Nước nào uống nước đó, hoặc hòa chung 2 nước đã sắc chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Có thể tán bột làm viên hoàn uống, hoặc trộn mật ong làm viên tể uống, mỗi lần uống 4 – 8g x 2 - 3 lần / ngày. Uống với nước nóng.
Trong phương lấy tứ quân kiện tỳ bổ trung ích khí, lại lấy tứ vật bổ thận mà dưỡng huyết. Nên gia cúc hoa, mạn kinh tử nhập can kinh, làm nhẹ đầu sáng mắt trị phần ngọn, ngọn gốc đều trị, để nâng cao hiệu quả điều trị.

4. ĐÀM TRỌC CHỨNG

Chứng trạng: đầu đau ngu muội, vùng ngực thượng quản đầy buồn bực, nôn ói đàm dãi, rêu trắng nhớt hoặc lưỡi có vết răng, mạch hoạt hoặc huyền hoạt.
Trị pháp: kiện tỳ hoá đàm, giáng nghịch chỉ thống.
Bán hạ 2c; Bạch truật 3c ; Thiên ma 4c; Cam thảo 1,5c; Phục linh 3c; Trần bì 2c
Sắc uống ngày 1 thang, uống lúc thuốc còn ấm, sau bữa ăn 30 phút, uống một liệu trình 10 - 15 ngày.
Nước nhất: 4 chén, sắc còn ¾ chén.
Nước nhì: 3 chén, sắc còn nữa chén.
Nước nào uống nước đó, hoặc hòa chung 2 nước đã sắc chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Có thể tán bột làm viên hoàn uống, hoặc trộn mật ong làm viên tể uống, mỗi lần uống 4 – 8g x 2 - 3 lần / ngày. Uống với nước nóng.
Trong phương đều có kiện tỳ hoá đàm, giáng nghịch chỉ ẩu, bình can tức phong. Lấy bán hạ, bạch truật, phục linh, trần bì, sinh khương kiện tỳ hoá đàm, giáng nghịch chỉ ẩu, đàm trọc được khứ đi thì dương khí được thăng lên mà giảm đau đầu; thiên ma bình can tức phong, trị đầu đau, choáng váng là chủ dược.
Có thể gia hậu phác, mạn kinh tử, bạch tật lê vận hoá tỳ vị táo thấp, khử phong chỉ thống.
Nếu đàm uất hoá nhiệt, gia trúc nhự, chỉ thực, hoàng cầm thanh nhiệt táo thấp.

5. Ứ HUYẾT CHỨNG

Chứng trạng: đầu đau lâu ngày không khỏi, đau như kim đâm, về đêm càng nặng, đau có chỗ nhất định, hoặc có tiền sử bị chấn thương, va chạm... vào đầu, lưỡi tím hoặc có ứ ban ứ huyết, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế hoặc tế sáp.
Trị pháp: hoạt huyết thông khiếu chỉ thống
Xích thược 2c, Xuyên khung 2c, Đào nhân 3c, Hồng hoa 3c, Củ hành già ( cắt vụn) 3 củ, Sinh khương 3c, Xạ hương ( Xung phục) 5 phân.
Sắc uống ngày 1 thang, uống lúc thuốc còn ấm, sau bữa ăn 30 phút, uống một liệu trình 10 - 15 ngày.
Nước nhất: 4 chén, sắc còn ¾ chén.
Nước nhì: 3 chén, sắc còn nữa chén.
Nước nào uống nước đó, hoặc hòa chung 2 nước đã sắc chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Có thể tán bột làm viên hoàn uống, hoặc trộn mật ong làm viên tể uống, mỗi lần uống 4 – 8g x 2 - 3 lần / ngày. Uống với nước nóng.
Trong phương xạ hương, sinh khương, thông bạch ôn thông khiếu lạc; đào nhân, hồng hoa, xuyên khung, xích thược hoạt huyết hoá ứ; đại táo vị ngọt ôn phò chính khí. Có thể gia uất kim, xương bồ, tế tân, bạch chỉ lý khí thông khiếu, ấm kinh thông mạch. Đầu đau nhiều, gia toàn yết, ngô công, địa miết trùng để trục phong tà, hoạt lạc chỉ thống. Bệnh lâu ngày khí huyết bất túc, gia hoàng kỳ, đương quy để hoạt lạc hoá ứ.
Các chứng trị liệu kể trên, đều căn cứ vào các phương thuốc dẫn nhập vào kinh lạc tuần hoàn, có thể hiện rỏ để nâng cao khả năng trị liệu. Thông thường đau đầu ở kinh thái dương gia khương hoạt, phòng phong; đau đầu ở kinh dương minh gia bạch chỉ, cát căn; đau đầu ở kinh thiếu dương gia xuyên khung, sài hồ; đau đầu ở kinh thái âm gia thương truật; đau đầu ở kinh thiếu âm gia tế tân; đau đầu ở kinh quyết âm gia ngô thù du, cảo bổn Ngoài ra, trên lâm sàng còn thấy đau đầu như có tiếng sấm sét, đầu mặt nổi hạch hoặc ghét hàn thích nhiệt, gọi là LÔI ĐẦU PHONG, đa phần do thấp nhiệt độc tà thượng xung, làm nhiễu loạn thanh khiếu, dùng THANH CHẤN THANG gia bạc hà, hoàng cầm, hoàng liên, bản lam căn, cương tằm để thanh tuyên thăng tán, trừ thấp giải độc.

Còn có THIÊN ĐẦU PHONG, còn gọi THIÊN ĐẦU THỐNG, bệnh này phát dữ dội, đau kịch liệt, hoặc bên trái hoặc bên phải, hoặc đau đến mắt, răng, hết đau người như thường, phát tác nhiều lần không định kỳ, đó là do phần nhiều kinh can có phong hoả gây nên, trị nên bình can tức phong là chủ, có thể dùng THIÊN MA CÂU ĐẰNG ẨM hoặc LINH DƯƠNG CÂU ĐẰNG THANG.
Trong phương chú trọng bình can tiềm dương tức phong, đau đầu do can dương thượng kháng, thậm chí can nội động đều có hiệu quả. Trong phương dùng thiên ma, câu đằng, thạch quyết minh để bình can tiềm dương; hoàng cầm, sơn chi thanh can hoả; ngưu tất, đỗ trọng, tang ký sinh bổ can thận; dạ giao đằng, phục thần dưỡng tâm an thần trên ls ứng dụng có thể gia long cốt, mẫu lệ để tăng cường lực trọng trấn tiềm dương.
Nếu thấy can thận âm hư, thấy chứng sáng nhẹ chiều tối nặng hoặc lao lực, mạch huyền tế, lưỡi hồng rêu trắng khô, gia sinh địa, hà thủ ô, nữ trinh tử, câu kỷ tử, hạn liên thảo để tư dưỡng can thận.
Nếu đầu đau nhiều, miệng đắng, sườn đau, can hoả thiên vượng, gia uất kim, long đởm thảo, hạ khô thảo để thanh can tả hoả.

VII. TIÊN LƯỢNG

Tiên lượng có tiên lượng giữa các triệu chứng và tiên lượng giữa các bệnh. Tiên lượng các triệu chứng, như ngoại cảm đau đầu không được chữa khỏi kịp thời, lâu ngày sẽ làm hao thương chính khí có thể chuyển thành nội thương đau đầu; người bị nội thương đau đầu lại cảm phải tà khí, cũng có thể phát cùng ngoại cảm đau đầu. Chứng phong hàn hoặc chứng phong thấp, tà khí uất át hóa nhiệt, cũng có thể thành chứng phong nhiệt. Chứng thận hư thủy không nuôi dưỡng được mộc, có thể biến thành chứng can dương; chứng can dương hóa hỏa làm thương tổn đến âm có thể thành chứng thận hư; chứng đàm trọc do đàm trở huyết mạch, có thể thành chứng đàm ứ tý trở. Tiên lượng giữa các bệnh, như can dương đau đầu lâu ngày, nó có thể biến thành hoặc cùng phát với các bệnh như chóng mặt, mắt mờ, trúng phong.

