Lộc giác giao my giác giao nhị giả đồng công

Lộc giác giao my giác giao, nhị giả đồng công. Cố giai tinh huyết chi hữu tình, tự vô sơn trạch chi dị dụng
Nhân sâm hoàn, nhục quế hoàn, chúng lực tương tụ. Dĩ cứu bồng cữu chi vô lực, kham vi giả tá chi kỳ công

loc-giac-giao-my-giac-giao-nhi-gia-dong-cong
Lộc giác giao my giác giao nhị giả đồng công - Hình minh họa


Dịch nghĩa

Cao sừng hươu và cao sừng nai, hai thứ này công dụng như nhau, cũng là một thứ sinh huyết hữu tình, chớ câu nệ núi đầm khác tính.
Hoàn nhân sâm với hoàn Nhục quế, các loại dó chung sức góp lại, để giúp đỡ người nghèo nàn thiếu thốn không đủ sức mua, mà có thể cho là sự vay mượn lạ kỳ

Bài giải

Sách nói: Lộc (hươu) tính thuộc dương, ở núi cao rừng rậm, thuộc loại sơn thú. My (nai) tính thuộc âm ở nơi đầm lầy ẩm thấp, thuộc loại trạch thú.
Hàng năm cứ đến tiết “đông chí” có 1 khí dương sinh thì nai thay sừng, đấv là hiện tượng dương sinh âm thoái. Hàng năm cứ đến tiết “hạ chí” có 1 khí âm bắt đầu chớm nẩy thì hươu thay sừng, đấy ỉà hiện tượng âm sinh dương thoái. Vậy my, lộc có công dụng khác nhau về âm dương
Tôi thường dùng những sừng đó đế nấu cao sử dụng thì thấy rằng hươu hay nai công dụng cũng như nhau. Nhìn vào cái công năng tráng dương bổ âm, bù đắp cho tinh tủy, manh gân xương nhuận da dẻ. Nếu người ta uống được nhiều thì sẽ sinh nhiều con trai, đồng thời còn có thể làm cho thân thể nhẹ nhàng khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ. Thực là một loại thuốc rất hay để tuấn bổ cho tinh huyết hữu tình.
Có một điểm đáng quý nữa là khi đã tư bổ được chân âm rồi thì hỏa tự phải rút. Uống nhiều mà không ngại bị xúc phạm vị khí. Bổ ích cho huyết thì tân dịch, tự sinh ra. Uống thường xuyên thì tránh khỏi được chứng khô khát. Nếu sau khi sinh đẻ huyết hư sinh ra phát khát nước, chỉ dùng 1 mình nó để uống thật hay như thần
Cả đến chứng đại nhiệt phát khát không kể là âm hư hay dương hư, hay ngoại tà xâm nhập mà hỏa bốc lên, dùng nó nhai nuốt khỏi cổ thì đã thấy có cảm giác êm ái dễ chịu, tựa như một luồng gió thu mát rượi thổi tới làm cho những khí nóng bức đều tiêu tan.
Còn về mặt chữa các nhọt độc, phá tan bướu cổ tiêu nhọt sưng, làm vỡ mủ lên da non, đó cũng là sở trường cúa nó.
Những người chân âm suy kém gầy đen, có thể sử dụng uống lâu dài.
