Bài bát vị gia giảm như thế nào

BÀI BÁT VỊ GIA GIẢM NHƯ THẾ NÀO
(vừa theo củ vừa kinh nghiệm)

1. Tạng thận hư yếu mà đi lỵ lâu, đi tả lâu thêm vị thăng ma, cố chỉ, bớt vị phục linh, trạch tả, bỏ vị mẫu đơn

2. Mạch xích bên trái hồng và sác mà chân âm kém nhiều, bội vị thục địa hay là nấu bài này thành cao uống trước thuốc hoàn

3. Mạch bộ xích bên phải vi và tế mà chân dương kém nhiều, bội quế và phụ

bai-bat-vi-gia-giam-nhu-the-nao
Bài Bát Vị gia giảm như thế nào - Cách gia giảm 
4. Mạch bộ quan bên trái vô lực, mà khí của tạng can không đầy đủ, bội vị sơn thù

5. Mạch bộ quan bên phải vô lực là tỳ vị hư yếu, bội vị phục linh, trạch tả, nếu không có thấp trệ bớt vị phục linh

6. Hỏa của dạ dày mạnh quá mà thành hoàng đản, sốt về chiều, miệng lở, chóng đói, khát nhiều, bớt vị mẫu đơn

7. Hỏa của tạng can mạnh quá mà hấp nóng, chỗ đi tiểu tiện đau mà tiểu tiện sẻn, bội vị thục địa, vị mẫu đơn

8. Khí của dạ dày yếu mà lạnh (hư hàn), dễ đầy trướng, dễ đi cầu, bỏ vị mẫu đơn, bội vị phục linh, vị trạch tả lại bội quế và phụ

9. Đàn bà chân huyết ít, nếu có nóng bội vị mẫu đơn, thục địa, nếu tạng tỳ yếu mà lạnh bỏ vị mẫu đơn bội thục và quế

10. Người khô ráo có dương mà kém chân âm bỏ vị trạch tả, bội thục, thêm vị mạch môn, ngưu tất, ngũ vị, nếu không khát mà hấp sốt bội vị mẫu đơn, bỏ vị trạch tả, mà vị phục linh tẩm nước sữa

11. Dương trơ vơ bốc vượt trở lên bởi tạng thận hư không liễm trở xuống được, thêm vị ngũ vị, ngưu tất

12. Dương suy mà tinh kém, thêm vị lộc nhung, vị tử hà sa

13. Tạng thận hư yếu không đem được nguyên khí về chỗ mà đầy hơi thở suyễn, ọe ngược lên, thượng tiêu phiền và nóng, bội vị ngưu tất, thêm vị ngũ vị

14. Tạng thận hư yếu không bế liễm được, khí ở dưới đi ngược lên mà ho ọe, bội vị phục linh, thêm vị ngũ vị, vị ngưu tất, có uất hỏa bởi vị mẫu đơn

15. Tỳ và thận hư yếu và lạnh, không nung nấu được thức ăn mà đi cầu về sáng sớm (thần tả), thêm vị phá cố, thố ty, để bổ dương cho tạng tỳ tạng thận

16. Âm và dương đều hư yếu, vừa nóng vừa rét như sốt rét mà không phải sốt rét, thêm vị sài hồ, rét nhiều bội quế, phụ, nóng nhiều bội vị mẫu đơn, khát thêm vị mạch môn, ngũ vị, chứng ấy khi mới phải hay nguyên khí chưa hư yếu, tạm thêm vị hy thiêm thảo để đuổi tà khí, đã khỏi thời dùng ngay thuốc bổ, là vì âd đều hư thời không nên để lâu

17. Vừa thổ vừa tả, nếu thổ nhiều mà có nóng bốc trở lên, bội vị mẫu đơn thêm vị ngũ vị, nếu tả nhiều bội vị phục linh, trạch tả lại thêm vị ngũ vị (tẩm mật sao), phá cố, mạch môn (sao với gạo), chứng nóng ẩm mà thất khí luôn (đánh rắm nhiều) thời thêm vị thăng ma để đem lên, vị phá cố để vít lại (khí là dương, hạ tiêu không có âm giữ lại mà thoát, cho nên vong dương mà cũng gọi là vong âm)

