BỆNH CHỨNG THUỐC ĐIỀU TRỊ HUYỄN VỰNG
(Hoa mắt chóng mặt)
Huyễn là hoa mắt, vựng là đầu choáng váng, hai chứng thường thấy cùng lúc, nên tên gọi chung là “Huyễn Vựng”, nếu chứng này nhẹ thì nhắm mắt có thể khỏi, nặng như ngồi trên xe tàu, quay xung quanh không yên, không thể đứng được, hoặc buồn nôn, ói mữa, đỗ mồ hôi, sắc mặt nhợt nhạt
Huyền vựng là chứng bệnh thường thấy trên lâm sàng, thường thấy nhiều ở người già, cũng có thể phát ở người trẻ.Gốc bệnh có thể phát tác nhiều lần, làm trở ngại đến công việc và sinh hoạt thường ngày, nghiêm trọng hơn có thể phát triển thành trúng phong, quyết chứng hoặc thoát chứng mà nguy hiểm đến tính mệnh. Trên lâm sàng đông y phòng và trị huyền vựng, để khống chế sự phát sinh phát triển vốn rất hữu hiệu
Đối chiếu với Y Hoc Hiện Đại: huyễn vựng thuộc hội chứng của nhiều bệnh lý như huyết áp cao, huyết áp thấp, đường huyết thấp, thiếu máu, rối loạn tiền đình, Meniere (rối loạn của tai trong), động mạch não xơ cứng… lâm sàng biểu hiện chứng trạng chủ yếu huyễn vựng là trên cơ bản động mạch cung cấp máu không đầy đủ, thần kinh suy nhược vv … có thể tham khảo chứng bệnh này để điều trị
Bệnh chứng thuốc điều trị huyễn vựng - Hình minh họa
|
I. CƠ CHẾ NGUYÊN NHÂN BỆNH
1. Tình chí nội thương vốn thể dương thịnh, lại thêm giận dữ quá độ, làm can dương thượng kháng, dương thăng phong động, sinh ra huyễn vựng; hoặc do ưu uất giận dữ thời gian dài, khí uất biến thành hoả, khiến can âm tối tăm hao sút, can dương thượng kháng, dương thăng phong động, thượng nhiễu thanh khiếu, phát ra huyễn vựng
2. Ẩm thực bất tiết, làm tổn thương tỳ vị, tỳ vị hư nhược, khí huyết sinh hoá không về nguồn, thanh khiếu thất dưỡng mà thành huyễn vựng; hoặc thèm rượu thích béo ngọt, no đói kiệt sức, thương đến tỳ vị, sự kiện vận không có tổ chức, dẫn đến thủy cốc không hoá thành chất dinh dưỡng, gặp thấp sinh ra đàm, đàm thấp trở trệ, trọc âm không giáng được, dẫn đến huyễn vựng
3. Ngoại thương, sau khi phẫu thuật hoặc phẫu thuật ở đầu, làm khí trệ huyết ứ, tê trở thanh khiếu, phát sinh huyễn vựng
4. Vốn thể chất hư suy, bệnh lâu ngày, thất huyết, mệt mõi lao quá độ.Thận vốn là tiên thiên căn bản, tàng tinh sinh tủy, nếu tiên thiên bất túc, thận tinh không sung mãn, hoặc là người trung niên thận khuy, hoặc bệnh lâu ngày làm tổn thương thận, hoặc phòng lao quá độ, dẫn đến thận tinh thiếu hư, không sinh được tủy, mà não là bể của tủy, tủy hải bất túc, thượng hạ đều hư, mà phát sinh huyễn vựng.Hoặc thận âm vốn bị thiếu, can thất sở dưỡng, dẫn đến can âm bất túc, âm không chế được dương, làm can dương thượng kháng, phát sinh huyễn vựng.Sau khi bị bệnh nặng bệnh lâu ngày hoặc mẩt máu, làm hư tổn mà không hồi phục được, hoặc mệt mõi quá độ, khí huyết suy thiểu, khí huyết lưỡng hư, khí hư thì thanh dương không phát triển, huyết hư thi não mất đi sự điều dưỡng, đều có thể phát sinh huyễn vựng
