Cỏ mực

CỎ MỰC

Tên khác: Hạn liên thảo, mạy mỏ lắc nà (Tày)

Tên khoa học: Eclipta prostrata (L.) L.

Họ: Cúc (Asteraceae)

co-muc

Cỏ mực
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất

Tính vị quy kinh: vị ngọt, chua tính lương vào hai kinh can và thận.

Công năng, chủ trị: Lương huyết, chỉ huyết, bổ can thận, chữa các chứng huyết nhiệt, ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, chảy máu dưới da, băng huyết, rong huyết, râu tóc sớm bạc, răng lợi sưng đau.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 12 - 20g (khô), sắc uống; 30 - 50g (tươi), giã vắt lấy nước uống, bã đắp vết thương. Có thể dùng phối hợp với các cây thuốc khác chữa chứng xuất huyết.

co-muc

Vị thuốc Cỏ mực 
Lưu ý khi sử dụng: Không dùng cho người có tỳ vị hư hàn, ỉa chảy, phân sống.

Đơn thuốc có cỏ mực:
Toa thuốc căn bản (Viện Y học dân tộc cổ truyền Việt Nam): Giải độc, bồi dưỡng cơ thể. Chữa các chứng bệnh người lớn, trẻ em bốn mùa cảm mạo, nóng sốt, nhức đầu, ho hen, ăn không tiêu, gan yếu, táo bón, máu kém lưu thông: Rễ cỏ tranh 8g, Ké đầu ngựa 8g, Lá mơ tam thể 8g, Gừng sống 2g, Rau má 8g, Củ sả 2g, Cỏ nhọ nồi 8g, Vỏ quít 4g, Cỏ màn trầu 8g, Cam thảo nam 8g.

co-muc

Vị thuốc ké đầu ngựa
Chữa đái ra máu: Cỏ nhọ nồi 30g, Cả cây mã đề 30g. Cả 2 thứ còn tươi rửa sạch, giã, ép lấy nước uống (say máy sinh tố), chữa cảm sốt nóng, ho, viêm họng.

Chữa phụ nữ chảy máu tử cung: Cỏ nhọ nồi 20g, Lá trắc bá 20g. Sắc uống.

Dùng ngoài da: Cỏ nhọ nồi tươi rửa sạch, giã (xay) ép lấy nước (nếu khô thì tán bột), bảo đảm vệ sinh vô trùng: đắp lên vết thương chảy máu do chấn thương.Thợ nề dùng cỏ nhọ nồi tươi xoa xát lên chân tay tránh tác hại của vôi ăn da.


NHÀ THUỐC TÂN THÀNH ĐƯỜNG 
👨 Lương y Dương Anh Khải.
📍 175 Lý Tự Trọng, Thị trấn Diên Khánh, Khánh Hòa.
☎️ 0905136463 - 0966708997

Bệnh chứng thuốc

Hải thượng lãn ông

Tin tức

Chẩn pháp

Âm dương ngũ hành

Châm cứu

Dưỡng sinh

 

0905 136463

Chào bạn, bạn cần hổ trợ gì