18. Bĩ hơi, đầy hơi, hay hòn khối giả (không phải khối thất) thời bỏ vị mẫu đơn, bội quế và phụ, thêm vị ngưu tất, ngũ vị

19. Hư yếu đã lâu mà đau bụng liên miên, thêm vị ngô thù, tiểu hồi

20. Tạng thận hư yếu thành chứng sán thống mà 2 hòn dái (dịch hoàn) hòn to, hòn nhỏ, thêm vị xuyên luyện, quất hạch, ngô thù, hoàng bá (sao đen), bỏ vị phụ tử, (chứng sán thống này là đau bụng dưới mà dắt dây xuống 2 hòn dái chứ không phải đau vì giun sán)

21. Chứng đàm rãi nhiều, nếu là chân thủy hư kém, thời bỏ vị phụ tử, nếu là chân hỏa hư kém, thời vị thục địa sao khô

22. Các chứng trẻ em phát sốt, bỏ quế và phụ, có khát thêm vị mạch môn, ngũ vị, vừa rét vừa nóng thêm vị sài hồ, bạch thược, có kinh giật (vì nóng ráo chân huyết không nuôi dưỡng được gân nên thành chứng kinh giật) thêm vị quy, thược, tần giao, câu đằng, nếu có đầy hơi thêm chút quế. Các chứng trẻ em người yếu mà tạng phủ lạnh thời để vị phụ tử, nếu chân hỏa kém lại thêm âm huyết cũng kém nên dùng quế bỏ phụ

23. Trẻ em vì nhiệt uất đau bụng đi cầu như rót nước bỏ quế và phụ, còn vị thục địa dùng ít mà sao khô, lại bội nhiều vị trạch tả và thêm chút vị thăng ma, khát nhiều thêm vị mạch môn, ngũ vị

24. Trẻ em nóng vì hư yếu mà phát hãn, bỏ quế và phụ, bội nhiều vị mẫu đơn lại thêm quy thược

25. Đàn bà huyết khô kinh nguyệt bế vít, vốn người gầy đen tóc ngắn, nóng tính, trước kỳ hành kinh đau bụng phiền khát, hấp nóng từng cơn, bỏ phụ bớt quế và trạch tả, bội nhiều vị sơn thù, thêm quy, thược và đỗ trọng tẩm rượu sao

26. Đàn bà bạch đới bỏ phụ tử, bội trạch tả, có đau bụng và ngưng trệ, thêm vị thăng ma, không đau và trệ thêm vị phá cố

Những vị thêm vào phải hợp với những vị trong bài thuốc mà chỉ dùng ít hơn (tá và sứ) mới chóng được công hiệu

Người không hiểu lẻ chọn những vị để tùy ý thêm vào, khách nhiều hơn chủ, thì bài thuốc có uống cũng như không. Có người ngại vị thục địa là trệ mà dùng ít đi, hay ngại vị trạch tả là thấm thấp mà bỏ hẳn đi, đều không hợp ý của phương thuốc

Trương Trọng Cảnh lập ra bài Bát Vị, thật là thần phương để bổ cho thủy hỏa cứu cho chân dương, tôi đem chữa chứng nguy khốn không mấy người là không khỏi. Theo tôi đã kinh nghiệm, thời đem bài này để biến đi, công hiệu không thể nói hết, những phép gia giảm kể ở trên chỉ là ghi ra để làm mẫu mà thôi

Huyền tẫn phát vi (Hải Thượng Lãn Ông)


Các vị thuốc tại Phòng chẩn trị chúng tôi có đầy đủ, quý khách có nhu cầu cắt thuốc thang, làm thuốc viên hoàn, viên tể, thuốc cao xin liên hệ: 0905 136463

Bệnh chứng thuốc

Hải thượng lãn ông

Tin tức

Chẩn pháp

Âm dương ngũ hành

Châm cứu

Dưỡng sinh

 

0905 136463

Chào bạn, bạn cần hổ trợ gì