Điều nan bổ chi lao

Điều nan bổ chi lao, cánh hữu nan trung chi tối nan, mạc nhược đường tiết nhi giảm thực
Trị cửu hư chi chứng, vật kỳ nhiệt thanh ư tận nhiệt, tu bằng vị khí dĩ tư âm
dieu-nan-bo-chi-lao
Điều nan bổ chi lao - Hình minh họa
Dịch nghĩa
Điều trị bệnh “lao” rất khó cho bổ, mà trong cái khó lại còn cái rất khó là, nếu đại tiện đường tiết mà kém ăn

Trị bệnh “cửu nhiệt” bệnh nóng lâu ngày chớ có thanh nhiệt cho thật hết nhiệt, nên căn cứ vào “vị khí” để mà tư âm

Bài giải
"Một gáo nước không thể cứu được một ngọn lửa cháy cả một xe củi". Câu này nghĩa là lửa nhiều nước ít cứu chữa làm sao? Mà sự tìm nước lại rất khó

Như vậy với cái thuyết “âm thủy nan cầu” nghĩa là tìm nước âm thủy để cứu chữa dương hỏa rất khó là đúng nghĩa , cho nên cổ nhân lấy việc trị bệnh “dương lao” mà lại thuộc “âm hư” là rất khó
Bởi “lao” là một bệnh do tinh huyết khô kiệt (tinh huyết là âm thủy) mà phát ra

Phép trị cũng không ngoài việc đại bổ cho 2 cái tinh và huyết ấy mà thôi

Nếu bệnh “lao” đã thấy rõ những chứng: nóng âm thấu tới xương, buồn phiền khát nước, đại tiện táo kết, đó là “dương lao thực nhiệt” thì cứ chuyên dùng những chất thuốc trọng trọc thuần âm như sinh địa, thục địa …những phương tư bổ nhuận hoạt như sâm, mạch, tri, bá…nhất nhất cứ cứu lấy chân âm

Khác nào như làm mát dịu cái khí nắng nóng đầu rát mặt của mùa thu, hay như cứu chữa cái thế cháy ruộng đốt rừng của mùa hạ. Trị bệnh “dương lao” ngoài cách ấy không còn cách nào!

Nhưng lại có cái rất khó ở trong cái khó: chẳng hạn như ngoài thì da nóng như bỏng, người thì thoát mất nhiều thịt, tinh thần u tối, thế là nhiệt, mà trong chẳng muốn ăn uống gì lại ỉa chảy, thế là hàn

Trong cái lúc ngoại nhiệt nội hàn ấy:

Nếu muốn cho uống những thuốc ôn táo để cứu nguyên dương để cầm ỉa thì tỳ lại tiêu hao không chịu nổi

Nếu muốn cho uống những thuốc thuần âm để lấy lại tinh huyết mà trị nóng thì tỳ lại nê trệ không dám dùng

Dù cho bậc tài trí cũng rất là lúng túng. Vì sợ chứng nhiệt nên không quả quyết, nghỉ tới hàn thì lại ngập ngừng. Thế là đành chịu bó tay chờ đợi

Ta (tác giả) đã từng điều trị qua những căn bệnh hiểm sâu ấy, nên mới chế ra hai bài thuốc: BỔ DƯƠNG TIẾP ÂMBỔ ÂM TIẾP DƯƠNG để trị

Tuy khó có thể xoay được cái cơ của tạo hóa, nhưng trong cái sở đoản mà tìm cái sở trường thì không thể còn cách nào hơn

*** 

Chứng phát nhiệt nguyên nhân là gốc bởi “hỏa” mà “hỏa tức là khí, khí tức là hỏa”. Nếu trị cái nóng thì phải trừ cái hỏa. Vậy trừ cái hỏa tức là trừ cái khí. Mà trừ cái khí thì phải chết, con người trong một phút mà không có khí thì phải chết, cũng như con cá trong một phút mà không có nước thì cũng phải chết. Như vậy, khí có thể cho tuyệt, hỏa có thể cho trừ hết chăng

