Chân thủy của tiên thiên thực hay hư

CHÂN THỦY CỦA TIÊN THIÊN THỰC HAY  HƯ CĂN CỨ VÀO MẠCH HÌNH CHỨNG CÙNG PHÉP CHỮA NHƯ THẾ NÀO ?
(chân thủy tức là chân âm, là thủy vô hình ở lỗ hổng đen trong quả thận bên tả)

CHÂN THỦY NẾU LÀ THỰC (mạnh) thời:

Về mạch: Bộ xích bên trái có lúc hơn bộ xích bên phải.

Về hình: Người béo trắng mà trệ.

Về chứng bệnh: Thủy dềnh lên kinh lạc mà người nề hay đau, đi cầu lỏng phân, người tê lần mần, nhiều đờm hay đi lỵ, hoặc sang độc… những chứng trên đều là thủy thịnh hỏa kém, phép chữa nên tiêu ở trên hay ở dưới.

chan-thuy-cua-tien-thien-thuc-hay-hu
Chân thủy của Tiên Thiên thực hay hư - mạch hình chứng và phép trị

CHÂN THỦY NẾU LÀ HƯ (yếu) thời:

Về mạch: Sáu bộ đều phù hay là hồng mà đại mà vô lực, hoặc bộ xích bên trái hư yếu vô lực, hay là hư yếu mà tế, xác vô lực, kém với bộ xích bên phải.

Về hình: Người béo bệu mà trắng nhợt, mặt như thoa mỡ, hay hai má như đỏ bề ngoài tựa như đầy đủ, hoặc sạm đen mà gầy mà buồn, bì phu khô ráo, thân thể gầy yếu, tinh khô huyết kiệt mà da ráp như vẩy cá, môi lưỡi khô ráo, râu tóc ngắn mà vàng, con ngươi trắng nhiều, nóng tính hay giận dữ, uống nước nhiều, tiểu tiện đi luôn, đại tiện thường táo.

Về bệnh chứng: Nóng từng cơn, nóng về chiều hay đêm, nóng se đến tận xương, hay là sốt âm, những chứng ngực và lòng bàn chân tay phiền nóng, về thượng tiêu nhiều hơn (thủy suy không dẹp được hỏa nên bốc trở lên) Nội kinh có nói: " người dễ phát sốt là chân âm háo", lại nói: "âm hư thời phát sốt, bởi âm hư không chế được hỏa" phiền khát, nặng đầu, nhức đầu, đầu mặt choáng váng, hoa mắt, lưỡng quyền đỏ, hai má hơi nặng, khí ngược lên mà ọe khan, cuống họng khô, cổ họng đau, hay là trong cuống họng như có vật gì vướng, khạc không ra nuốt không vào, trong bụng não nùng, nhức xương, đau lưng, nề hoặc đi cầu lỏng phân, ăn uống không tiêu, ho nhổ nhiều đờm, nước dãi hay nước bọt trắng, nục huyết, di tinh, tiểu tiện vàng và sẻn hoặc đái dắt mà nước đục, hay ăn thức nóng, ưa ấm ghét lạnh, mình lạnh nhiều mồ hôi, đàn bà kinh bế huyết ít, đều là những chứng thủy suy mà hỏa thịnh.

Phép chữa: Âm của tiên thiên hư yếu thời bổ thủy cho tạng thận, như những vị thục địa, sơn thù, mạch môn, ngũ vị, mà kiêng những vị ráo mà thấm thấp để lợi tiểu tiện, là vì chân thủy suy mà tướng hỏa bốc lên, thủy không dẹp được hỏa. Nội kinh có nói: “chân thủy không đủ là chân hỏa dư ra”. Lại nói: “Âm hư thời dương lấn đi”. Lại nói: “dùng thuốc mát mà không thấy người mát là bởi không có thủy”. Lại nói: “đem thuốc mát để chữa bệnh nóng mà vẫn thấy nóng thời tìm ở âm phận”. Cổ thư nói: “chân âm hư thời không liễm được dương thời phải nuôi dưỡng chân âm để đem dương vào”.

Đại để những chứng vì thủy suy mà hỏa động, phần nhiều bởi tình dục nhiều làm tổn chân âm, dương không dựa vào đâu được rồi bốc trở lên thế là nghĩa lửa gặp chỗ không thời bốc lên, chứng ấy nếu để lâu thời dương trơ vơ không vượng riêng được, như thế là hỏa dữ dội (tráng hỏa) làm hao mòn mất khí, phải bổ sung vào chỗ không hư, cho nên thành ngữ có nói: " âm hư yếu nhiều nên bổ âm để cân với dương" như bài Lục Vị để bổ thủy, vậy không nên phạt hỏa đi mà chỉ bổ thủy để cân với hỏa, thì hỏa tự nhiên giáng xuống.

Nếu trong chứng hư yếu mà còn có phần nào là thực, thời thêm vị tri mẫu, vị hoàng bá (đều sao kĩ) để dẹp sự bốc mạnh lên của chân hỏa. Nếu hư yếu nhiều thời thêm mạch môn, ngũ vị để bổ âm và liễm, thêm vị ngưu tất để đem hỏa trở xuống. Nếu có hỏa ở tạng can thời thêm sài hồ, bạch thược để dẹp đi.

Xem thêm:

Huyền tẫn phát vi (Hải Thượng Lãn Ông)

Bệnh chứng thuốc

Hải thượng lãn ông

Tin tức

Chẩn pháp

Âm dương ngũ hành

Châm cứu

Dưỡng sinh

 

0905 136463

Chào bạn, bạn cần hổ trợ gì