BÀN VỀ TƯỚNG HỎA LONG LÔI
Vì Ất và Quí cùng một nguồn, cho nên gọi là Long lôi, mệnh môn là nơi ở của Long lôi, mệnh môn hỏa tức là thiếu hỏa là hỏa vừa phải, là hỏa ở trong thủy, là âm hỏa, là phục hỏa, hỏa ấy gặp nước càng dông dỡ lên.
Tạng thận thuộc về quẻ khảm mà hình tượng là rồng, tạng can thuộc về quẻ chấn mà hình tượng là sấm, một khi rồng đã vùng dậy thời sấm cũng theo đi, sấm tàng chứa ở trong trầm nước mà chủ về quẻ khảm, vì thế mới gọi chân dương ở trong tạng thận là hỏa long lôi, long lôi ấy tàng ở tạng thận mà vận dụng ở tạng can.
Bàn về tướng hỏa long lôi - Hình minh họa |
Hỏa có nhân hỏa (lửa người ta thường dùng), có tướng hỏa, chân hỏa gặp cỏ cây thì bốc cháy có thể dùng nước hay ẩm thấp để dẹp tắt đi được, như thế là bẻ cho gãy đi như những vị hoàng liên ...
Còn tướng hỏa tức là long hỏa, hỏa ấy gặp ẩm hay ướt thời lại cháy dông lên, cũng như đương lúc có mây mưa thời lửa của sấm sét cũng dữ dội, vì thế gặp bệnh lại chữa bằng những vị tri mẫu, hoàng bá thời không thể được.
Tướng hỏa ấy ở can và thận là hỏa ở trong thủy, nếu chữa lầm bằng những vị thuốc đắng và lạnh thời lửa lại bùng lên, vậy phải lựa theo tính của hỏa, nghĩa là bổ hỏa ở trong thủy để đem về chỗ cũ thời không còn dông dỡ nữa. Nội kinh có nói: “mặt trời đã soi thời lửa tự nhiên tiêu diệt ”, thế là phép kinh nghiệm chữa tướng hỏa long lôi vậy.
Rồng và sấm sao cứ phát sinh về tháng 5, tháng 6 mà đến tháng 9 tháng 10 mới thôi, vì rằng mùa đông thời dương khí là khí âm ở dưới thủy và thổ và long lôi cũng ở nơi đó, đến mùa hè thời khí âm ở dưới long lôi cũng sợ lạnh mà đi lên, biết rõ lẽ ấy thời chỉ có bài “bát vị hoàn” có quế và phụ cùng với hỏa cùng một chiều để đem hỏa vào trong tạng thận, thế là dùng những thuốc có một tính để dẫn hỏa về chỗ. Mọi người đều nói là giáng hỏa, mà thầy thuốc họ Triệu chỉ lấy vị thục địa để giúp cho hỏa ở trong thủy; mọi người đều nói là phạt hỏa mà họ Triệu chỉ lấy quế và phụ để ôn bổ hỏa của mệnh môn, là vì lý lẽ như đã kể trên.
Xem thêm