CHẨN PHÁP – TỐ VẤN 01
Kinh văn:
Thiện chẩn giả, sát sắc án mạch, tiên biệt âm dương, thẩm thanh trọc nhi tri bộ phận; thị suyễn tức, thính âm thanh, nhi tri sở khổ, quan quyền hành quy củ, nhi tri bệnh sở chủ; án xích thốn, quan phù trầm hoạt sáp, nhi tri bệnh sở sinh. Dĩ trị vô quá, dĩ chẩn tắc bất thất hĩ
Chẩn pháp - Tố Vấn 01 - Ảnh chữ Hán |
Dịch nghĩa:
Người thầy thuốc “chẩn đoán” tài giỏi, xét ở sắc ấn ở mạch, phân biệt âm dương trước đã, thẩm xét rõ thanh hay trọc để biết bệnh thuộc về bộ phận nào; nhìn hơi thở, nghe tiếng nói, mà biết được sự đau đớn thế nào; tuân thủ các quy tắc mà biết được bệnh do tạng nào sở chủ; bắt mạch thốn khẩu tại cổ tay, nhận rõ phù, trầm, hoạt, sáp... mà biết được bệnh do đâu sinh ra. Làm đầy đủ như thế khi chẩn đoán sẽ không bị sai lầm, khi trị liệu cũng không bị thái quá, như thế sẽ không bị nhầm lẫn
(Tố vấn / Âm dương ứng tượng đại luận)