Có sự khác biệt lớn trong tiên lượng của đau đầu, ngoại cảm đau đầu, điều trị dễ dàng và tiên lượng tốt. Nội thương đau đầu, hư thực lẫn lộn, điều trị khó khăn, chủ yếu biện chứng chính xác, kiên trì chú tâm trị liệu, có thể khiến bệnh thuyên giảm hoặc thậm chí được chữa khỏi. Nếu cùng phát với bệnh trúng phong, tâm thống, nôn mữa tiên lượng kém.

VIII. DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU DƯỠNG

Việc ngăn ngừa đau đầu là nhằm vào nguyên nhân, chẳng hạn như tránh để cảm phải tà khí bên ngoài, chớ để tình chí quá khích, mệt mỏi, ăn quá nhiều chất béo, v.v ... để tránh gây đau đầu. Trong giai đoạn cấp tính của đau đầu, nên nghỉ ngơi hợp lý, không nên ăn đồ nướng chiên dầu chua cay, để phòng tránh tạo nhiệt, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc điều trị, đồng thời hạn chế rượu thuốc lá. Nếu bệnh nhân lo lắng dao động về mặt cảm xúc, có thể thuyết phục an ủi để ổn định cảm xúc, đảm bảo thích hợp môi trường yên tĩnh, điều này có thể giúp giảm đau đầu.

IX. LỜI KẾT

Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây đau đầu, nhưng không ngoài hai loại ngoại cảm bên ngoài và nội thương bên trong. Ngoại cảm bên ngoài chủ yếu là phong tà làm chủ, hiệp với hàn, nhiệt, thấp, các chứng này thuộc thực. Nội thương bên trong đau đầu có hư có thực, thận hư, khí hư, huyết hư các chứng này thuộc hư, can dương, đàm trọc, ứ huyết đau đầu thuộc thực, hoặc hư thực lẫn lộn. Do đó đau đầu nên được phân biệt nội ngoại hư thực, điều trị cũng nên sử dụng bổ hư tả thực. Ngoại cảm đầu thống lấy khư phong hoạt lạc làm chủ, cần phân biệt do hiệp tà nào mà sư dụng thuốc khư phong, tán hàn, hóa thấp, thanh nhiệt. Nội thương đầu thống bổ hư chủ yếu, tùy vào tính chất hư thực, các phương pháp điều trị như bổ thận, ích khí, dưỡng huyết, hóa đàm, khứ ứ. Trên cơ sở phân biệt biện chứng, căn cứ bệnh biến theo tạng phủ kinh lạc, chọn gia thuốc dẫn theo đường kinh để hiệu quả tốt hơn, ngoài việc dùng thuốc có thể phối hợp với châm cứu điều trị bên ngoài, thường có thể cải thiện hiệu quả.

....

Vấn đề sử dụng các thuốc cũng hết sức tinh tế và khá phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết về bệnh lý cũng như đặc điểm của các thuốc. Đỏi hỏi người thầy thuốc phải có thái độ hợp lý trong việc nhận định bệnh, lựa chọn loại thuốc phù hợp, nắm vững tác dụng, độc tính, tác dụng phụ, tương tác thuốc...  bài viết đề cập đến tất cả các vị thuốc phương thuốc để tham khảo học tập, những người không chuyên nghiệp không nên thử thuốc.

Bệnh chứng thuốc

Hải thượng lãn ông

Tin tức

Chẩn pháp

Âm dương ngũ hành

Châm cứu

Dưỡng sinh

 

0905 136463

Chào bạn, bạn cần hổ trợ gì