Có thai đau bụng

CÓ THAI ĐAU BỤNG
Có thai đau bụng: phụ nữ trong thời kỳ mang thai, xuất hiện chứng đau bụng dưới là chính, được gọi là “nhâm thần phúc thống” hay cũng gọi là “bào trở

A. THEO YHHĐ
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, bất kì sự khác lạ nào của cơ thể cũng có thể là bình thường hoặc dấu hiệu cảnh báo bất thường, đau bụng dưới khi mang thai cũng vậy Ở những tuần đầu tiên của thai kỳ, hầu như thai phụ nào cũng có cảm giác đau tức ở vùng bụng dưới. Đây là hiện tượng bình thường, thai phụ không cần lo lắng. Bởi đây là dấu hiệu thai đang tìm cách làm tổ trong buồng tử cung. Ngoài cảm giác bị đau bụng dưới, thai phụ sẽ có thêm cảm giác chóng mặt và buồn nôn, nôn ọe. Vào khoảng 1 – 3 tháng đầu, cảm giác đau này sẽ dữ dội hơn. Nguyên nhân là do sự căng cơ và dây chằng vì phải nâng đỡ thai nhi đang ngày càng lớn trong buồng tử cung. Triệu chứng đau này sẽ tăng lên khi thai phụ ngồi xổm, đứng dậy đột ngột hoặc ho.
Bên cạnh đó, cơn đau vùng bùng dưới cũng có thể xuất hiện vào những tháng cuối của thai kỳ. Và đó là do dịch vị trong dạ dày tá tràng tăng.
Tuy nhiên, hiện tượng bị đau bụng dưới khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những biến chứng thai kỳ nguy hiểm mà thai phụ không biết. Chẳng hạn:
- Thai ngoài tử cung: Thay vì thai vào tử cung làm tổ, thai sẽ nằm ở buồng trứng làm tổ và được gọi là thai ngoài tử cung. Khi bị thai ngoài tử cung, bạn sẽ cảm thấy đau bụng âm ỉ, sau đó đau dữ dội, ra máu âm đạo, rối loạn nhịp tim, hồi hộp, sốc thì cần đi viện ngay lập tức vì có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người mẹ.
- Dọa sảy thai: Trong trường hợp này, các cơn đau âm ỉ sẽ trở nên mạnh và đau thắt do cổ tử cung co bóp mạnh. Nếu đau trước 6 tháng thai kỳ thì dọa sảy thai cao, nếu đau sau 6 tháng có nguy cơ sinh non. Khi đau, mẹ sẽ cảm thấy kèm theo co giật, bụng dưới nặng trĩu, âm đạo chảy máu cục to.
- Nhiễm trùng đường tiểu: Phụ nữ khi mang thai rất dễ bị nhiễm trùng đường tiểu nếu vệ sinh không sạch sẽ. Khi bị nhiễm trùng sẽ cảm thấy đau tức hoặc âm ỉ vùng bụng dưới, đi tiểu rát, nước tiểu hôi, có thể có máu hoặc không. Nhiễm trùng đường tiểu có thể dẫn tới viêm âm đạo nếu không điều trị kịp thời gây nhiễm trùng nước ối và cực kỳ nguy hiểm cho thai nhi.
Nhìn chung, đau bụng dưới khi mang thai là hiện tượng nguy hiểm. Thai phụ và gia đình nên hết sức lưu tâm, nếu thấy những cơn đau bụng dưới kéo dài và đi kèm với những dấu hiệu bất thường như xuất huyết âm đạo, cơ thể phù nề, ngất, nôn mửa dữ dội,…thì cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu để muộn, tình mạng thai phụ và thai nhi sẽ bị đe dọa.

B. THEO YHCT
Tùy theo chứng bệnh để có các tên gọi sau:
- Có thai đau bụng: gọi là “nhâm thần phúc thống” hay cũng gọi là “bào trở” (xem bài bên dưới)
- Có thai ra máu: gọi là chứng thai lậu (xem bài có thai ra máu)
- Đàn bà có thai rồi lại vẫn thấy kinh gọi là khích kinh (xem bài khích kinh)
- Thai động bất an: thai máy động lung tung, người có thai rất khó chịu …(xem bài thai động bất an)
- Nếu sau khi truỵ thai mà về sau khi thụ thai cũng vẫn như thế thành ra thói quen thì gọi là sẩy thai liên tục, sảy thai quán tính, hoạt thai (xem bài sẩy thai liên tục)

Sau đây tôi xin giới thiệu về chứng bệnh có thai đau bụng. Có thai đau bụng là chứng bệnh thường thấy trong thời gian mang thai, nếu không đi kèm với các triệu chứng ra máu, nói chung dự đoán tốt. Nếu đau lâu không ngừng, bệnh ngày càng tiến triển, cũng có thể làm tổn thương thai khí, và thậm chí phát triển làm sẩy thai, đẻ non