Gốc bệnh ở tại thanh khiếu, do khí huyết khuy hư, thận tinh bất túc dẫn đến não tủy trống rỗng, thanh khiếu thất dưỡng, hoặc can dương thượng kháng, đàm hoả thượng nghịch, ứ huyết trở khiếu mà nhiễu động thanh khiếu phát sinh huyễn vựng, cùng can, tỳ, thận tam tạng có quan hệ mật thiết với nhau.Bệnh huyễn vựng đa phần do hư mà ra, nên Trương Cảnh Nhạc nói “bệnh huyễn vựng thuộc hư tám chín phần”, như can thận âm hư, can phong nội động, khí huyết khuy hư, thanh khiếu thất dưỡng, thận tinh khuy hư, não tủy thất sung.Huyễn vựng thực chứng phần nhiều do đàm trọc ngăn trở, thăng giáng thất thường, đàm hoả khí nghịch, thượng phạm thanh khiếu, ứ huyết đình khán, tê trở thanh khiếu mà thành.Trong quá trình phát bệnh huyễn vựng, các cơ chế nguyên nhân bệnh, có thể ảnh hưởng qua lại với nhau, hình thành hư thực lẫn lộn, hoặc âm tổn đến dương, âm dương lưỡng hư.Can phong, đàm hoả thượng nhiếu thanh khiếu, tiến bộ một bước phát triển có thể do bên trên bị che lấp thanh khiếu, làm trở trệ kinh lạc, mà hình thành trúng phong; hoặc đột nhiên phát bệnh làm khí cơ nghịch loạn, thanh khiếu tạm bế hoặc mất sự điều dưỡng, mà dẫn đến hôn mê
II. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
Đặc trưng biểu hiện lâm sàng của bệnh là đầu choáng và mắt hoa, nhẹ thì chỉ hoa mắt, đầu nặng chân đi không vững, hoặc cảm thấy đong đưa thăng trầm, nhắm mắt lại là hết; nặng thì như ngồi trên xa thuyền, nhìn mọi vật quay cuồng, thậm chí muốn ngất xỉu.Hoặc kiêm cả mắt mù tai ù, ngũ ít hay quên, lưng gối đau mõi; hoặc buồn nôn nôn ói, sắc mặt trắng bạch, đỗ mồ hôi, chân tay lạnh vv.Thỉnh thoảng phát tác dài ngắn không đều, có thể vài tháng phát 1 lần, cũng có khi 1 tháng phát 1 lần.Thường do nguyên nhân tình chí không được thư thái, nhưng cũng có thể đột nhiên phát bệnh, có thể dần dần nặng thêm.Huyễn vựng nếu kiệm đầu trướng mà đau, lòng buồn phiền dễ nổi giận, chân tay tê run rẩy. Nên cảnh giác phát bệnh trúng phong. Đúng như Lý Dụng Túy đời nhà Thanh có nói: “Người bình thường ngón tay tê, thỉnh thoảng bị huyễn vựng, đó là điềm báo trước của bệnh trúng phong, nên dự phòng trị liệu”
III. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
1, Bệnh trúng phong đột nhiên ngã hôn mê, bất tỉnh nhân sự, kèm có miệng lưỡi méo lệch, bán thân bất toại, mất tiếng nói; hoặc không té ngã hôn mê, đặc trưng chỉ méo lệch tê liệt.Trúng phong té ngã hôn mê và huyễn vựng té ngã hôn mê giống nhau, thả huyễn vựng có thể là triệu chứng báo trước của bệnh trúng phong, nhưng người bệnh huyễn vựng biểu hiện không bị bán thân bất toại, miệng lưới méo lệch cùng lưỡi cứng khó nói