Những người vì hư hỏa làm thổ huyết, những người có chứng động thai, đau bụng, uống một lần đã thấy công hiệu rất nhanh chóng
Chỉ những người dương khí hư, vị khí hàn, tiết tả lâu ngày thì hãy tạm kiêng không sứ dụng.
Nếu người tỳ thổ hư hàn, không thể chứa đựng dương khí mà hư hỏa động lên, cùng với chứng chân dương khuy tổn, có thể uống xen kẽ không có gì gây trở ngại.
Nếu vị hỏa bốc nóng, tỳ âm suy tổn cho kết hợp nó vào trong bài Tứ quân thì nó lại trở thành loại thuốc bổ tỳ rất cần thiết
Tôi đã sử dụng loại cao này 20 năm nay để cứu giúp cho những trường hợp nguy khốn và đã thu được công hiệu đặc biệt về công dụng của loại thuốc thảo mộc không thể nào sánh kịp. Cho nên tôi đã lập ra các bài ĐỘC LONG ẨM, NHỊ LONG ẨM ở trong tập Hiệu phỏng tân phương đã có ghi ý nghĩa rất rõ.
Nhưng phép chế tạo của cổ nhân sợ ràng chưa được đầy đủ lắm. Ví như phép chế thời cổ có nói: "Cắt từng đoạn, mỗi đoạn hơn một tấc, đựng vào cái sọt, ngâm ở giữa dòng nước chảy 7 ngày". Như vậy thì các chất béo chất nhờn sẽ bị giảm.
Trong sách lại nói rằng: "Bỏ tiết tủy đi” nếu như vậy là đã cắt bỏ mất cái tinh hoa tụ tập ở trong sỉừng, sẽ làm sức cao nó giảm đi
Lại còn nói rằng: những “giải giác” (Những sừng hươu nó thay ra) có độc không nên dùng", Nhưng tôi thường dùng thử đế nấu cao thì nó có nhiều cao hơn là cái sừng còn liền cả xương tủy (toàn tảng). Dùng cao đó dán vào mụn sưng thì rất chóng tiêu.
Còn như người đi ngoài trời nắng khát nước nhiều, thì ngậm một miếng cho tan ra rồi nuốt xuống thì cảm thấy mát mẻ, tân dịch lại sinh ra và không thấy khát nữa.
Nó có những hiệu nghiệm như thế là do chất cao của nó có nhiều thì vị của nó đậm. Nào thũng mau tiêu là sức của nó mạnh. Có thể chỉ được khát thì chắc chắn là do nó có nhiều công sinh âm.
Tất cả mọi trường hợp đều có thể sử dụng được, như vậy thì so với loại sừng tươi cũng không hề kém sút, tại sao lại lỡ bỏ nó.
Vả lại cách nấu cao ngày xưa: khi đang nấu, hễ thấy nước trong nồi cạn đi thì cứ đổ dần dần thêm vào, đun mãi đến khi sừng mềm là được. rồi bỏ sừng ra, gạn lấy chất nước đem cô đặc lại thành cao Như vậy đã có một phần bị lửa làm hao, lại một phần bị bả ngấm, cho nên lấy được ít cao. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm tốt về việc nấu cao nay, xin tường thuật để giúp sau này có kinh nghiệm sử dụng.

