TẠNG TÂM VÀ TẠNG THẬN TƯƠNG THÔNG VỚI NHAU
Trong ngũ tạng: có tạng thời chứa hồn, có tạng thời chứa phách, có tạng thời chứa ý, có tạng thời chứa trí khôn, đều là thần minh cả, chỉ có tạng tâm tạng thận như thể một nhà. Tạng thận là hành thủy, tạng tâm là hành hỏa, làm căn bản lẫn cho nhau
Tạng tâm thuộc về quẻ Ly, quẻ Ly thuộc âm, một hào âm giữa hai hào dương, vả lại trong tạng tâm chứa chất nước đỏ tức là chân âm. Còn tạng thận thuộc về quẻ Khảm, quẻ Khảm thuộc dương, một hào dương giữa hai hào âm, hơn nữa trong tạng thận chứa màng trắng tức là chân dương vậy
Tạng thận thuộc hành thủy giúp cho tạng tâm ở trên, tạng tâm thuộc hành hỏa thời tương giao với tạng thận ở dưới, như vậy là quẻ “Ký tế” thế là tạng thận lại vận dụng ở trên mà tạng tâm lại truyền tống ở dưới
Tạng Tâm và Tạng Thận tương thông với nhau - Hình minh họa |
Về lục phủ thời vị (dạ dày) sử dụng cho tạng tỳ (lá lách) để phân biệt nước và cặn bả rồi truyền tống mở đóng, chỉ khó nhọc về hình hài mà không khó nhọc về thần khí, nếu có bệnh thì dễ chữa, còn lao tâm là hao tổn về tinh hoa mà hại về thất tình (mừng, giận, thương, vui, yêu, ghét, muốn) như thế thời hại nhiều, nên thành bệnh khó chữa, cổ thư có nói: “Lo nghĩ hại hơn là tình dục” vì lo nghĩ thời vận dụng lên tạng tâm mà lây đến tạng thận. Sở dĩ lây đến tạng thận vì tạng thận để chứa tâm chí; người ta không có con là bởi tạng tâm mà tóc bạc bởi tạng thận, một khi tạng tâm đã yếu thời tạng thận cũng không đầy đủ được
Nội kinh có nói: “huyết sinh ra tinh, tinh sinh ra khí, khí sinh ra thần” cho nên các Đạo sĩ cho tinh, khí, thần là 3 của báu trong thân người, lại như thần khí đối với tinh huyết thời thần khí là dương, tinh huyết là âm, huyết đối với tinh thời huyết là âm mà tinh là dương. Nếu ta để ý vào tạng tâm và tạng thận thời đỡ bệnh tật, mà có bệnh cũng dễ chữa. Lại chữa người ăn cao lương mỹ vị thời để ý về ngũ tạng, mà chữa người thường ăn cơm rau, thời để ý hơn về lục phủ, mà đều nên trọng về tạng tâm tạng thận. Tạng là tàng có nghĩa là chứa lại. Nội kinh có nói: “Âm thuộc về tạng trong thân người, nếu thấy rõ thời bại mà chết” Lại nói: “ngũ tạng chứa tinh khí mà không tiết vợi ra ngoài, lục phủ truyền tống đi mà không chứa lại” cho nên ngũ tạng ít khi dùng thuốc để vơi cả (không cho phép tả) mà mới có lời bàn quý ngũ tạng hơn là lục phủ
Đến như tạng thận thời là căn bản để bế vít, tạng ấy chỉ có hư không thực càng không có lý nào tả nó được.
Ngũ tạng đều có tướng hỏa, duy tướng hỏa ở tạng can chỉ nên vừa phải, vì tạng can là hành mộc, hỏa có vừa phải thời mộc mới được nẩy nở, nếu dữ dội thời có hại hơn hỏa ở các tạng khác, âm khí của đàn ông là nơi gân lớn tụ lại mới tác dụng được mạnh, cũng vì có sức của tướng hỏa
Khi đàn ông đàn bà giao hợp thời hỏa ở tam tiêu và ở trong ở ngoài đều đem trở xuống, nơi huyền phủ (mời chứa tinh khí) mở ra, cho nên tinh khí đi mạnh ra, như vậy thời việc tác dụng ấy còn ở tạng can mà không những ở tạng thận