Vô dương tắc âm vô dĩ sinh, huyết dược đa, khí dược thiểu, phương vi khí dược hữu sinh huyết chi công, thảng thiên ư cương táo, đồ tổn chân âm
Vô âm tắc dương vô dĩ hóa, khí dược đa, huyết dược thiểu, thùy vị huyết dược vô ích khí chi lý, nhược trọng vu âm nhu, khủng thương vị khí
Vô dương tắc âm vô dĩ sinh - Hình minh họa |
Dịch nghĩa
Không có dương thì âm không thể nào sinh,cho nên trong huyết dược dù nhiều, cũng phải có ít khí dược, mới đúng là khí dược có công sinh huyết. Nếu thiên về cương táo (khí dược nhiều) chỉ làm hao tổn chân âm
Không có âm thì dương không thể nào hóa, cho nên trong khí dược dù nhiều cũng phải có ít huyết dược, mới là huyết dược có cái lý để ích khí. Nếu nặng về mặt âm nhu (huyết dược nhiều) sợ có hại cho vị khí
Bài giải
Người xưa nói" "khí dược có cái công sinh được huyết, chứ huyết dược không có cái lý nào sinh được khí "
Thế tức là không có dương thì âm không thể sinh được là đúng, nhưng bảo rằng: “không có âm thì dương không thế nào hóa được” là không đúng.
Bởi vì theo nguyên lý âm dương thì dương gốc ở âm, âm gốc ở dương, âm dương đắp đổi nhau để vận dụng
Ví dụ:
Trong thủy mà không có hỏa thì thủy ấy đóng thành băng, lấy gì mà thấm nhuần vạn vật
Trong hỏa mà không có thủy thì hỏa ấy cháy thành tro, lấy gì mà soi rọi vạn vật
CẢNH NHẠC nói: "Khí dược phải nhờ có huyết dược mới hay bồ huyết. Huyết dược phải nhờ có khí dược thì mới hay bổ khí"
(Nghĩa là Khí dược như TỨ QUÂN không thể bổ huyết, phải có chút huyết dược làm tá thì mới bổ huyết. Huyết dược như TỨ VẬT không thể bổ khí, phải có chút khí dược là tá thì mới bổ khí) câu nói này thực là chí lý
Theo ý tôi nhận xét, những chứng khí huyết đều hư thì mới sử dụng kết hợp. Nhưng nếu riêng về huyết hư, thì nên tìm những khí dược mà trong dương có âm, cũng hay bổ huyết. Riêng về khí hư thì nên tìm những huyết dược mà trong âm có dương, cũng hay bổ khí. Có như thế thì lập công mới ổn
Nếu không nghĩ đến điều ấy thì:
Khí bệnh mà dùng toàn khí dược sẽ háo chân âm
Huyết bệnh mà dùng toàn huyết dược sẽ tổn thương vị khí. Há không phải là nhầm lỗi sao
Châu Ngọc Cách Ngôn – Thượng Thiên 17