PHÉP NẤU CAO BAN LONG
Chọn lấy sừng hươu hoặc naỉ, không kể là sừng tươi (liên tảng) hay sừng rụng (giải giác), loại nào cũng được, nhưng phải chọn những cây sừng nặng chắc mà không nứt nẻ khô mục.
Đem ngâm ở giữa dòng nước chảy độ vài ba ngày đêm, rồi lấy bàn chải sắt chải thật sạch những chất bẩn đóng kết ở các rãnh sừng. Kế đó đem rửa sạch và cưa ra từng khúc độ vài tấc, rồi chẻ ra từng miếng mỏng. Những chất ruột xổp ở trong sừng là chất tinh huyết, cao được nhiều là nhờ ở thứ đó không nên vứt bỏ phí.
Đem thứ sừng đã chẻ đó để vào nồi đổ đầy nước mà nấu. Khi nước cạn lại cho thêm nước nóng. Bên cạnh lò đặt một chiếc nồi nước nhỏ, để luôn luôn có nước nóng pha vào nồi cao. Mỗi ngày đêm múc lấy nước cao một lần và đổ sang một cái thùng chứa, thùng chứa để ở nơi thoáng gió, không nôn đậy vung và phải luôn luôn đun cho nóng, nếu không làm như vậy sẽ bị biến chất, sinh ra tanh hôi. Sau khi đã múc hết nước cao lần thứ nhất rồi lại múc nước nóng (ở nòi nước nhỏ đã chuẩn bị ở cạnh lò) đổ vào nồi cao cho đầy và lại nấu. Quá một ngày đêm nữa lại múc một lần nước cao thứ hai. Nên tùy theo mức lửa mạnh hay yếu, không cần tính số ngày và không nên lấy chất sừng tới lúc mềm là mức, mà cần xem nước nấu đã hết chất nhờn thì thôi. Lúc đó đem dồn cả nước cao đã gạn được từ mấy lần trước cho vào chiếc nồi đất sạch để cô. Cô cho đến khi nào có sủi bọt đỏ thì nhấc ra ngay Đun cách thủy: lấy chảo lớn, bắc lên bếp, đổ đầy nước vào (hay đổ cát tùy ý) bắc nồi cao để vào giữa chảo, mà đun, khi nước chảo sôi, cao trong nồi nóng thì quấy liền tay (nếu không đun cách thủy cao sẽ bị khê, mà những mảng cao bám sát chung quanh miệng nồi sẽ bị cháy hết)
Lúc canh cao, từ khi nồi cao lỏng còn trên bếp lửa cho đến khi đun cách thủy, đều phải lấy đũa lớn mà quấy liền tay, quấy sát đáy nồi, thăm dò có bị khê chăng, vả chăng càng quấy được nhiều thì cao càng trong
Nếu vào mùa đông thì cao cô hơi non một chút, về mùa hè nên cô hơi già một chút. Về mùa lạnh cao tuy hơi non một chút đã được coi là vừa mức. Như vậy đã được nhiều cao, mà lại khỏi làm cho cao bị quá già và hoa cao.
Cảch thăm cao đã vừa mức hay chưa: Dùng chiếc đũa đang quấy cao nhúng lấy một chút cao để thử. Nếu vừa mới ra khỏi lửa đã thấy chút cao trên đầu đũa đóng váng lại, như vậy là vừa được.
Khi cao đã thành rồi, trước hết lấy lá chuối giải lên trên mâm và đổ cao lên trên lá, lấy đũa dàn ra cho đều, đừng để chỗ dày chỗ mỏng.
Đợi khi cao đã đóng săng thì lấy bột sừng (đã nấu) tán nhỏ rây mịn rắc lên và vứt bỏ lá chuối rồi cát thành từng miếng vuông hoặc tròn độ chừng 1 lạng.
Trước hết hãy hong ở chỗ thoáng gió, rồi sau đem phơi ở chỗ nắng nhạt. Khi cao đã khô săn thì sẽ phơi ở chỗ nắng to cho khô cứng là vừa mức. Đoạn rồi xếp vào thùng kín, sẽ báo đảm không bị mềm, bị chảy.
Hoặc có người nói: Nấu cao phải cho thêm các loại Đương quy, Kỷ tử, Nhân sâm thì mới đúng là cao Ban long. Đó là vì họ không biết, trong sách dậy rằng: "Lộc 60 năm thì xuống sừng, gọi là quỳnh lộc, thuần dương là long. Nên gọi là Ban long". Tôi thường chỉ nấu đơn thuần cao sừng, rồi sẽ tùy theo chứng trạng của từng bệnh nhân để kết hợp thuốc thích đáng. Bởi vì thứ cao này tuy căn bản là thuốc bổ âm, lại có thể bổ dương, không nên nấu lẫn với các thứ khác dễ làm cho cao mau mốc mọt.
Phương pháp nấu cao ở thời cổ thường đun bằng củi dâu thì tốt. Riêng tôi nghĩ rằng khi nấu cao mà đun bằng củi dâu thì sức lửa yếu không đủ để sôi đều cho nhừ gạc. Chỉ nên dùng củi dâu trong lúc canh cao và lúc đun cách thủy

