Nhân sâm chất nhuận, cố năng tư huyết phận chi thần công

Nhân sâm chất nhuận, cố năng tư huyết phận chi thần công, hà hoặc hồ âm dương chi đại số
Hoàng cầm tính lương, khả dĩ bổ vị gia chi táo dịch, vật dĩ vi hàn lương nhi tiểu hiềm

Nhan-sam-chat-nhuan-co-nang-tu-huyet-phan-chi-than-cong
Nhân sâm chất nhuận, cố năng tư huyết phận chi thần công- Hình minh họa

Dịch nghĩa:
Nhân sâm tuy là khí dược, nhưng vốn có chất nhuận, nhuận cho nên hay tư bổ chân huyết rất công hiệu, mà sao còn nghi hoặc là có liên hệ đại số của âm dương
Hoàng câm bẩm khí thanh lương, nhưng có thể bổ cho anh VỊ lúc bị khô ráo, thì đừng bảo nó là hàn dược mà có chút e dè

Bài giải:
“Không có dương thì âm không thể sinh”. Lại nói: “Dương có sinh thì âm mới lớn”. Nghĩa là dương sinh âm, âm trường dương, âm dương phải nương tựa vào nhau. Nếu độc dương thì bất sinh, độc âm thì bất trưởng. Đó mới là căn cứ vào đại số của âm dương, còn đây là NHÂN SÂM chất nhuận bổ huyết thì có hệ gì đến âm dương

Nói rằng NHÂN SÂM là khí dược, mà có chất nhuận, nên hay bổ huyết. Người chưa xét kỹ bèn bảo rằng: Khí dược mà có công bổ huyết là căn cứ vào “ cái bệnh huyết thoát dùng ĐỘC SÂM THANG, bổ khí để sinh huyểt làm chứng minh. Mới nghe ra có vẻ rất uyên thâm sâu sắc không thể nào chổi cãi được. Nhưng nếu suy cho kỹ thì thực là chưa đủ 

Bởi vì nếu bảo rằng: Thuốc bổ khí có công sinh huyểt. Vậy thì sao lại nói: "cái bệnh động khí ở vùng rốn là bởi huyết khô phải dùng huyết dược, cấm dụng SÂM TRUẬT là khí dược, nếu dụng sát nhân (đã nói ở châu ngọc cách ngôn thượng thiên 4 ) Như vậy thì khí dược có giúp ích co âm huyết chút mà đâu

Vả chăng: khi người mắc bệnh “huyết” thoát, thì cái “khí” chỉ còn một chút mỏng manh, phải cấp thời giữ nó lại, thì tại sao? Lúc cấp thời đó chỉ dùng SÂM mà không dùng TRUẬT, PHỤ. TRUẬT PHỤ không phải là một đại lực để đuổi bắt cái nguyên dương đã bị thất tán ấy trở lại sao? Bởi không biết NHÂN SÂM tuy là khí dược, nhưng nhờ nó có chất nhuận, có chất ngọt thì nó có phần âm dược. Còn BẠCH TRUẬT thì cương táo làm tổn thương âm huyết, không dám dùng; PHỤ TỬ là thuốc thuần dương cũng không dám dùng vào cái lúc chân âm đã bại rồi, nếu dùng PHỤ TỬ để bổ dương thì dương cũng theo âm mà bại luôn. PHỤ TỬ tính nó mạnh bạo tẩu tán làm sao có thể yên tĩnh mà nuôi dưỡng được “chân âm, chân huyết” đang tàn tạ sắp tắt được

Lại như trong bài BỔ TRUNG ÍCH KHÍ lấy HOÀNG KỲ làm quân trong việc ích khí, rồi cũng bảo rằng “KỲ là khí dược có nhiều công sinh huyết hay bổ huyết chăng? Không phải, KỲ tuy là khí dược, tuy cũng có chất mịn màng, mền dẻo, nhưng kỳ chỉ bổ phế khí không bổ huyết đâu (tuy nhiên nếu dùng ĐỘC KỲ như ĐỘC SÂM thì KỲ không bổ huyết, nhưng dùng KỲ trong bài BỔ TRUNG thì KỲ cũng góp phần sinh huyết)

Nói chung về khí vị tính chất của thuốc. Đại khái những vị thuốc nào nó có nặng về phần khí thì nó bổ dương; nặng về phần vị thì nó bổ âm ( chỉ vào sâm), khí nhiều vị ít thì nó bổ dương trong dương; vị hậu khí bạc thì bổ âm ở trong âm; khí và vị cùng thuần thì bổ cả âm và dương

Người đọc sách nên phải suy cho được cái lý ở trong sách, đâu có thể gượng gạo vịn vào cái lý đại số của âm dương mà cho rằng “khí dược đều có công sinh huyết”


Hoàng cầm tính nó vốn hàn lương là loại thuốc khắc phạt. Tại sao mà bảo là bổ VỊ (dạ dày) được? Bởi vì tính của VỊ cản bản sợ nóng ráo mà thích mát, cho nên hễ thấy chứng VỊ hỏa bốc lên (vị dương cang thịnh), gây ra chứng vị khẩu ráo khô (miệng lưỡi cổ họng khô) thì có thể lấy Hoàng cầm để bổ VỊ được. (Tuy nhiên khi dùng HOÀNG CẦM phải tùy chứng bệnh hàn nhiệt, hoặc để dùng sống hoặc tẩm rượu, tẩm đồng tiện sao vàng dùng)

Sao chẳng xem bài BỔ TRUNG ÍCH KHÍ, khi gia thêm các Hoàng cầm, Thương truật, Ích trí thì gọi là bài SÂM TRUẬT ÍCH VỊ THANG. Khi gia thêm 2 vị Hoàng cầm, Thần khúc thì gọi là ÍCH VỊ THĂNG DƯƠNG THANG

Hai bài thuốc ấy đều dùng HOÀNG CẦM để ích VỊ, thì thà rằng cứ bội BẠCH TRUẬT vi quân cũng là an TỲ rồi, hà tất phải gia HOÀNG CẦM. Bởi vì: nếu dùng BẠCH TRUẬT để bổ TỲ dương thì VỊ hỏa càng nóng thêm, cho nên phải dùng HOÀNG CẦM để thanh VỊ hỏa mà bổ TỲ âm, thì mới lưỡng đắc

Như vậy cái thâm ý dùng HOÀNG CẦM để bổ VỊ tự mình có thể suy nghĩ mà biết được. Biết rằng HOÀNG CẦM để thanh VỊ hỏa mà bổ TỲ âm, mặc dù HOÀNG CẦM có sao chín đi, nó cũng còn bản chất hàn làm chậm sự tiêu hóa, nhưng chỉ chậm tiêu trong đôi lúc thôi, chứ khi âm dương đã thuận hòa rồi thì lại tiêu hóa bình thường. Lại nên nhớ rằng dùng HOÀNG CẦM để bổ TỲ ÂM là vào cái lúc VỊ HỎA nóng ráo mới dùng. Nếu tỳ vị hư hàn chớ có dùng

Dương Anh Khải. Theo Châu Ngọc Cách Ngôn - Thượng Thiên 5

Bệnh chứng thuốc

Hải thượng lãn ông

Tin tức

Chẩn pháp

Âm dương ngũ hành

Châm cứu

Dưỡng sinh

 

0905 136463

Chào bạn, bạn cần hổ trợ gì