THUẬT DƯỠNG SINH – TỐ VẤN 11
Kinh văn 11:
Âm chi sở sinh, bản tại ngũ vị; âm chi ngũ cung, thương tại ngũ vị. Thị cố vị quá vu toan, can khí dĩ tân, tỳ khí nãi tuyệt. Vị quá vu hàm, đại cốt khí lao, đoản cơ, tâm khí ức. Vị quá vu cam, tâm khí suyễn mãn, sắc hắc, thận khí bất hành. Vị quá vu khổ, tỳ khí bất nhu, vị khí nãi hậu. Vị quá vu tân, cân mạch tữ trì, tinh thần nãi ương.
Thị cố cẩn hoà ngũ vị, cốt chính cân nhu, khí huyết dĩ thông, tấu lí dĩ mật, như thị tắc cốt khí dĩ tinh. Cẩn đạo như pháp, trường hữu thiên mệnh.
Âm tinh sở dĩ sản sinh ra nguồn gốc là nhờ 5 vị ăn uống, nhưng 5 tạng tàng tinh lại có thể vì ăn uống thái quá mà tổn thương cho nên ăn đồ quá chua có thể làm can khí trội hẳn lên quá mà khắc hại tỳ thổ khiến tỳ suy kiệt. Ăn đồ quá mặn xương xẩu sẽ bị tổn hại, bắp thịt sẽ bị teo róc, tâm khí bị ức uất. Ăn đồ quá ngọt, tâm khí trội hẳn lên mà phiền muộn chẳng yên, sắc mặt đen xạm, thận khí không thể thăng bằng. Ăn đồ quá đắng tỳ khí không còn nhu nhuận, vị khí bị trướng mãn (dạ dày bị lình bình không tiêu). Ăn đồ quá cay khiến gân mạch trở trệ mà mềm dần, mặt tinh thần cũng bị ảnh hưởng.
Cho nên, nếu cẩn thận trong việc điều hòa ‘ngũ vị trong thức ăn’, cốt tiết sẽ được ngay thẳng, cân mạch được nhu hòa, khí huyết được lưu thông, tấu lý kín đáo, được vậy thì cốt khí được tinh cường. Mọi người nên cẩn trọng theo đúng với phép ‘dưỡng sinh’ thì tuổi trời của mình sẽ được hưởng trọn.
Tố vấn / Sinh khí thông thiên luận
NHÀ THUỐC TÂN THÀNH ĐƯỜNG
👨 Lương y Dương Anh Khải.
📍 175 Lý Tự Trọng, Thị trấn Diên Khánh, Khánh Hòa.
☎️ 0905136463 - 0966708997