*****

Nhân sâm là thứ thuốc đại bổ nguyên khí. Nhục quế là loại đại bổ chân hỏa. Trong các phương thuốc thường trọng dụng các vị đó. Thực là một thứ thuốc hồi sinh bồi đáp hư tổn rất quý. Song hai thứ đó là loại thuốc quý báu trong hàng ngũ thào mộc. Người thầy thuốc giữ trách nhiệm bảo vệ tính mệnh cho bệnh nhân, lấy việc cứu sống người làm phận sự của mỉnh
Nếu gặp phải gia đình nghèo khó, khi yêu cầu cần thiết phải dùng Sâm, Quế, nhưng không đủ sức lo thỉ biết lấy gì để chạy chữa. Chẳng lẽ lại nỡ lòng ngồi khoanh tay chờ chết hay sao! Vì vậy tôi hết lòng lo lắng, nghĩ ra được một phương hay: đem chế hai vị đó, làm cho sức thuốc tập trung trở nên có sức mạnh, để cứu giúp cho người nghèo túng, thường thường thu được công hiệu tốt. Tuy nó chi là những cái tên mượn thôi, nhưng với tấm lòng vì người, với ý nghĩ vẹn tròn, tôi cũng không phải thẹn với việc làm của mình.

PHÉP CHẾ NHÂN SÂM HOÀN
Ở nước ta “sâm Bổ Chính” là loại tốt nhất, sâm Thanh Hóa kém hơn một mức. Lấy độ 1 - 2 cân, hoặc 4 - 5 cân, càng nhiều càng tốt. Đem thái ra từng miếng, rồi cho vào nồi đất đổ đầy nước, đun cho cạn quá nửa thì gạn lấy nước đầu, để bã lại, rồi lại cho đầy nước và đun gạn như trước. Lấy tới nước thứ hai, nước thứ ba, bao giờ hết mùi Sâm thì lọc bỏ bã đem cả 3 nước gạn lọc cho trong, cho vào nồi đất để cô đặc. Bao giờ thấy bọt sủi lên có màu hồng thì sẽ nhắc ra ngay. Sau đó lại dồn vào cái bát lớn để cô cách thủy, thành keo đặc là vừa rồi đem đổ khay có lót lá chuối, phơi cho vừa dẻo, lấy chầy giã nện làm hoàn (nhỏ to tùy ý), cất dành trong lọ đậy kín để dùng.
Cách sử dụng:
cho vào thuốc thang, khi sắc thuốc đã xong, cho cao sâm vào thuốc nước ấy đun sôi lên mà uống
cho vào thuốc hoàn thì lấy sâm cao cho chút nước lã vào đun sôi lên cho chảy ra trộn với mật mà luyện

PHÉP CHẾ NHỤC QUẾ HOÀN
Dùng Quế chi, hoặc Bạc quế, hay Quan quế đều được, miễn là quế ấy có thịt, đem gọt hết vỏ ngoài, lấy ruột quế đem tán nhỏ mịn. Tùy theo số lượng quế đã tán rồi lấy một số lượng Ngũ vị Ngưu tất tương đương, đem nấu cô đặc rồi tẩm bột quế rồi phơi khô, lại tẩm lại phơi chừng 2 -3 lần. Sau đó lại đem tán cho nhỏ và lấy mật ong trộn làm hoàn, bọc vài lần giấy đem sấy lửa, để trên cao mà sấy, khi khô thật đựng trong hộp kín dùng
Sở dĩ dùng Ngũ vị, Ngưu tất là mục đích làm cho nó có tính chất liễm giáng, để phòng cái tính hoành hành cay bốc của quế. Dùng vị ngọt của mật ong với tác dụng để giúp cho sức ôn bổ của quế.
Cách dùng: 
Cho vào thuốc thang hoặc mài hòa vào thuốc đã sắc mà uống. Nếu cho vào thuốc hoàn thì khi tán cùng bỏ vào mà tán

Châu Ngọc Cách Ngôn - Hạ Thiên 12

Bệnh chứng thuốc

Hải thượng lãn ông

Tin tức

Chẩn pháp

Âm dương ngũ hành

Châm cứu

Dưỡng sinh

 

0905 136463

Chào bạn, bạn cần hổ trợ gì