2. Quyết chứng là đột nhiên ngã hôn mê, bất tỉnh nhân sự, hoặc kèm có tứ chi quyết lãnh, sau khi phát tác thông thường trong một thời gian ngắn dần dần tỉnh dậy, sau khi tỉnh dậy không để lại di chứng bị liệt nữa người, mất tiếng nói, miệng lưỡi méo lệch .Nếu nghiêm trọng chứng quyết cũng có thể quyết lãnh bất tỉnh mà tử vong.Huyễn vựng phát tác nghiêm trọng giả cũng có thể biểu hiện choáng váng muốn té ngã, nhưng thông thường biểu hiện không hôn mê bất tỉnh nhân sự
3. Bệnh động kinh đột nhiên té ngã, hôn mê không biết người, miệng ói đàm dãi, 2 mắt trực thị, tứ chi co quắt, hoặc trong miệng có tiếng kêu như tiếng heo dê, di chuyển thì tỉnh dậy, sau khi tỉnh dậy đặc điểm như người thường.Bệnh động kinh tối tăm té ngã và huyễn vựng nặng té ngã giống như nhau, biểu hiện triệu chứng lúc phát của huyễn vựng, tạm thời nó có triệu chứng báo trước như choáng váng, mệt mõi không có sức, phiền muộn ở ngực, phát tác lâu ngày thường có tinh thần mệt mõi không có sức lực, cho nên phải phân biệt được huyễn vựng, yếu điểm để phân biệt nó là động kinh tối tăm té ngã ắt phải hôn mê bất tỉnh nhân sự, kèm miệng ói ra đàm dãi, 2 mắt trực thị, tứ chi co quắt, miệng kêu như tiếng heo dê
IV. PHÂN CHỨNG LUẬN TRỊ
Bệnh chứng thuốc điều trị huyễn vựng - Hình minh họa |
1. CAN DƯƠNG THƯỢNG KHÁNG
Chứng trạng: choáng váng ù tai, đầu đau trướng, nhọc nhằn, tức giận càng nghiêm trọng, tứ chi run rẩy, mất ngủ nhiều mộng mị, hấp tấp dễ giận, lưỡi đỏ hồng rêu vàng, mạch huyền
Pháp trị: bình can tiềm dương, tư dưỡng can thận
Phương dược: THIÊN MA CÂU ĐẰNG ẨM
Thiên ma, câu đằng, thạch quyết minh, hoàng cầm, chi tử, ích mẫu thảo, ngưu tất, đỗ trọng, tang ký sinh, phục thần, dạ giao đằng
Trong phương thiên ma, câu đằng, thạch quyết minh hồ can tức phong; hoàng cầm, chi tử thanh can tả hoả; ích mẫu thảo hoạt huyết lợi thủy; ngưu tất dẫn huyết hạ hành, phối hợp đỗ trọng, tang ký sinh bổ ích can thận; phục thần, dạ giao đằng dưỡng huyết an thần định chí.Toàn phương hợp lại bình can tiềm dương, tư bổ can thận.
Nếu thấy âm hư giảo thịnh, lưỡi đỏ rêu ít, mạch huyền tế sác tương đối rỏ ràng, có thể chọn sinh địa, mạch đông, huyền sâm, hà thủ ô, sinh bạch thược để tư bổ can thận âm.
Nếu can dương hoá hoả, can hoả kháng thịnh, biểu hiện choáng váng, đầu thống dữ dội, tai ù, tai điếc bạo tác, mắt đỏ, miệng đắng, lưỡi đỏ rêu vàng khô, mạch huyền sác, có thể dùng long đởm thảo, đơn bì, cúc hoa, hạ khô thảo để thanh can tả hoả.
Tiện bí có thể gia đại hoàng, mang tiêu hoặc đương qui long hội hoàn để thông phủ tiết nhiệt.
