Cứu ngũ tạng chi thương, đáo để mạc vong hồ thận

Cứu ngũ tạng chi thương, đáo để mạc vong hồ thận
Trị cửu hư chi chứng, dũ nghi ái tích kỳ đàm
Cuu-ngu-tang-chi-thuong-dao-de-mac-vong-ho-than
Cứu ngũ tạng chi thương, đáo để mạc vong hồ thận

Dịch nghĩa:
Cứu trị những ngũ tạng tổn thương, rút cục phải nghĩ đến anh THẬN mà bồi bổ
Chữa trị những chứng bệnh suy hư lâu ngày, rất nên gìn giữ chân ĐÀM, chớ có khu trục

Bài giải:
THẬN là cội nguồn của tạng phủ, là gốc rễ của 12 kinh mạch, là cơ sỏ cho sinh mệnh, là căn bản để có sức sống, là bể chứa của tinh huyết. Tất cả những thần của tâm, khí của phế, sự quyết đoán của can đởm, sự thu nạp và vận hóa của tỳ vị, sự truyền tống của đại tiểu trường, sự hóa khí của bàng quang, sự thăng giáng cùa tam tiêu, tất thẩy đều phải nhờ vào một điểm chân dương ở trong thận như một ông tổ vậy
Sách NỘI KINH nói: "khí ngũ tạng khi bị tổn thương phải xét đến anh THẬN” Lại nói: "Trăm mạch đều gốc ở THẬN”. Lại nói: "gặp chứng hư yếu quá phải mau mau giữ gìn Bắc phương” (bắc phương thuộc thận, tức thận thủy) để bồi dưỡng cho sinh mệnh
Vậy trị bệnh tổn thương của ngũ tạng phải nhớ đến THẬN, vì thận là một chân dương có thể bỏ quên được hay chăng?

ĐÀM là do tân dịch trong cơ thể ngưòi ta hóa sinh ra, nó sẵn có từ lúc sơ sinh, mà đàm cũng là men nhựa của chân khí. Vậy ĐÀM cũng là một vật để dưỡng sinh
Sách NỘI KINH nói: "Đàm vốn không thể sinh ra bệnh, chính vì bệnh mà sinh ra đàm". Phương pháp trị ĐÀM nên theo dõi bệnh ĐÀM bởi đâu sinh ra mà trị. Sự điều trị phải nhẹ nhàng khéo léo, bởi ĐÀM là một vật “hữu dụng” trong cơ thể con người, không nên công trục bừa bãi làm tổn hại tới nguyên khí, hao kiệt tân dịch
Trị bệnh ĐÀM lúc thường còn như thế, huống chi lúc bệnh hư yếu lâu ngày lại càng phải bảo vệ giữ gìn lấy nó mới phải

Dương Anh Khải. Theo Châu Ngọc Cách Ngôn - Thượng Thiên 3

Bệnh chứng thuốc

Hải thượng lãn ông

Tin tức

Chẩn pháp

Âm dương ngũ hành

Châm cứu

Dưỡng sinh

 

0905 136463

Chào bạn, bạn cần hổ trợ gì