I. NGUYÊN NHÂN
Bệnh phát chủ yếu là do bào mạch trở trệ, khí huyết vận hành không thông. Không thông mà đau là thực, không vinh (vinh khí vệ huyết không được đầy đủ) mà đau là hư. Thường phân thành HUYẾT HƯ, HƯ HÀN, KHÍ UẤT
1. HUYẾT HƯ:
Phụ nữ có thai mà cơ thể vốn bị huyết hư, hoặc thiếu máu quá nhiều hoặc tỳ hư nguồn sinh hóa bất túc nên huyết bị hư. Huyết hư bào mạch mất đi sự nuôi dưỡng, dẫn đến đau bụng
2. HƯ HÀN :
Phụ nữ có thai mà cơ thể vốn bị dương hư, có âm hàn bên trong, không thể sinh ra huyết, không hành được huyết, bào mạch không được sưởi ấm khiến cho hàn bốc lên làm cho khí huyết vận hành không thoải mái, bào mạch bị ngăn trở, vì vậy gây nên bụng đau
3. KHÍ UẤT :
Phụ nữ có thai mà cơ thể vốn bị uất ức hoặc tình chí bị tổn thương, khí uất thì huyết vận hành không thông, bào mạch bị trở trệ, không thông thì đau, vì vậy gây nên đau bụng

II. BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ
Biện chứng chủ yếu căn cứ vào tính chất và mức độ của đau bụng, kết hợp với các triệu chứng cùng với đặc điểm của lưỡi và mạch để phân hư thực. Phép điều trị vốn lấy điều hòa khí huyết là chính, sẽ khiến khí huyết của bào mạch lưu thông, thì đau sẽ tự khỏi
1. HUYẾT HƯ HÌNH:
CHÚNG HẬU: phụ nữ có thai tự nhiên đau bụng dưới liên tục, đầu váng, hồi hộp, mất ngủ, hay mơ, sắc mặt vàng úa, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch tế hoạt. PHÁP TRỊ : bổ huyết dưỡng huyết chỉ thống an thai
PHƯƠNG DƯỢC :
Đương quy 3c, Bạch thược 3c, Xuyên khung 2c, Bạch truật 3c, Phục linh 3c, Đảng sâm 4c
Co thai dau bung
Có thai đau bụng - các vị thuốc trong phương
PHÂN TÍCH BÀI THUỐC: Trong phương Đương quy, Xuyên khung dưỡng huyết, hoạt huyết, hành huyết cho khỏi trệ ; Bạch thược dưỡng huyết, chỉ thống ; Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh kiện Tỳ, ích khí là nguồn của việc sinh hóa. Toàn phương khiến khí sung huyết được lưu thông, khí huyết vận hành thông sướng, nên thai được an hết đau
GIA GIẢM :
- Huyết hư nhiều gia câu kỷ tử, hà thủ ô chế, thố ty tử để tư thận dưỡng huyết, nhuận dưỡng bào mạch
- Hồi hợp mất ngũ gia toan táo nhân, long nhãn nhục, ngũ vị tử để dưỡng huyết nhinh tâm an thần
2. HƯ HÀN HÌNH:
CHÚNG HẬU: Phụ nữ có thai bụng dưới lạnh đau, thích ấm, thích xoa bóp, hình hàn chi lãnh (tay chân co rút), mệt mõi không có sức , sắc mặt không tươi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch tế hoạt
PHÁP TRỊ : Noãn cung, chỉ thống, dưỡng huyết, an thai
PHƯƠNG DƯỢC :
A giao 3c, Ngải diệp 2c, Đương quy 3c, Xuyên khung 2c, Bạch thược 3c, Can địa hoàng 3c, Cam thảo 2c
PHÂN TÍCH BÀI THUỐC:
Trong phương Ngải diệp noãn cung, chỉ thống ; Đương quy, Xuyên khung dưỡng huyết, hành trệ ; Bạch thược, Cam thảo hoãn cấp chỉ thống ; A giao, Địa hoàng dưỡng huyết, an thai.Toàn phương cùng tấu noãn cung, chỉ thống, dưỡng huyết, an thai
GIA GIẢM :
- Nếu dương hư nhược kèm đau lưng gia đỗ trọng, ba kích thiên, bổ cốt chỉ để ôn thận trợ dương, khiến âm hàn tiêu tán, khí huyết trôi chảy, thì bụng sẽ hết đau
3. KHÍ UẤT HÌNH:
CHÚNG HẬU: Phụ nữ có thai bụng đau, tinh thần uất ức hoặc phiền muộn dễ tức giận, hông sườn đầy trướng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi nhạt, mạch huyền hoạt
PHÁP TRỊ: Thư can, giải uất, chỉ thống, an thai
PHƯƠNG DƯỢC:
Đương quy 3c; bạch thược 3c; sài hồ 3c; phục linh 3c; bạch truật 3c; cam thảo 2c; sinh khương 3f; bạc hà 2c; Tô ngạnh 2c, Trần bì 2c
GIA GIẢM:
Nếu uất hóa nhiệt, thêm Chi tử, Hoàng cầm để thanh nhiệt, lương huyết, hòa doanh, chỉ thống

III. ĐIỀU DƯỠNG
1 Ăn uống phải kiêng khem cẩn thận, không nên ăn no quá sẽ bị tích trệ. Các thức ăn cay nóng kích thích như gừng, hồ tiêu ... Các thứ sào nướng, mỡ màng, các thứ thịt dê, thỏ, chó, cua, cày ... đều phải kiêng không nên ăn
2. Tránh lao động nặng, không nên lao lực, lo nghĩ, giận dữ quá độ, không nên đi bộ nhiều, không nên vội vả hấp tấp, trèo cao, với xa làm tổn thương đến cái thai
3. Hết sức kiêng phòng dục, nếu không động đến thai khí, bệnh càng nặng

Mời các bạn xem video

Bệnh chứng thuốc

Hải thượng lãn ông

Tin tức

Chẩn pháp

Âm dương ngũ hành

Châm cứu

Dưỡng sinh

 

0905 136463

Chào bạn, bạn cần hổ trợ gì