CHÂN HỎA CỦA TIÊN THIÊN THỰC HAY HƯ CĂN CỨ VÀO MẠCH HÌNH CHỨNG CÙNG PHÉP CHỮA NHƯ THẾ NÀO ?
(chân hỏa tức là chân dương là hỏa vô hình ở lỗ hổng trắng quả thận bên hữu)
CHÂN HỎA NẾU LÀ THỰC THỜI:
Về mạch: Hai bộ xích quân bình, mà 6 bộ đều có thần.
Về hình người: Xương thịt cân đối nhau, gân mạnh xương cứng, tiếng nói du dương, sắc mặt quang nhuận mà hơi đen.
Về chứng bệnh: Thời cuống họng đau hay là khát nước nhiều mà đi đái nhiều (tiêu khát), đau cuống họng.
Chân hỏa của tiên thiên thực hay hư - Mạch hình chứng và phép trị |
CHÂN HỎA CỦA TIÊN THIÊN HƯ YẾU THỜI:
Về mạch: 6 bộ đều vi và nhược quá nhỏ mà yếu, bộ xích vô lực hay trì và nhuyễn, hoặc trầm và tế mà muốn tuyệt không được mạnh bằng bộ xích bên hữu.
Về hình sắc: Thần khí không đầy đủ, sắc da tái mà nhợt mà tối như khói, người gầy mà trắng hoặc trắng xanh, tứ chi mỏi mệt, tóc ngắn mà vàng, da xỉn, lông rụng, thần của con ngươi khô ráo, răng khô mà lung lay, tính trì hoãn, đoản khí, nói nhẹ tiếng, không chịu nổi gió hay lạnh, sợ ăn thức ăn sống lạnh, dễ đầy bụng, dễ đi cầu, hoặc đi cầu về sáng sớm, lại nhiều tình dục (vì chân hỏa hư yếu nên hỏa ở tạng can vượng lên, tạng can chủ về vơi đi).
Về chứng bệnh: Nóng lâu hâm hấp (chưng chưng), rất sợ gió hay lạnh. Nội kinh nói: “người dễ cảm là chân dương hư yếu”, đầu gối trở xuống lạnh hay là đau mỏi, gân cốt không có sức mạnh, rốn không được ấm, ăn uống không tiêu hóa hay là ăn được mà không đói, đi cầu thương lỏng phân, mộng tinh hay di tinh, choáng váng hay ra mồ hôi, lưng đau tai điếc, đi đái sẻn, những chứng ở trên giả nhiệt mà ở dưới thật hàn, đó là hỏa suy mà thủy thịnh (chứng minh bằng không khát hay là có khát mà không uống nhiều nước).
Phép chữa: Dương về tiên thiên hư yếu thời bổ hỏa ở mệnh môn như những vị quế và phụ, là vì chân hỏa suy thời tráng hỏa là hỏa dữ dội đi dông lên, theo nội kinh thời tráng hỏa ấy làm hại nguyên khí tức dương khí yếu, phép chữa phải bổ dương để sinh ra âm.
Nội kinh nói: “chữa bằng vị thuốc có tính chất nóng mà không thấy bệnh nhân được nóng là bởi bệnh nhân không có chân hỏa”. Lại nói: ” uống mọi vị thuốc nóng mà bệnh nhân vẫn lạnh thì phải tìm ở dương khí”, khi ấy phải dùng bài Bát Vị để thêm nguồn gốc cho hỏa để tiêu mòn râm tối đi.
Nếu vì hỏa ở mệnh môn hư yếu mà hư hỏa dông rỡ, để chân thủy cũng hư yếu, mà hiện chứng nửa người ở trên đầy đủ mà nửa người ở dưới lại hư yếu (thượng thực hạ hư), như ở trên phiền khát mà mặt đỏ, ở dưới đi cầu lỏng mà lạnh chân… cũng nên dùng bài Bát Vị kể trên.
Có người hỏi: như đoạn trên đã nói là chân thủy suy mà lôi hỏa bốc lên, mà đoạn này là nói chân hỏa hư yếu mà hư hỏa dông lên, cũng là một chứng giả nhiệt, thế mà đoạn trên thời nói dùng bài Lục Vị để mạnh cho chân thủy, đoạn này lại nói dùng bài Bát Vị để thêm cho chân hỏa và đem hỏa trở xuống, phương thuốc khác với nhau là lẽ làm sao?
Tôi xin trả lời, đó là phép bổ thủy ở trong hỏa và bổ hỏa ở trong thủy.
Xem thêm: