Bạo nhiệt tắc thương dương nghi thanh hỏa dĩ tư phế khí

Bạo nhiệt tắc thương dương, nghi thanh hỏa dĩ tư phế khí
Cửu nhiệt tắc thương âm, nghi tráng thủy dĩ bổ thận nguyên
bao-nhiet-tac-thuong-duong-nghi-thanh-hoa-di-tu-phe-khi
Bạo nhiệt tắc thương dương nghi thanh hỏa dĩ tư phế khí
Dịch nghĩa
Tự nhiên phát nóng dữ sẽ tổn thương dương khí, nên cho thanh hỏa để tưới nhuận phế khí
Nóng nhiệt đã lâu dài sẽ tổn thương âm huyết, nên tráng thủy để bồi đắp thận nguyên

Bài giải
Người xưa dạy rằng: 
"Nhiệt tắc thương khí" nóng quá thì hại dương khí, cho nên các phương điều trị chứng cảm thử (nắng) chuyên nhằm vào những thuốc bổ khí. 
Lại nói: "nhiệt tắc thương huyết" nóng quá thì hại âm huyết, cho nên những phương thuốc thanh hỏa thường chú trọng nhiều vào những thuốc bổ huyết

Vậy thì tại sao đã nói là: “nhiệt thương khí” mà còn nói “nhiệt thương huyết”. Thế thì có 1 thứ nhiệt mà cả 2 khí huyết đều bị tổn thương sao? Nhưng nói về điều trị nhiệt thì biết nhằm vào khí hay nhằm vào huyết. Huyết hư mà nhầm vào bổ khí thì huyết lại càng khô. Khí hư mà nhầm vào bổ huyết thì khí lại càng nóng uất?

Ở đây cần phải hiểu rõ: “Cái nhiệt mà làm tổn thương khí” là thứ nhiệt bạo cấp từ ngoài dẫn tới kết chặt với cái khí uất trong người. “Cái nhiệt mà làm tổn thương huyết” là nhiệt lâu dài nung nấu từ bên trong, là nhiệt ở âm phận. Như vậy nên bổ khí hay nên bổ huyết, nên dùng dương dược hay âm dược đã có đường lối cụ thể

Sách Nội Kinh nói: "bạo bệnh phi âm, cửu bệnh phi dương” những bệnh tự nhiên phát nóng thật dữ không phải là âm bệnh mà là dương bệnh, những bệnh nóng lâu ngày không phải là dương bệnh mà là âm bệnh. Như vậy có thể nào không đem cái lý mà lãnh hội cho quán thông trong cái khoảng ấy được chăng
Theo Châu Ngọc Cách Ngôn Thượng Thiên 20

Bệnh chứng thuốc

Hải thượng lãn ông

Tin tức

Chẩn pháp

Âm dương ngũ hành

Châm cứu

Dưỡng sinh

 

0905 136463

Chào bạn, bạn cần hổ trợ gì