Thận trọng tránh những sai lầm trong khám chữa bệnh trúng phong

THẬN TRỌNG TRÁNH NHỮNG SAI LẦM TRONG KHÁM CHỮA BỆNH TRÚNG PHONG (1)

Có khá nhiều chứng phong trong Đông y được các thầy thuốc nhiều đời bàn rất rõ, ở đây chỉ tập trung bàn về thận trọng tránh những sai lầm trong khám và chữa bệnh TRÚNG PHONG, những vấn đề khác không bàn tới
than-trong-tranh-nhung-sai-lam-trong-kham-chua-benh-trung-phong 1
Thận trọng tránh những sai lầm trong khám chữa bệnh trúng phong 

1 . HÀM NGHĨA KHÁC NHAU VỀ MỆNH DANH TRÚNG PHONG

Danh từ TRÚNG PHONG thực tế có từ đời Hậu Hán. Từ TRÚNG PHONG mà Trọng Cảnh gọi thực ra gốc từ khí Dương đã nói ở sách Nội Kinh, lấy cái gió nhanh gấp ở đất trời mà gọi là phong, cho nên có nguyên ý nghĩa về định danh

Sách Y Học Toái Kim Lục nói: “Trúng phong có 2 hàm nghĩa khác nhau. Sách Thương Hàn Luận nói bệnh Thái dương phát sốt, sợ gió, mạch Hoãn gọi là TRÚNG PHONG, đó là chứng thương phong trong Thương Hàn Luận gọi là TRÚNG PHONG. Sách Kim Quỹ Yếu Lược nói phong gây bệnh có chứng bán thân bất toại, đó là di chứng sau khi xuất huyết não, so với chứng TRÚNG PHONG bệnh Thái dương của Thương hàn luận, tên thì giống nhau, thực tế lại khác nhau”

Các thầy thuốc lấy chứng – nhân – tiêu – bản để nhận thức chứng TRÚNG PHONG, cho rằng trăm bệnh đều có nhân (nguyên nhân) và có chứng (triệu chứng), nhân là bản (gốc) chứng là tiêu (ngọn)

Cổ nhân bàn về TRÚNG PHONG là nói về chứng. Lưu Hà Gian, Lý Đông Viên, Chu Đan Khê bàn về TRÚNG PHONG là nói về nhân. Vì vậy sách Tạp Bệnh Kỷ Văn nói “Sách xưa kia gọi là trúng phong, tức là sách thuốc đời sau gọi là cảm mạo. Sách đời sau gọi bệnh trúng phong là chỉ về bệnh thiên khô bán thân bất toại tức là tục gọi trúng phong hiện nay

Theo Lương Y Nguyễn Thiên Quyến - Trích dịch trong Trung Y Ngộ Chẩn Ngộ Trị Tích Vi

Bệnh chứng thuốc

Hải thượng lãn ông

Tin tức

Chẩn pháp

Âm dương ngũ hành

Châm cứu

Dưỡng sinh

 

0905 136463

Chào bạn, bạn cần hổ trợ gì