Phàm trị bệnh “cửu nhiệt” phát nóng lâu ngày thì chân âm bị nung nấu làm cho cái thủy vô hình (thận thủy) thiếu hụt. Thận thủy thiếu hụt thì tân dịch hết, tinh huyết hao mòn đi. Không nên phải đợi đến lúc mặt xạm, lưỡi đen, xương nóng, người gầy rạc, rồi mới nhận ra là chứng bệnh “âm hư” (như vậy những người bị nóng lâu ngày thuộc âm hư

Tôi trị những chứng bệnh này, chẳng biết đã bao phen phải lo nghĩ, phải cặn kẽ mới chu toàn được một “hoạt pháp” (phương pháp cứu sống người). Thật là một bí quyết chẳng ai dạy, chẳng ai truyền cho

Bởi vì âm huyết đã bị suy thì dương khí cũng hư, chứ không thể lẻ loi mà vượng được. Dương khí đã hư thì vị khí nhược. Cho nên trị bệnh nóng lâu làm âm huyết suy phải lưu ý vào “vị khí” trước, để cho vị khí hồi phục thì dương vượng mà âm không suy nữa

Còn như bệnh ấy mà ăn uống chưa đến nổi kém, đại tiện còn điều hòa, thì nên tập trung vào tư âm để thoái nhiệt

Nếu bệnh nhiệt mà không thanh thì ngũ dịch (mồ hôi, nước giải, nước mũi, nước bọt, nước mắt) khô cạn mà âm bại, âm bại thì dương cũng vong

Nếu không ăn được, lại ỉa chảy mà cái thế bệnh nóng lại đốt cháy tăng lên 10 phần, nên dùng những loại âm dược như thục, sinh, mạch, ban long, đan sâm, nhủ phấn hay là uống nguyên bài LỤC VỊ để cứu

Nếu cái thế nóng đã giảm nhẹ được 4-5 phần thì phải chuyển sang dùng những loại dương dược như Nhân sâm, Bạch truật, Bào khương, Chích thảo để tiếp bổ cho vị khí

Khi thấy vị khí đã hơi vượng, ăn uống đã hơi tiến mà nóng vẫn không giảm thì lại đổi sang âm dược 1, 2 thang để thoái nhiệt

Nếu uống âm dược 1, 2 thang lại thấy hiện tượng lạnh bụng kém ăn thì lại đổi sang dùng dương dược để bổ tỳ vị

Như thế là lấy 2 việc thoái nhiệt và tiến thực mà đối đãi rồi phân ra dương dược và âm dược thay phiên nhau liên tiếp để điều chỉnh

Nói chung phép cốt yếu để trị bệnh nhiệt này là phải làm sao cho dương thắng âm. Vì có dương thì âm mới sinh vật, nếu không có dương thì âm không có tài sinh vật

Nghĩa là dù có chuyên cho thanh nhiệt thì nhất thiết chớ trị nhiệt cho đến hết, cho da thịt đến mát mới là vừa lòng, cần phải lưu lại mấy phần nhiệt độ. Bởi vì “hỏa” là một vật báu rất quan trọng trong thân thể con người ta. Hỏa tức là nhiệt mà thường ngày ta phải dùng

Nếu thương âm thì còn có kế sách để thong thả kéo âm lại, chứ nếu thương dương thì cái thế nó như đứt dây, còn kéo lại mà nối được sao

Trị bệnh “cửu nhiệt” này kẻ Y giả người thầy thuốc chớ nghĩ thu công được mau chóng là tài giỏi, mà kẻ bệnh giả cũng chớ thấy chậm khỏi mà chán ngán nghi ngờ. Nghĩa là 2 bên cũng phải kiên trì mới có thể giữ được vẹn toàn


Theo Châu Ngọc Cách Ngôn – Thượng Thiên 19

Bệnh chứng thuốc

Hải thượng lãn ông

Tin tức

Chẩn pháp

Âm dương ngũ hành

Châm cứu

Dưỡng sinh

 

0905 136463

Chào bạn, bạn cần hổ trợ gì