Nhược kiến thoát thế lưỡng lai, dương thoát giả bổ dương dĩ tiếp âm
Âm vong giả cứu âm dĩ tục dương, điều đình gian vô nghi sai thắng
Tùy hữu chư chứng phong khởi, thiểu tổn giả cầu khí chi dữ huyết
Đại hư giả trách thủy chi dữ hỏa, chu tuyền lý cố bổn vi tiên
Nhược kiến thoát thế lưỡng lai - Hình minh họa |
Dịch nghĩa
Khi thấy có chứng từ cái thế ly thoát của hai mặt âm hay dương thì nên mau mau dùng thuốc “tiếp bổ” như dương hư cực độ thì dùng thuốc dương để bổ dương lại cần thêm thuốc âm ở trong dương để “tiếp âm”. Nếu âm hư cực độ thì dùng thuốc âm để bổ âm, còn chọn dùng thuốc dương ở trong âm để “tiếp dương” hoặc uống xen kẽ thuốc bổ tỳ vị
Tuy bệnh cơ các chứng lộ hình, hư nhẹ thì ích khí và dưỡng huyết, hư nặng thì tráng thủy và ích hỏa, lo toan cho căn bản làm đầu
Bài giải
Phàm những bệnh mà thấy cái tình thế về âm dương ly thoát cả 2 đều có, thì nên dùng thuốc bổ âm tiếp dương cho gấp
Nếu dương hư quá, nên dùng dương dược để bổ dương, rồi lại tìm những thuốc trong dương có âm để tiếp âm hay là dùng dương dược mà gián phục (uống thuốc xen kẽ) với âm dược
Nếu âm hư quá, nên dùng âm dược để bổ âm, lại nên tìm những thuốc trong âm có dương để tiếp dương hoặc gián phục (uống thuốc xen kẽ) thuốc bổ tỳ vị
Điều cốt yếu lớn nhất nên biết rằng: “dương chủ về sinh ra, âm chủ về thu lại”. Thế thì trong cái khoảng điều đình để uống thuốc nên làm cho dương khí được 10 phần mạnh giỏi, rồi mới có thể bổ tiếp cho âm 6, 7 phần (nghĩa là hễ thấy dương đã mạnh thì hãy bổ âm) chứ không vội vàng mau chóng để thu công được, cần phải để lòng suy xét cho tường tận mà tiếp tục uống mãi chứ đừng để gián đoạn, uống đến bao giờ thấy “âm bình dương bí” sẽ thôi
“Âm bình dương bí”: âm huyết thì bình hòa, dương khí thì êm dịu, nghĩa là âm dương cùng kín mịn êm dịu và cân bằng không thiên lệch
***
Phàm những bệnh đã thuộc hư chứng (khí huyết đều suy yếu) mà những bệnh lặt vặt ở ngoài nó nhiều như ong vỡ tổ (như ho, đau đầu, chóng mặt, đau lưng mỏi gối, đau bụng, đau răng… ôi! đủ thứ
Nhưng nhất thiết không tìm tòi quanh quẩn chi ly mà thấy đâu trị đó, chẳng hạn thấy đau đầu thì trị đầu, thấy đau chân thì trị chân vv… Chỉ cần tìm căn bản mà trị, hễ cái cây mà vun gốc được thì nghành lá tốt tươi, hễ cái bệnh gốc mà trị được thì các bệnh ngọn tự nhiên hết
Sách nội kinh rằng: “trị kỳ nhất tắc bách bệnh tiêu, trị kỳ dư tắc đầu tự loạn” (治其一則百病消,治其餘則頭自亂) trị một bệnh gốc thì trăm bệnh khác tiêu, nếu trị những bệnh dư thừa thì đầu mối rối
reng.
Cho nên những chứng hư vừa vừa thì trách cứ vào khí huyết hữu tình ở hậu thiên mà trị; trị những chứng đã hư nhiều thì tìm vào thủy hỏa vô hình ở tiên thiên mà trị
Sách nội kinh rằng: “tiểu bệnh tất do ư khí huyết chi sở thương, đại bệnh tất cầu ư thủy hỏa chi vi hại” (小病必由於氣血之所傷, 大病必求於水火之為害) những bệnh nhỏ hẳn bởi khí huyết làm đau, những bệnh lớn hẳn bởi thủy hỏa làm hại. Như vậy trị bệnh nhỏ mà bỏ khí huyết không trị, trị bệnh lớn mà bỏ thủy hỏa không trị, lại đi tìm những bệnh lặt vặt mà trị. Có khác gì “leo cây tìm cá” thì tìm ra sao được