Huyền vựng kiệt liệt, nôn ói mữa, tay chân tê hoặc cơ nhục khó cử động, do can dương hoá phong, đặc biệt là đối với người trung niên phải chú ý là có khả năng dẫn đến bệnh trúng phong, nên phải gấp trị liệu, có thể gia trân châu mẫu, sinh long cốt, sinh mẫu lệ để trấn can tức phong, nếu cần phải gia linh dương giác để tăng cường thanh nhiệt tức phong thu công
2. CAN HOẢ THƯỢNG VIÊM
Chứng trạng: đầu váng muốn đau, như thế nguy kịch, mắt đỏ miệng đắng, ngực sườn trướng đau, phiền táo dễ nổi giận, ngũ ít nhiều mộng mị, tiểu vàng, đại tiện khô kết, lưỡi hồng rêu vàng, mạch huyền sác
Pháp trị: thanh can tả hoả
Phương dược: LONG ĐỞM TẢ CAN THANG
Long đởm thảo, chi tử, hoàng cầm, sài hồ, cam thảo, mộc thông, trạch tả, xa tiền tử, sinh địa, đương qui
Phương dụng long đởm thảo, chi tử, hoàng cầm thanh can tả hoả; sài hồ, cam thảo sơ can thanh nhiệt điều trung; mộc thông, trạch tả, xa tiền tử thanh lợi thấp nhiệt; sinh địa, đương qui tư âm dưỡng huyết.Toàn phương thanh can tả hoả lợi thấp, thanh trung hữu dưỡng, tả trung hữu bổ.
Nếu can hoả nhiễu động tâm thần, mất ngũ, phiền táo, gia từ thạch, long xỉ, trân châu mẫu, hổ phách, thanh can nhiệt với an thần.
Can hoả hoá phong, can phong nội động, tứ chi tê, run rẩy, muốn phát bệnh trúng phong, gia toàn yết, ngô công, địa long, cương tàm, bình can tức phong, thanh nhiệt chỉ kinh
3. ĐÀM TRỌC THƯỢNG MÔNG
Chứng trạng: choáng váng, đầu nặng tối tăm, nhìn vật xoay xung quanh, lòng buồn bực làm xầy bậy,ói ra đàm dãi, ăn ít ngũ nhiều, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch huyền hoạt
Pháp trị: thấp táo khư đàm, kiện tỳ hoà vị
Phương dược: BÁN HẠ BẠCH TRUẬT THIÊN MA THANG
Bán hạ chế, phục linh, trần bì, bạch truật, thiên ma, cam thảo, sinh khương, đại táo
Trong phương dùng nhị trần thang lý khí điều trung, táo thấp khư đàm; phối bạch truật bổ tỳ trừ thấp, thiên ma dưỡng can tức phong; cam thảo, sinh khương, đại táo kiện tỳ hoà vị, điều hoà các vị thuốc.
