KINH THỦ DƯƠNG MINH ĐẠI TRƯỜNG
( mỗi bên có 20 huyệt )
A. Đường đi:
Từ góc móng tay trỏ (phía xương quay) dọc bờ ngón trỏ (phía mu tay) đi qua kẽ giữa hai xương bàn tay số 1 và 2 (Hợp cốc) vào hố lào giải phẫu (chỗ lõm giữa hai gân cơ dài ruỗi và ngắn ruỗi ngón cái (Dương khê) dọc bờ ngoài (phía xương quay) cẳng tay vào chỗ lõm phía ngoài khuỷu (Khúc trì); dọc phía trước ngoài cánh tay đến phía trước mỏm vai giao hội với kinh thái dương Tiểu trường ở Bỉnh phong với mạch Đốc ở Đại trùy (nơi tụ hội của 6 kinh dương) trở lại hố trên đòn (Khuyết bồn) xuống liên lạc với Phế, qua cơ hoành đi xuống (thuộc về Đại trường)
Phân nhánh: Từ hố trên đòn qua cổ lên mặt vào chân răng hàm dưới rồi vòng môi trên, hai kinh giao nhau ở Nhân trung và kinh bên phải tận cùng ở cạnh cánh mũi bên trái, kinh bên trái tận cùng ở cạnh cánh mũi bên phải để tiếp nối với kinh Dương minh
II. Kinh Thủ Dương Minh Đại trường |
B. Biểu hiện bệnh lý:
- Kinh bị bệnh: Cổ sưng, răng hàm dưới, vai, cẳng tay đau; ngón trỏ, cái khó vận động. Nếu tà khí ở kinh thịnh, có thể sưng đau. Nếu kinh khí suy, sợ lạnh ở chỗ đường kinh đi qua
- Phủ bị bệnh: Mắt vàng, mồm khô, đau họng, chảy máu mũi, bụng đau, sôi bụng. Nếu hàn: ỉa chảy. Nếu nhiệt: ỉa nhão, dính hoặc táo bón. Tà khí thịnh, sốt cao có thể phát cuồng
C. Trị các chứng bệnh:
Ở đầu, mặt, tai, mắt, mũi, răng, họng, ruột và sốt
D. Các huyệt của kinh đại trường:
1. Thương dương
2. Nhị gian
3. Tam gian
4. Hợp cốc
5. Dương khê
6. Thiên lịch
7. Ôn lưu
8. Hạ liêm
9. Thượng liêm
10. Thủ tam lý
11. Khúc trì
12. Trửu liêu
13. Thủ ngũ lý
14. Tý nhu
15. Kiên ngung
16.Cự cốt
17. Thiên đỉnh
18. Phù đột
19. Hòa liêu
20. Nghênh hương
“Đại trường 20 khởi thương dương
Nhị gian, tam gian, hợp cốc (đương)
Dương khê, thiên lịch, ôn lưu (ngũ)
Hạ, thượng liêm, thủ tam lý (tòng)
Khúc trì, trửu liêu, ngũ lý (cấm)
Tý nhu, kiên ngung, cự cốt kiên
Thiên đảnh, phò đột, hoà liêu (tiếp)
(Tỷ bàn đại hiện huyệt) nghinh hương”