Đầu vựng đầu trướng, ngũ nhiều, rêu lưỡi nhầy nhớt, gia hoắc hương, bội lan, thạch xương bồ để tỉnh tỳ hoá thấp khai khiếu
Ói mữa nhiều lần, gia đại giả thạch, trúc nhự hoà vị giáng nghịch chỉ ẩu;
Bao tử buồn bực, ngây dại, bụng trướng, gia hậu phác, bạch khấu nhân, sa nhân để lí khí hoá thấp kiện tỳ;
Tai ù, nặng nghe, gia thông bạch, uất kim, thạch xương bồ để thông dương khai khiếu
Đàm trọc uất mà hoá nhiệt, đàm hoả thượng phạm thanh khiếu, biểu hiện choáng váng, đầu mắt trướng thống, tâm phiền miệng đắng, khát không muốn uống, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch huyền hoạt, dùng hoàng liên ôn đởm thang thanh hoá đàm nhiệt.Nếu thể chất vốn dương hư, đàm theo hàn hoá, đàm ẩm lưu bên trong, thượng phạm thanh khiếu, dùng linh quế truật cam thang hợp trạch tả thang ôn hoá đàm ẩm
4. Ứ HUYẾT TRỞ KHIẾU
Chứng trạng: huyền vựng đầu đau, kiêm thấy hay quên, mất ngũ, hồi hợp, tinh thần không phấn chấn, tai ù, tai điếc, thần sắc ám tối, lưỡi ứ điểm hoặc ứ ban, mạch huyền sáp hoặc tế sáp
Pháp trị: hoạt huyết hoá ứ, thông khiếu hoạt lạc
Phương dược: THÔNG KHIẾU HOẠT HUYẾT THANG
Xích thược, xuyên khung, đào nhân, hồng hoa, xạ hương, lão thông, hoàng tửu, đại táo
Trong phương dụng xích thược, xuyên khung, đào nhân, hồng hoa hoạt huyết hoá đàm thông lạc; xạ hương mùi thơm sực nức, khai khiếu tán kết chỉ thống, lão thông tán kết thông dương, 2 vị cộng lại khai khiếu thông dương; hoàng tửu tân thơm, để trợ huyết hành; đại táo cam ôn ích khí, hoãn hoà dược tính, phối hợp hoạt huyết hoá ứ, thông dương tán kết khai khiếu, để phòng hao thương khí huyết.Toàn phương cộng lại hoạt huyết hoá ứ, thông khiếu hoạt lạc.
Nếu thấy tinh thần mệt mõi không có sức, thiếu khí tự hãn đó là chứng khí hư, trọng dụng hoàng kỳ, dể bổ khí cố biểu, ích khí hành huyết;
Nếu kiêm có sợ hàn, cảm hàn nặng, gia phụ tử, quế chi ôn kinh hoạt huyết
Nếu khí trời biến hoá nặng nề, hoặc đương hóng gió mà phát bệnh, có thể trọng dụng xuyên khung, gia phòng phong, bạch chỉ, kinh giới tuệ, thiên ma để lí khí khư phong
5. KHÍ HUYẾT KHUY HƯ
Chứng trạng: đầu choáng mắt hoa, cự động sẽ nặng thêm, gặp lao thương sẽ phát lại, sắc mặt trắng bạch, móng tay chân da dẻ không vinh nhuận, tinh thần mõi mệt không có sức, hồi hợp đánh trống ngực ngũ ít, ăn ít, cầu lỏng, lưỡi nhạt rêu trắng bạc, mạch tế nhược
Pháp trị: bổ dưỡng khí huyết, kiện vận tỳ vị
Phương dược: QUI TỲ THANG
Hoàng kỳ, nhân sâm, bạch truật, đương qui, long nhãn nhục, phục thần, viễn chí, toan táo nhân, mộc hương, cam thảo
Trong phương dùng hoàng kỳ, nhân sâm, bạch truật, đương qui kiện tỳ ích khí sinh huyết; long nhãn nhục, phục thần, viễn chí, toan táo nhân dưỡng tâm an thần; mộc hương lí khí tỉnh tỳ, khiến bổ mà không trệ; cam thảo điều hoà chư dược.Toàn phương hữu bổ dưỡng khí huyết, kiện vận tỳ vị, dưỡng tâm an thần rất công hiệu.
Nếu khí hư vệ dương không vững, mồ hôi tự ra, dễ bị cảm mạo, trọng dụng hoàng kỳ, gia phòng phong, phù tiểu mạch ích khí cố biểu liễm hãn
Tỳ hư thấp thịnh, tiết tả hoặc cầu lỏng, gia ý dĩ nhân, trạch tả, sao biển đậu, đương qui sao dụng kiện tỳ lợi thủy
Khí tổn cùng dương tổn, sẽ thấy ố hàn tứ chi hàn lãnh, trong bụng lạnh thống vv đó là chứng dương hư, gia quế chi, can khương ôn trung tán hàn
Huyết hư giảo thậm, sắc mặt trắng bạch tự nhiên, gia thục địa, a giao, tử hà xa phấn.(xung phục) để dưỡng huyết bổ huyết, trọng dụng sâm kỳ để bổ khí sinh huyết
Nếu trung khí bất túc, thăng dương bất thăng, biểu hiện luôn luôn bị huyền vựng, khí đoản không có sức, tinh thần mõi mệt, tiện lỏng hạ trụy, mạch tượng vô lực, dụng bổ trung ích khí thang bổ trung ích khí, thăng thanh giáng trọc
6. CAN THẬN ÂM HƯ
Chứng trạng: huyền vựng phát mãi không dừng, thị lực giảm thấp, 2 mắt khô sáp, ngũ ít hay quên, tâm phiền miệng khô, tai ù, tinh thần mệt mõi không có sức lực, lưng gối yếu mõi, di tinh, lưỡi hồng rêu trắng, mạch huyền tế
Pháp trị: tư dưỡng can thận, dưỡng âm trấn tinh
Phương dược: TẢ QUI HOÀN
Thục địa, sơn thù nhục, sơn dược, câu kỷ tử, thố ti tử, lộc giác sương, ngưu tất, qui lộc giao
Trong phương dùng thục địa, sơn thù nhục, sơn dược tư âm bổ thận; câu kỷ tử, thố ti tử bổ ích can thận, lộc giác sương trợ thận khí, 3 thứ đó sinh tinh bổ tủy, ngưu tất cường thận ích tinh, dẫn dược vào thận; qui lộc giao tư âm giáng hoả, bổ thận tráng cốt.Toàn phương cộng lại tư bổ can thận, dưỡng âm trấn tinh rất công hiệu.
Nếu âm hư sinh nội nhiệt, biểu hiện yết hầu khô miệng táo, ngũ tâm phiền nhiệt, triều nhiệt đạo hãn, lưỡi hồng, mạch huyền tế sác, có thể gia chích miết giáp, tri mẫu, thanh hao để tư âm thanh nhiệt
Tâm thận bất giao, mất ngũ, đa mộng, hay quên, gia a giao, kê tử hoàng, toan táo nhân, bá tử nhân để giao thông tâm thận, dưỡng tâm an thần
Nhược thủy không nuôi dưỡng mộc, can dương thượng kháng, có thể gia thanh can, bình can, trấn can, như long đởm thảo, sài hồ, thiên ma vv
V. TIÊN LƯỢNG BỆNH
Gốc bệnh phần nhiều thấy hư chứng do can thận âm hư, khí huyết khuy hư, do âm hư không chế được dương, hoặc khí hư sinh đàm dần dần sinh thấp, có thể do nguyên nhân hư dẫn đến thực, mà chuyển thành chứng gốc hư ngọn thực; mặt khác chứng minh thực tế can dương, can hoả, đàm trọc, huyết ứ vv lâu ngày, cũng có thể làm thương âm hao khí, mà chuyển thành chứng hư thực lẫn lộn.Người huyễn vựng tuổi trung niên trở lên do can dượng thượng nhiễu, can hoả thượng viêm, ứ huyết ngăn trở, do thận khí dần dần bị suy, nếu can thận âm dần dần bị thiếu, mà dương kháng thay thế, âm khuy dương kháng, dương sẽ hoá phong, huyết theo khí nghịch, gặp đàm gặp hoả, trên bị che lấp thanh khiếu, chạy tán loạn kinh lạc, có thể hình thành bệnh trúng phong, nhẹ sẽ dẫn đến tàn phế, nặng sẽ dẫn đến nguy kịch tính mệnh
Bệnh tình huyễn vựng nhẹ, trị liệu hộ lí thích hợp, tiên lượng bệnh đa phần chuyển biến tốt; bệnh nặng kéo dài không khỏi, phát tác nhiều lần, thời gian lâu dài, nghiêm trọng ảnh hưởng công tác và sinh hoạt, thời khó mà trị tận gốc
VI. DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU DƯỠNG
Duy trì tâm lí vui tươi cởi mở, ăn uống điều độ, chú ý dưỡng sinh bảo vệ âm tinh, để trợ giúp dự phòng bệnh
Người bệnh phòng bệnh bằng cách nên giữ yên tỉnh, thư thái, tránh tiếng ồn, ánh sáng phải yên dịu.Đảm bảo giấc ngủ đầy đủ, chú ý nghĩ ngơi thong thả. Duy trì tâm lí vui tươi cởi mở, tin tưởng để tăng cường chiến thắng tật bệnh.Ăn uống thanh đạm dễ tiêu hoá, ăn nhiều rau quả, kỵ thuốc lá rượu, dầu béo ngật, các thức ăn chua cay, hải sản sống thức ăn gây dị ứng, huyễn vựng thuộc hư chứng có thể phối hợp ăn uống trị bệnh, tăng cường dinh dưỡng.Huyễn vựng phát tác thời nên nằm nghĩ ngơi, nhắn mắt để dưỡng thần, làm ít hoặc không làm các động tác như xoay tròn, khom lưng vv, để tránh gây ra bệnh tình nặng thêm.Người bệnh nặng nên chú ý huyết áp, hô hấp, thần chí, nhịp đập của mạch, để tiện xử lí cấp thời
VII. LỜI KẾT
Nguyên nhân bệnh đa phần do tình chí, ẩm thực làm tổn thương, cùng với mất huyết, chấn thương, mệt mõi quá độ mà dẫn đến. Bệnh này ở tại thanh khiếu, do não tủy trống, thanh khiếu mất sự điều dưỡng hiệp với đàm hoả, ứ huyết thượng phạm thanh khiếu gây nên, cùng can, tỳ, thận công năng 3 tạng mất sự điều hoà, bệnh này phát phần nhiều là hư chứng. Trên lâm sàng thượng thực chứng thấy nhiều bởi sự phát tác lại của huyễn vựng, do can dương thượng kháng, can hoả thượng viêm, đàm trọc thượng mông, ứ huyết trở khiếu 4 loại thấy nhiều, phân biệt lấy thiên ma câu đằng thang bình can tiềm dương, tư dưỡng can thận; lấy long đởm tả can thang thanh can tả hoả, thanh lợi thấp nhiệt; lấy bán hạ bạch truật thiên ma thang táo thấp khư đàm, kiện tỳ hoà vị; lấy thông khiếu hoạt huyết thang hoạt huyết hoá ứ, thông khiếu hoạt lạc. Hư chứng thấy nhiều bởi sự hoà hoãn của bệnh, do khí huyết khuy hư, can thận âm hư 2 loại thường thấy, phân biệt lấy qui tỳ thang bổ dưỡng khí huyết, kiện vận tỳ vi; lấy tả qui hoàn tư dưỡng can thận, dưỡng âm trấn tinh. Do biểu hiện bệnh lý của huyễn vựng là một sự chuyển đổi lẫn nhau giữa hư chứng và thực chứng, hoặc hư thực lẫn lộn, nên thông thường các chứng bệnh gấp đa phần thuộc thực, có thể dùng pháp tức phong tiềm dương, thanh hoả hoá đàm, hoạt huyết hoá ứ vv... để trị ngọn là chủ; các chứng bệnh hoà hoãn đa phần thuộc hư, nên dùng pháp bổ dưỡng khí huyết, ích thận, dưỡng can, kiện tỳ vv... để trị gốc là chủ
Vấn đề sử dụng các thuốc cũng hết sức tinh tế và khá phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết về bệnh lý cũng như đặc điểm của các thuốc. Đỏi hỏi người thầy thuốc phải có thái độ hợp lý trong việc nhận định bệnh, lựa chọn loại thuốc phù hợp, nắm vững tác dụng, độc tính, tác dụng phụ, tương tác thuốc...